Khi bức xạ UV-N và các bức xạ mặt trời khác chiếu vào thực vật cây cỏ, tại sao nó không gây ra tổn thương gen tới DNA của thực vật?
Đúng là cây có thể có khối u. Như một số người đã cmt ở đây, cây có nhiều yếu tố giúp chống lại tổn thương.
Lá trên cây có thể rụng đi, lớp ngoài của vỏ cây thường là phần vật chất đã chết có tác dụng bảo vệ phần trong.
Điều quan trọng là hầu hết thực vật không có vòng tuần hoàn tế bào như động vật, nên chúng không thể bị thứ gọi là ung thư di căn. Và nếu cây nhiễm bệnh thì cũng không có bộ phận nào quan trọng đến mức khiến cả cây chết.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân khi gây ra khối u trên cây, nhưng nhìn chung thì chúng không có lây lan đến mức làm chết cả cây được.
Bổ sung thêm là vỏ và lá cây, vốn chịu tác động UV nhiều nhất thì không tồn tại đến hơn 70 năm như một số bộ phận cơ thể người, mà chừng đó chưa đủ thời gian để tích luỹ tổn thương di truyền và gây nên ung thư.
Cảm ơn, kiến thức bổ ích này đã được tiếp thu.
Nầy, ông mà muốn xem cây bị cháy nắng trông như nào, thì thử để cây vào trong nhà dưới mấy cái ánh sáng nhân tạo ấy. Rồi bê ra bỏ ngoài sân cho mặt trời chiếu vào là sẽ biết được lá cây nó có cháy nắng không. Thông thường thì cây cối sẽ có được lớp áo bảo vệ chúng khỏi cháy, nhưng mà cũng phải dần dần thì nó mới hình thành chứ không 1 phát là có ngay đâu.
Chưa ai nói về enzyme Photolyase nhỉ, đây là 1 enzyme giúp sửa chữa tác động của tia UV. Động vật có vú không có Photolyase hoạt động để sửa chữa dimer pyrimidine (dạng tổn thương phổ biến nhất do tia UV gây ra), trong khi nhiều loài thực vật, nấm và vi khuẩn lại có Photolyase. Động vật có vú thay vào đó phụ thuộc vào quá trình cắt bỏ nucleotide (loại bỏ một đoạn DNA và viết lại nó). Khả năng sửa chữa tổn thương hiệu quả hơn nghĩa là ít khả năng bị ung thư hơn.