Một số nguyên tắc nào trong tiếng Anh mà người không phải bản xứ thường không biết?

Ví dụ nhé, trích lời Mark Forsyth,
Tính từ trong tiếng Anh phải được liệt kê theo một thứ tự nhất định: ý kiến-kích cỡ-tuổi tác-hình dáng-màu sắc-xuất sứ-chất liệu-mục đích. Bạn có thể nói một cái dao gọt Pháp bằng bạc cũ, nhỏ, xinh xắn, hình chữ nhật, có màu xanh lá. Nhưng nếu chuyển chỗ một hai tính từ thôi thì bạn đã nghe như một đứa ngốc rồi. Thật là lạ khi mà, là một người bản xứ, chúng ta sử dụng tính từ có một thứ tự nhất định, nhưng mà không hề hay biết điều đó. Và vì kích cỡ không thể được nói trước màu sắc, một con rồng bự màu xanh không thể tồn tại.
Có mấy nguyên tắc nào khác tương tự như trên không, kiểu nghe thì thấy đúng á nhưng lại khó mà giải thích vì sao?


Láy vần: ping pong, tick tock, tic tac toe, vv..
Trọng âm: Người bản xứ như mình thì không nghĩ nhiều về từ nào hoặc âm nào cần trọng âm, và nghĩa của câu từ cũng thay đổi theo cách ta đánh trọng âm.


Cách đánh trọng âm cũng thay đổi nhóm từ vựng. Ví dụ như từ record “ghi âmbản ghi âm” nhe; đánh trọng âm vào âm đầu thì thành REcord “bản ghi âm” (danh từ), vào âm thứ hai thì lại thành reCORD “ghi âm” (động từ).


Từ hạn định như a hay the cũng khó cho những người không nói ngôn ngữ Châu Âu. Đôi lúc trông nó như (hoặc có thể là) được sử dụng một cách ngẫu nhiên í.
(TN: không hẳn là ngẫu nhiên đâu ehe)
*Tui dạy tiếng Anh ở Châu Á, và có rất nhiều lần tui phải nói học sinh là cần sử dụng the ở chỗ này chỗ kia và tụi nó hỏi ngược lại tại sao làm tui không biết phải trả lời như nào.


Chắc là trung tố tục tĩu?
(TN: ví dụ như incre-fckin-dible “tuyệt cmn vời”)


Có thể coi các phụ âm không có trọng âm như là âm schwa? (TN: âm schwa [ə] nghe như “uh” í)


Cái trích dẫn ở trên bỏ qua một vài trường hợp cụ thể khi mà tính từ được sử dụng để đặc biệt miêu tả hoặc nhấn mạnh một danh từ nhất định. Ví dụ như nếu có một bộ tộc rồng lỗi lạc thì mình đâu thể tách dragon “rồng” và great “lỗi lạc” ra đâu? Có mấy con rồng lỗi lạc màu xanh lá hay màu xanh biển nè.


Ủa đó không phải là từ ghép hả?


Tui nghĩ là cái hiện tượng mà bạn đang nói tới á nên được nói như là “những nguyên tắc nào trong tiếng Anh mà người học ngôn ngữ phải học nhưng người bản xứ thì còn không để ý mấy cái điều đó là nguyên tắc?”
Bởi vì người học tiếng Anh đâu phải tự nhiên mà biết được mấy cái nguyên tắc đó trong tiếng Anh đâu?
Nhưng mà người nói mấy ngôn ngữ tương tự tiếng Anh có thể vô thức áp dụng mấy nguyên tắc mà họ biết từ ngôn ngữ của họ lên tiếng Anh. Tui biết là thứ tự tính từ trong tiếng Đức giống với tiếng Anh á, mà chắc mấy ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Giéc-man nó như vậy.


Tui là không phải là người bản xứ nên có một câu hỏi này nè. Tui viết chuối và sữa là “chuối và sữa”, nhưng mà đứa bạn người bản xứ của tui thì lại nói phải viết là “sữa và chuối” mới đúng (hoặc là ngược lại á, tui cũng không rõ nữa). Cái này có phải là một ví dụ khác của mấy cái nguyên tắc mà mình đang nói ở đây không? Nếu vậy thì nguyên tắc đó ở đây là gì? Rắn truớc lỏng? Theo đúng thứ tự của chữ cái trong bảng chữ cái? Hay là bạn tui nó nói nhảm thui?


Hai câu đều ổn hết á. Tui không biết đứa bạn kia của cậu nói gì nữa.


Tui nghĩ nó là một kiểu âm vần í.
Từ âm tiết ngắn + và = Từ âm tiết dài hơn
Ví dụ: tui có hai đứa bạn tên “Chris và Christa” nghe thuận tai hơn “Christa và Chris”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *