Tại sao Nhật Bản đông dân thế?

Theo như Wikipedia thì Nhật Bản – một quốc gia chủ yếu là núi non và chỉ rộng bằng 70% lãnh thổ Pháp (quốc gia nằm ở một trong những vùng màu mỡ nhất của châu Âu) – lại có dân số cao hơn Pháp khoảng 25% từ thời tiền công nghiệp. Ngay cả ngày nay, Nhật Bản vẫn gần gấp đôi dân số của Pháp. Tại sao lại như vậy? Có điều gì đặc biệt về Nhật Bản (hoặc Pháp) giải thích điều này không?


Nói chung, Nhật Bản có lợi thế là một quốc đảo mà dù chủ yếu là núi non, nhưng cũng có các vùng đồng bằng màu mỡ (ví dụ như đồng bằng Kanto, đồng bằng Nobi và đồng bằng Osaka). Do nằm tách biệt khỏi lúc địa lục địa Á Châu, Nhật Bản tránh được những cuộc chiến tranh lớn. Trong hai nghìn năm qua, chỉ có hai cuộc xâm lược vào Nhật Bản là của người Mông Cổ (năm 1274 và 1281) và Hoa Kỳ trong Thế Chiến II (1944-45). Như mọi nơi khác trên thế giới, Nhật Bản cũng trải qua nội chiến và nạn đói, nhưng vị trí địa lý tách biệt của Nhật Bản một lợi thế lịch sử lớn
Tuy nhiên, câu hỏi của bạn cụ thể liên quan đến dân số của Nhật Bản vào khoảng năm 1700, vì vậy hãy để tôi giải thích chi tiết hơn. Chiến thắng của Tokugawa Ieyasu tại trận Sekigahara năm 1600 và cuộc bao vây lâu đài Osaka năm 1615 đã kết thúc thời kỳ được gọi là “Sengoku Jidai” (thời kỳ Chiến Quốc), một thời kỳ kéo dài từ giữa thế kỷ 15 (tức là khoảng 150 năm) đã chứng kiến sự suy yếu (và cuối cùng sụp đổ) của chính quyền trung ương trước đó của Nhật Bản (chính quyền Mạc phủ Ashikaga, có thể coi như là một chế độ độc tài quân sự). Thời kỳ, Nhật Bản bị chia rẽ và cát cứ bởi hàng chục gia tộc, mà mỗi bên đều tranh giành các mức độ độc lập hoặc quyền lực cao hơn.
Như bạn có thể hình dung, chiến tranh liên miên đã làm suy giảm dân số của Nhật Bản do nông dân bị huy động để đi đánh nhau, mùa màng bị phá hoại, cùng với thương vong do chiến tranh gây ra. Kể cả sau khi Nhật Bản thống nhất vào cuối thế kỷ 16, xung đột cũng chưa chấm dứt, mà nó chuyển từ nội chiến sang chiến tranh với nước ngoài qua cuộc xâm lược Triều Tiên của Toyotomi từ 1592-98, đã dẫn đến hơn 100.000 người Nhật thiệt mạng (chưa kể đến thiệt hại của Triều Tiên), một con số đáng kể cho thời điểm đó.
Khi Mạc phủ Tokugawa lên nắm quyền, Nhật Bản đã chịu nhiều tổn thất do xung đột liên miên, và do đó, ổn định đất nước trở thành ưu tiên số 1 của chính quyền. Bởi thế nên Mạc phủ Tokugawa từ khi thành lập ngay sau trận Sekigahara vào năm 1603 đến khi bị bãi bỏ vào năm 1868 trong cuộc Minh Trị Duy tân, đã gần như hoàn toàn đóng cửa với thế giới bên ngoài. 250 năm này cũng là 1 giai đoạn yên bình không có chiến tranh hay bất kì cuộc nổi loạn lớn nào.
Thời kì này, kỹ thuật luân canh cây trồng bắt đầu được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là lúa. Trước đây, lúa chỉ là thực phẩm chính của giới thượng lưu (ví dụ, một sắc lệnh vào năm 1649 của Mạc phủ Tokugawa đã buộc nông dân không được phép cho gia đình mình ăn lúa vào mùa thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ tiêu thụ), lúa dần trở nên dễ tiếp cận hơn đối với mọi tầng lớp xã hội và vào cuối thế kỷ 18, hầu hết các tầng lớp đều đã coi lúa là một phần quan trọng trong khẩu phần ăn uống của họ. Đến năm 1670, việc nông dân được phép nộp thuế bằng tiền mặt thay vì lúa (đây vốn một phương thức phổ biến trong nhiều thế kỷ trước – phần lớn giá trị tài sản của Nhật Bản thời xưa được định giá dựa trên đơn vị koku, một đơn vị đo lường dựa trên lúa) đã được chấp nhận (mặc dù chỉ hoàn toàn phổ biến 1 thế kỷ sau đấy), do nền kinh tế thị trường và hàng hóa phát triển mạnh mẽ.
Hiện tượng này phát triển mạnh đến mức xuất hiện 1 căn bệnh mới trung tâm đô thị: Kakke hay còn gọi là Edo Wazurai (nghĩa đen là bệnh của Edo, do nó thường xảy ra ở EdoTokyo). Kakke là kết quả của sự thiếu hụt vitamin B xảy ra do việc loại bỏ cám để tạo ra hạt gạo trắng, mịn, minh chứng cho khối lượng lớn lúa được tiêu thụ tại các trung tâm đô thị phát triển nhanh chóng của đất nước.
Tuy nhiên, lúa không phải là loại cây trồng duy nhất mang lại tăng trưởng dân số của Nhật Bản. Khoai lang, du nhập vào Nhật Bản năm 1605 cùng với khoai tây, cũng trở thành loại cây trồng phổ biến, đặc biệt ở phía tây đất nước, và giúp đa dạng hóa cây trồng, ngoài ngũ cốc, hạt và lúa truyền thống. Sự đa dạng này giảm thiểu thiệt hại khi các loại cây trông truyền thống mất mùa, giúp cho nhiều nạn đói thời kỳ Tokugawa, như nạn đói năm 1732 ở Kyushu, tương đối nhẹ nhàng. Khoai lang còn có lợi ích khác là có thể được trồng ở các khu vực đồi núi, nghĩa là chúng hầu như không cạnh tranh với lúa về việc tưới tiêu và đất đai.
Sự thịnh vượng của Nhật Bản được thể hiện rõ qua sự đô thị hóa mạnh mẽ bắt đầu từ cuối thế kỷ 17, với 3 trong số 10 thành phố lớn nhất thế giới (Edo, Osaka và Kyoto) đều tọa lạc tại Nhật Bản. Đô thị hóa chỉ có thể xảy ra khi có dư thừa lương thực và khả năng vận chuyển các mặt hàng thực phẩm này.
Sự dư thừa này cũng có nghĩa là khi nạn đói xảy ra, đã có sẵn nguồn dự trữ, dự phòng để có thể giảm nhẹ hậu quả. Ba trận đói lớn xảy ra ở Nhật Bản trong thế kỷ 17 và 18 là: nạn đói Kan’ei từ 1640-1643 (50.000-100.000 người chết), nạn đói Kyoho (đã đề cập ở trên) từ 1732-1733 (12.000-169.000 người chết) và Đại nạn đói Tenmei từ 1782-1788, trận đói lớn nhất thời kỳ Tokugawa (100.000-920.000 người chết). Tổng cộng các nạn đói đã gây ra tổng cộng từ 160.000 đến 1,2 triệu cái chết. Con số này nghe có vẻ lớn, nhưng không đáng kể lắm so với các nạn đói đương thời khác, như nạn đói ở Pháp (1693-1694, 1,3-1,5 triệu người chết / 1709-1710, khoảng 600.000 người chết), Ireland (1741-1742, khoảng 300.000-480.000 người chết) hay Nga (1601-1603, khoảng 2 triệu người chết).
Tóm lại, sự bùng nổ dân số ở Nhật Bản trong giai đoạn này chủ yếu nhờ vào sự hòa bình và thịnh vượng, giúp mở rộng đất canh tác và đa dạng hóa cây trồng. Mặc dù đã gặp khó khăn vào thế kỷ 19, đây là một phần lý do tại sao Nhật Bản vẫn là một quốc gia có mật độ dân số tương đối dày đặc.
Thông tin này chủ yếu dựa trên Tập 4 (Nhật Bản thời kỳ đầu hiện đại) trong cuốn Lịch sử Nhật Bản của NXB Cambridge, xuất bản năm 2006.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *