Cách đây không lâu, tôi đã xem một đoạn video của một nhà tâm lý học nổi tiếng – Giáo sư Hạ Lĩnh Phong. Một giáo sư Đại học Phúc Đán cùng vợ đã đưa con trai của họ đến gặp ông ấy. Cậu bé 14 tuổi, bị trầm cảm, cậu đã c.ắt cổ tay và cố gắng nh.ảy l.ầu nhiều lần.
Thực sự không còn cách nào khác nên bố mẹ cậu mới đưa cậu đến tìm giáo sư Hạ và muốn ông nói chuyện với con trai mình.
Cậu bé hỏi: “Thầy Hạ, thầy có nghĩ rằng con người đều sẽ phải ch.ết dù sớm hay muộn không?”
Cậu bé năm nay chỉ mới 14 tuổi, bố và mẹ đều là giáo sư đại học. Cậu ấy đã trải nghiệm mọi thứ, từ đồ ăn, niềm vui cho đến những nơi mà cậu muốn đến. Cậu ấy tin rằng mình không còn gì để hối tiếc trong cuộc đời này nữa.
Nếu bây giờ không chết, năm sau cậu ấy sẽ phải thi vào cấp ba. Nếu không vào được trường tốt, bố mẹ sẽ rất xấu hổ. Nếu vào được trường tốt, cậu ấy cần phải nỗ lực để vào một trường đại học tốt, rồi học lấy bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ. Dù có học nhiều bao nhiêu thì cũng không thể vượt qua được bố mẹ.
Ngay cả khi bản thân cậu ấy làm việc chăm chỉ, và cuối cùng đạt được cuộc sống như bố mẹ của mình, thì hiện tại cũng là đang sống trong một cuộc sống như vậy không phải sao? Chẳng phải cũng là n.ô l.ệ của xã hội sao? Rồi lại nhìn qua quan hệ vợ chồng của họ, cũng không hòa thuận gì mấy, cãi nhau, chiến tranh lạnh cả ngày, vậy thì có ý nghĩa gì đâu chứ?
Cậu ấy cảm thấy, với một người có tính cách như mình, không có gì đảm bảo rằng sau khi rời công ty, sếp sẽ không PUA cậu ấy, và khi đó cậu ấy sẽ phải chịu đựng những sự tr.a t.ấn của xã hội. Việc kết hôn và có một đứa con như cậu ấy cũng sẽ khiến mọi người lo lắng.
Cậu ấy nói: “Tại sao cháu phải bị cả xã hội tr.a t.ấn rồi mới ch.ết đi? Sớm muộn gì cũng sẽ ch.ết, ch.ết ngay bây giờ chẳng phải sẽ tốt hơn sao?”
Sau khi nghe những gì đứa trẻ nói, giáo sư Hạ cũng bị đả động: “Đúng là cuộc sống khó khăn đến mức chẳng có gì ý nghĩa để mà sống”
Giáo sư Hạ nói: “Nhưng cháu có thể chơi game mỗi ngày!”
Cậu bé trả lời: “Chơi game không có gì thú vị cả. Cháu đã chơi đủ loại trò chơi hết rồi, cũng chỉ có thế thôi.”
Xem xong cuộc trò chuyện này, tôi cảm thấy lòng mình thắt lại.
Nhà văn Trần Đan Thanh đã nói:
“Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là khơi dậy sức sáng tạo của con người và đánh thức ý thức về cuộc sống và giá trị của họ.”
Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đã rơi vào tình trạng hiểu lầm, họ quá coi trọng thành tích học tập, danh tiếng và tài sản của con cái. Họ đã giới hạn mục tiêu sống của con cái trong một khuôn khổ chật hẹp, hoàn toàn bỏ qua mọi nhu cầu nội tâm và sự phát triển nhân cách của con cái.
Giáo sư Hạ hỏi cậu bé: “Vậy cháu nghĩ điều gì thú vị trong cuộc sống hiện tại của cháu?”
Cậu bé trả lời: “Không có gì thú vị cả, nhưng cháu thường đến quán cà phê mèo để làm tình nguyện hai tiếng vào mỗi cuối tuần”
Giáo sư Hạ tiếp tục hỏi: “Tại sao cháu làm làm công việc đó?”
Cậu bé nói: “Cháu thích mèo”
Sau khi trò chuyện xong, bố mẹ cậu bé hỏi giáo sư về kết quả của cuộc trò chuyện.
Giáo sư Hạ nói: “Con anh chị nói rất có lý, tôi không thể nói lại được gì. Tôi không có cách nào thuyết phục được cậu bé cả.”
Bố mẹ cậu bé hỏi: “Vậy chúng tôi nên làm sao đây?”
Giáo sư Hà trả lời: “Tại sao anh chị không tặng cậu bé một con mèo nhỉ? Tôi không nghĩ người có thể níu kéo cậu bé, nhưng mèo thì có thể. Một ngày kia, cậu bé thực sự có một con mèo, rồi vào ngày nào đó, cậu bé cảm thấy mình không muốn ở lại nữa, không muốn sống nữa, cậu bé sẽ nghĩ: “Con mèo sẽ ra sao nếu mình chết đi?” Có lẽ con mèo sẽ giữ chân được cậu bé, nhưng con người thì khó mà níu kéo được cậu bé.”
Nếu con bạn cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi tin bạn sẽ nhận ra được rằng: Con bạn đã gửi tín hiệu cho bạn.
Trên thực tế, cha mẹ cũng rất khó khăn khi con mình bị trầm cảm. Sự khác biệt là nỗi đau của trẻ nằm ở việc không thể tìm thấy ý nghĩa và sự kết nối trong cuộc sống, trong khi nỗi đau của hầu hết của các bậc cha mẹ nằm ở việc con họ không ngoan ngoãn như họ mong muốn.
Có một câu nói như thế này của Đổng Vũ Huy*: “Tôi đến thế giới này không phải là lãng phí, tôi muốn ngắm bình minh và hoa nở. Tôi muốn gặp một số người thú vị và hiểu được một số sự thật. Cuộc đời của tôi không phải là sự tiếp nối của cha mẹ tôi, cũng không phải là phần tiền truyện của các con tôi”
Cha mẹ phải nhận ra rằng sự trưởng thành và hạnh phúc của con mình không chỉ phụ thuộc vào kết quả học tập mà còn phụ thuộc vào việc trau dồi sự tự tin, trí tuệ cảm xúc và khả năng thích ứng của chúng. Một đứa trẻ thiếu cảm xúc và không có ý thức tự nhận thức về bản thân sẽ khó có được hạnh phúc trong cuộc sống dù có xuất sắc đến đâu.
Giáo dục nên được tùy chỉnh cho phù hợp với từng cá nhân, thay vì một câu trả lời tiêu chuẩn chung cho tất cả. Cha mẹ nên là người lãnh đạo con cái chứ không phải là người cầm roi chỉ dẫn, nên lắng nghe tiếng nói bên trong của con và cho con nhiều quyền tự chủ cũng như không gian để phát triển.
___________________
*Đổng Vũ Huy: Ông hiện là đối tác cao cấp của Oriental Selection, trợ lý văn hóa cho Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ Giáo dục Phương Đông Mới, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Công nghệ Hehui Tong (Bắc Kinh), đồng thời là phó chủ tịch của Văn hóa và Du lịch Phương Đông Mới.