Liệu thí nghiệm tâm lý Pavlov có tác dụng đối với chuyện tình cảm không?

Chi tiết: tôi thích một anh chàng nọ, tôi quyết định làm một nháy Pavlov với lão bằng cách cứ khi nào gặp đều tặng cho lão loại kẹo mà lão khoái. Được một thời gian, mỗi khi gặp tôi lão có vẻ phê phê tê tê một lúc và rồi sau đó mặt lão lại ra cái vẻ “sao mình lại thích gặp nhỏ này nhể”. Tôi thề rằng đó là điều quỷ quyệt và cũng hài hước nhất tôi từng làm để khiến một gã thích thôi, hình thành điều kiện để gã gắn kết tôi với loại kẹo ưa thích của mình.

A: Michael Kang

_______

Chỉ là có thể thôi nhé.

Thí nghiệm Pavlov là ví dụ điển hình về điều kiện hóa cổ điển. Nó sẽ có tác dụng với mọi sinh vật sống sở hữu não bộ.

Về cơ bản thì bạn sẽ liên kết phản xạ theo hành vi với loại kích thích mà bình thường nó chưa được liên kết. Tuy nhiên, trên thực tế, với sinh vật phức tạp và thông minh như con người, không dễ để làm được điều này.

Bạn cần môi trường được kiểm soát khắt khe để tăng khả năng tạo lập được sự liên kết. Trong đa phần các tình huống thường nhật, cùng lúc sẽ có nhiều kích thích đối với mỗi người.

Sau cùng thì, tác động của tình huống bạn nhắc tới sẽ phai mờ dần. Có thể do anh ta quên mất rằng mình thích viên kẹo của cô ấy, hoặc sau này cô ấy không tặng kẹo nữa.

Một cách tiếp cận hiệu quả hơn là điều kiện hóa từ kết quả, theo đó, anh chàng kia sẽ nhận được phản hồi tích cực từ hành động mà mình thực hiện. Cứ tạm cho là, anh ta đến và nói chuyện với bạn, rồi bạn làm anh ấy thấy vui. Ấy sẽ là một lần củng cố để lần sau ảnh tới gặp bạn tiếp.

Song, nếu bạn suy nghĩ một chút thì, phần nhiều các tương tác xã hội của chúng ta đều sẽ được kết hợp từ hai loại. Ví dụ, nếu như mỗi lần đi chơi với bạn bè ta cảm thấy vui, lần sau ta sẽ lại muốn đi thêm. Nếu lúc nào trong thời gian đó, bạn cũng uống bia, bạn sẽ có xu hướng liên kết chuyện uống bia với sự vui vẻ.

Ví dụ khác này: Nếu bạn là bạn thân của ai đó, họ sẽ có xu hướng muốn ở bên bạn hơn. Theo thời gian, họ sẽ nhận ra rằng khi hai người gần nhau, họ thấy hạnh phúc theo cách mà ít ai khác làm được. Ấy cũng chính là lúc cảm giác yêu thương được gắn kết với một con người khác. Tâm lý gia chúng tôi (và hầu hết mọi người) gọi đó là phải lòng đấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *