Làm thế nào mà Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế trong một khoảng thời gian siêu ngắn như vậy?????

Để trả lời ngắn gọn thì: sau Chiến tranh Triều Tiên, tổng thống bấy giờ là Park Chung-hee (được Mỹ hậu thuẫn) đã sử dụng các khoản đầu tư, vay ưu đãi và các công cụ kinh tế khác để khởi xướng các chương trình công nghiệp do chính phủ điều hành, từng bước hình thành các ngành kinh tế cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế trong tương lai.
Câu trả lời dài hơn (nhưng hoàn toàn đầy đủ): Chính phủ của Park Chung-hee đã thu xếp được nguồn tài chính thuận lợi để hỗ trợ chương trình công nghiệp hóa theo nhiều giai đoạn, bắt đầu chủ yếu từ đầu những năm 70. Chương trình của Park tập trung vào việc phát triển các ngành Công nghiệp Thép, Đóng tàu, Hóa dầu và Ô tô của Hàn Quốc. Lợi thế về nguồn vốn dồi dào này, cùng với và lao động dồi dào, rẻ đã làm cho các khoản đầu của Hàn Quốc vào những ngành này cạnh tranh được trên thị trường khu vực và sau này là thị trường toàn cầu, mặc dù chất lượng chưa bằng các đối thủ khác. Thật vậy, Hàn Quốc hiện nay là nước sản xuất tàu lớn nhất thế giới với ba trung tâm sản xuất tàu lớn nhất đều ở Hàn Quốc, và Hàn Quốc cũng đứng thứ 5 thế giới về sản xuất xe hơi và có những bước tiến lớn trong ngành hóa dầu. Một lợi ích phụ là kinh nghiệm trong việc xây dựng hạ tầng cho các ngành này cũng đã giúp Hàn Quốc trở thành một nhà thầu xây dựng lớn (ví dụ, rất nhiều công trình ở Dubai được xây dựng bởi các công ty xây dựng Hàn Quốc, như tháp Burj Khalifa).
Park đã triển khai kế hoạch này bằng cách chọn lọc các gia tộc (thường là chủ các công ty lớn trong lĩnh vực dệt may hoặc các ngành sản xuất cấp thấp khác) và cung cấp cho họ những khoản vay gần như miễn phí, đổi lại, họ phải phát triển theo đính hướng của chính phủ cho từng ngành một. Một số gia tộc không tuân theo và các công ty của họ sau đó gần như bị phá sản. Ngày nay, những gia tộc này kiểm soát các tập đoàn lớn (được gọi là chaebol) với những cái tên quen thuộc như Samsung, Hyundai, LG, vv. Các tập đoàn khác nổi tiếng ở Hàn Quốc, gồm SK, GS, Lotte, Hanwha, Hanjin, Doosan, Kumho ….. Ngày nay, ở Hàn Quốc, các gia tộc này được coi như là một dạng “hoàng gia” và các bộ phim truyền hình thường xoay quanh câu chuyện về các “triệu phú” hoặc người thừa kế từ các gia đình giàu có này.
Thật ra thì đây là một canh bạc lớn. Nếu Hàn Quốc không thể nhanh chóng tạo ra các công ty có khả năng cạnh tranh, áp lực lớn từ các khoản vay chưa thanh toán có thể đã khiến đất nước này phá sản một lần nữa. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đã đặt cược vào việc lao động rẻ sẽ mang lại lợi thế, và điều đó đã thành công. Top 10 tập đoàn lớn nhất đã phát triển với tốc độ 27% mỗi năm trong suốt những năm 1970.
Bên cạnh việc đầu tư này, chính phủ cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và các yếu tố hỗ trợ logistics: đường bộ, đường sắt, sông, kênh, cảng, vv. được mở rộng đáng kể để hỗ trợ việc xuất nhập khẩu nguyên liệu thô. Ngày nay, Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có hệ thống đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao trên toàn quốc. Những khoản đầu tư khổng lồ vào hạ tầng điện, viễn thông và Internet (tốc độ cao hàng đầu thế giới) tất cả đã được thực hiện nhằm tiếp nối chiến lược của Pak từ đầu.
Song song với đí là đầu tư vào cải cách giáo dục và tuyên truyền nhằm biến dân số chủ yếu là nông dân và thiếu học thành lực lượng lao động trong ngành sản xuất. Giáo dục miễn phí từ mẫu giáo đến cấp 12 đã được áp dụng trên toàn quốc, hệ thống đại học được mở rộng rộng rãi và các phong trào cải cách nông thôn (saemaul) đã giúp biến chuyển các khu vực nông thôn theo hướng hiện đại hóa.
Phong trào Saemaul, kiểm soát giá cả thị trường, phân bón và các phương pháp canh tác hiện đại khác đã cải thiện đáng kể năng suất nông nghiệp ở nông thôn và việc tập trung hóa canh tác đã giúp giải phóng thêm lực lượng lao động để di cư đến các thành phố và tham gia công việc trong ngành sản xuất.
Kế hoạch hóa gia đình cũng trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch của chính quyền Park. Khi không phải gánh nặng với nhiều con cái, các gia đình nghèo có thể đầu tư tốt hơn cho việc học của con, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho con cái họ cho thị trường việc làm của quốc gia công nghiệp mới nổi này.
Đến những năm 1980, nền kinh tế đã trở nên lớn mạnh và phức tạp hơn, khiến mô hình phát triển cũ phải được xem xét lại. Một số công ty đã buộc phải đóng cửa để cải thiện hiệu quả kinh tế và tập trung vào việc đầu tư ra nước ngoài. Đến thời điểm này, lực lượng lao động được đào tạo bài bản đã đủ lớn mạnh để Hàn Quốc bắt đầu một chương trình khác, lần này là trong lĩnh vực công nghệ cao và điện tử. Ngoài ra, khủng hoảng trong thị trường năng lượng đã tạo điều kiện cho hàng hóa Hàn Quốc, ví dụ những chiếc xe Hyundai tiết kiệm nhiên liệu, tiến vào thị trường Mỹ.
Một trong những chìa khóa cho sự thành công nhanh chóng của Hàn Quốc là chương trình giáo dục STEM toàn diện và chuyển giao công nghệ. Hệ thống trường học Hàn Quốc đặt nặng về toán học và môn kỹ thuật để chuẩn bị nguồn nhân lực. Sau đó, chính phủ hoặc các công ty Hàn Quốc sẽ ký các thỏa thuận cấp phép, mà theo đó, các mặt hàng sẽ được cấp phép từ các công ty nước ngoài để được sản xuất tại Hàn Quốc và được dùng cho thị trường nội địa thay vì phải nhập khẩu trực tiếp. Điều này giúp các kỹ sư Hàn Quốc tiếp cận được với công nghệ tiên tiến, từ hàng điện tử Nhật đến máy bay chiến đấu Mỹ.
Một chiến lược trọng tâm khác của Hàn Quốc là ở tuyên truyền. Nhiều chiến dịch vận động tuyên truyền lớn được triển khai để khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ, vất vả và làm tăng ca nhiều hơn. Điều này lúc đó rất là lạ lẫm, bởi văn hóa làm việc đương thời tại Hàn Quốc vốn rất nhẹ nhàng và thoải mái. Sinh viên được “khuyến khích” học các ngành có liên quan đến kinh tế, khoa học kỹ thuật, và tài chính, các môn học “không có đóng góp” cho nền kinh tế như nghệ thuật, âm nhạc, vv, bị hạn chế.
Mô hình tăng trưởng của Hàn Quốc được gọi là “phát triển định hướng xuất khẩu”: Một quốc gia nhập khẩu nguyên liệu thô, tăng giá trị thông qua sản xuất, lắp ráp,… và sau đó xuất khẩu . Mô hinh này hiệu quả trong trường hợp của Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, nhưng không hiệu quả ở Mỹ Latinh và châu Phi vì những lý do phức tạp. Trong các hoạt động ngoại giao, Hàn Quốc thường cử các cố vấn tư vấn chính sách kinh tế cho các quốc gia nghèo muốn học hỏi từ họ.
Mô hình này cũng có xu hướng không còn hiệu quả theo thời gian khi dân số trở nên giàu có hơn và do đó lao động (thành phần cốt lõi của mô hình này) trở nên đắt đỏ hơn. Điều này đã xảy ra với Hàn Quốc và hiện họ đang cố gắng chuyển đổi nền kinh tế của mình sang một nền kinh tế dịch vụ và thương mại hiện đại. Hàn Quốc đang đầu tư mạnh mẽ để trở thành trung tâm thương mại và quan hệ kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, ví dụ, Khu kinh tế tự do Incheon là một trong những dự án đô thị nhất hành tinh. Vị trí địa lý của Hàn Quốc giữa Nhật Bản và Trung Quốc (2 trong số 3 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới) và cách Đài Loan, Hồng Kông, Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh, vv. chỉ vài giờ bay là một lợi thế lớn. Trong suốt lịch sử, vị trí địa lý này đã khiến Hàn Quốc trở thành chiến trường cho nhiều cuộc chiến tranh và chinh phạt, tuy nhiên giờ đây nó lại là 1 lợi thế kinh tế lớn mà Hàn Quốc đang cố nắm bắt.
Tái bút: Tôi quên mất không đề cấp chính sách bảo hộ thị trường nội địa của Hàn Quốc. Ít nhất là trước khi họ phát triển đươc các ngành công nghiệp trong nước để có khả năng cạnh tranh tầm khu vực, các nhà sản xuất nước ngoài gần như bị cấm tham gia thị trường nội địa. Ví dụ, các sản phẩm truyền thông, ô tô, điện tử và trò chơi điện tử của Nhật Bản chỉ mới gần đây được phép bán trực tiếp cho người tiêu dùng Hàn Quốc. Các trung tâm trò chơi điện tử bất hợp pháp đã từng là một phần không thể thiếu ở Hàn Quốc trong suốt thời kỳ bùng nổ trò chơi điện tử vào những năm 80 và 90. Hàn Quốc cũng áp dụng chính sách tương tự để giúp phát triển các ngành công nghiệp phim ảnh và âm nhạc trong nước, và ngày nay, phim Hàn được đánh giá cao, phim truyền hình Hàn Quốc rất phổ biến từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nhật Bản và K-Pop là một sản phẩm xuất khẩu toàn cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *