bi-sa-thai-vi-tu-choi-lam-viec-vao-cuoi-tuan,-co-gai-kien-thang-cong-ty

Bị sa thải vì từ chối làm việc vào cuối tuần, cô gái kiện thắng công ty

Theo đài truyền hình Trung Quốc CCTV , cô Liu làm việc tại một công ty giáo dục và đào tạo ở thành phố Trùng Khánh.

Hôm thứ 6, cô nhận được điện thoại của người giám sát công ty yêu cầu liên hệ ngay với một khách hàng doanh nghiệp. Liu cho biết đã đạt được thỏa thuận với khách hàng nên không cần thiết phải dành thời gian cuối tuần để thực hiện việc này.

“Đừng bao giờ liên lạc với tôi vào cuối tuần. Tôi cần nghỉ ngơi”, cảm thấy không vui, Liu đăng tải lên mạng xã hội dòng trạng thái nói lên tiếng lòng của nhiều nhân viên văn phòng.

Nhưng cũng chính bình luận này, Ban quản lý công ty thông báo Liu bị sa thải, do “tác động tiêu cực nghiêm trọng đến công ty”. Hai ngày sau, hợp đồng của cô bị chấm dứt.

Sau khi làm việc với ban lãnh đạo công ty, Liu yêu cầu bồi thường theo hợp đồng lao động nhưng công ty từ chối và cho rằng cô là bên có lỗi. Nữ nhân viên văn phòng đã kiện công ty ra tòa để yêu cầu bồi thường thỏa đáng.

Bị sa thải vì từ chối làm việc vào cuối tuần, cô gái kiện thắng công ty- Ảnh 1.

Nhân viên văn phòng bị sa thải vì không chịu làm thêm ngày nghỉ (Ảnh minh họa: Global Times).

Lin Baozhen, Phó chủ tịch Phân khu dân sự thứ ba, Tòa án nhân dân quận Jiulongpo, cho biết người sử dụng lao động thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng lao động là một hình phạt rất nghiêm khắc.

Luật Hợp đồng lao động của Trung Quốc áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt đối với người sử dụng lao động thực hiện quyền đơn phương chấm dứt vì các quy định phải được xây dựng hợp pháp. Quy trình thông tin hoặc công khai dân chủ hoặc phải được thực hiện đúng cách.

Hành vi của người lao động phải đạt đến mức vi phạm pháp luật nghiêm trọng trước khi họ có thể bị sa thải.

Tòa án cho hay hành vi của Liu tuy không phù hợp nhưng không thể coi là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty, không đến mức thụ động lười biếng, cẩu thả, không nghe lời ban lãnh đạo.

Tòa án cho rằng việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động là thiếu căn cứ thực tế, pháp lý và cấu thành việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Theo các quy định liên quan của Luật Hợp đồng lao động, tòa án đã ra phán quyết công ty phải bồi thường cho Liu hơn 49.000 nhân dân tệ (hơn 172 triệu đồng).

Do công ty không thực hiện nghĩa vụ, Liu đã nộp đơn lên tòa án yêu cầu thi hành án bắt buộc.

Thẩm phán cho rằng nền kinh tế phát triển nhanh sẽ nâng cao tiêu chuẩn cho các công ty nhằm cân bằng quyền quản lý nhân viên và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân viên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *