Là một người Palestine đã đến Israel, người Israel đối xử với bạn như nào?

Tôi trên chuyến bay thẳng của hãng EL AL từ Toronto đến Tel Aviv

Ở sân bay, người ta sẽ hỏi bạn về lý lịch của bạn hoặc có gia đình ở Bờ Tây hay dải Gaza thì đi xử lý ở khu vực riêng. Vì tôi là người có lai lịch Palestine và có gia đình ở cả 2 lãnh thổ, nên tôi phải đến khu vực riêng. Lưu ý rằng tôi là công dân Canada, chưa từng đến Palestine hay Isreal trước đây, và chưa từng có giấy tờ của chính phủ Palestine. Tôi chỉ cầm hộ chiếu Canada.

Khu vực riêng có phòng chờ, tôi được báo là phải đợi đến lượt xử lý. Tôi đã phải đợi 4-5h đồng hồ. Trong lúc chờ đợi, tôi bật iPad để xem Netflix và nói chuyện với một sinh viên Mỹ đang học khoa học chính trị tại Israel. Cậu ấy phải ở đây bởi vì vừa đi đến Lebanon trong lúc rảnh rỗi.

Đến lượt, tôi đi vào một căn phòng nhỏ, nơi viên chức chính phủ hỏi tôi một số câu hỏi sau:

1. Họ hàng: Anh ấy muốn biết tất cả về họ hàng của tôi, bao gồm nơi họ sống, họ làm nghề gì, và tôi đã từng liên hệ với họ chưa. Tôi trả lời rằng họ ở Gaza, nhưng chưa bao giờ gặp mặt trực tiếp. Chú tôi là bác sĩ tim mạch với 40 năm hành nghề ở Gaza và có một gia đình ở đó. Chúng tôi chỉ trò chuyện qua điện thoại vào kì nghỉ. Tôi hỏi anh ta vì sao anh không quan tâm đến họ hàng của mình và anh ta trả lời “người Arab luôn theo họ hàng mình”

2. Anh ta còn hỏi những câu chung chung về lí do tôi đến Israel và vì sao tôi lại muốn ghé thăm Gaza. Tôi trả lời rằng tôi không có kế hoạch vì đang có tranh chấp quân sự ở khu vực này.

Sau đó họ đưa tôi sang phòng khác, một viên chức chính phủ khác hỏi tôi những câu sau:

1. Tôi sùng đạo đến mức nào. Tôi thường xuyên cầu nguyện ra sao. Tôi có thường xuyên đến nhà thờ Hồi giáo không và lần cuối tôi đi là lúc nào.

2. Lí do tôi ghé thăm Israel.

3. Tôi có kế hoạch ghé Gaza thăm họ hàng của mình ko. Tôi trả lời không. Anh ta đề xuất giúp đỡ tôi đi vào Gaza để “gặp gỡ gia đình mình”. Tôi từ chối vì tôi không nghĩ đó là một lời mời thiện chí.

4. Tôi làm nghề gì

5. Khuynh hướng chính trị của tôi.

6. Anh ta còn hỏi địa chỉ email của tôi nữa

Rồi họ để tôi đi và cấp cho tôi visa khách du lịch.

Tôi đã ghé thăm Tel Aviv, Yaffa, Jerusalem, Bethlehem, Ramallah, và Nablus.

Thêm cuộc gặp khác với người Israel là với một tài xế taxi ở Tel Aviv và một hướng dẫn viên du lịch ở Jerusalem. Vì một vài lí do, cả 2 đều đề cập với tôi về nghĩa vụ quân sự bắt buộc của đất nước họ dù tôi không hỏi. Cả 2 đều đều ăn năn về những hoạt động mà họ đã làm ở những lãnh thổ bị chiếm đóng. Cụ thể là người tài xế bảo tôi rằng ở Bờ Tây, anh đã tham gia phá bỏ bức tường giữa những ngôi nhà người Palestine, để tránh sử dụng đường chính trong những cuộc đấu sung với người Palestine. Anh ấy còn kể rằng anh ghét việc thản nhiên xong vào phòng khách lúc nửa đêm – đây có vẻ là một kí ức tiêu cực đối với anh. Anh cũng nói thêm rằng vợ ông là nạn nhân của đánh bom liều chết khi đi xe buýt ở Tel Aviv. Anh nhận được cuộc gọi từ người vợ khi đang xem vụ đánh bom tràn ngập các kênh tin tức. Cô ấy đã rất sốc, và nói rằng “cái xe buýt đã nổ tung”. Cô ấy đã sống sót khi ngồi ở phía cuối xe. Tôi không hiểu vì sao anh lại kể hết những điều đó cho tôi nghe.

Với anh chàng hướng dẫn viên, anh ấy kể với tôi về chuyện sau khi đi nghĩa vụ quân sự, anh ấy đã du lịch đến Ấn Độ một năm và đã chơi “rất nhiều thuốc” để quên đi những tổn thương trong những năm tháng quân ngũ. Hướng dẫn viên và tôi đã đi cùng nhau rất lâu. Tôi biết về lịch sử nhiều hơn ảnh và ảnh đã đùa rằng tôi nên đi dẫn khách. Anh đã đưa nhóm khách du lịch đến một nhà hàng Palestine ở phía Đông Jerusalem, nằm trong hành trình đi chơi. Anh nói rằng việc này xây đắp quan hệ làm ăn giữa doanh nhân Palestine và Isreal ở mảng du lịch. Anh cũng bảo rằng quê nhà Jerusalem đã an toàn, khuyến khích mọi người đến tham quan. Cuối hành trình đi chơi, anh đã đề nghị riêng cá nhân tôi đi về văn phòng của ảnh, nơi tôi được gặp đồng nghiệp của anh. Tất cả họ nhắn nhủ tôi rằng họ tin rằng có một giải pháp phù hợp cho cả 2 nhà nước và mong muốn chung sống hòa bình với người Palestine. Anh hướng dẫn viên sau đó đã đề nghị được ôm tôi. Tôi đồng ý và đã tặng anh một cái ôm.

Tôi nhận thấy rằng dù có nhiều địa điểm lịch sử có tầm quan trọng trong thành phố, nhưng lại rất ít khách du lịch ghé thăm. Ví dụ, tôi chỉ đợi có 10 phút để tham quan hầm mộ của Chúa, trong khi nó là nơi thiêng liêng cho 2 triệu tín đồ đạo thiên chúa. Tôi đã được nói chuyện với một tu sĩ của Dòng Franciscan được bổ nhiệm làm việc tại nhà thờ Mộ Thánh trong 1 giờ. Ông ấy kể rằng không may hàng ngày khi đi bộ đến Nhà thờ ở khu phố cổ Jerusalem vào mỗi buổi sáng, ông thường bị bọn trẻ con Israel ném đá và nhổ nước bọt vào người(ông thường mặc áo choàng tu sĩ truyền thống với dép sandal).

Còn có người hướng dẫn viên Israel ở Jerusalem mà tôi được gặp là người lớn tuổi và là dược sĩ nghỉ hưu. Ông có niềm đam mê về lịch sử Do Thái của Jerusalem, đã kể cho tôi rất nhiều thông tin thú vị về lịch sử của Jerusalem. Ông ấy chỉ cho tôi nghĩa trang của người Do Thái trên núi olive và một số ngôi mộ có niên đại từ thời Chúa Kitô. Tôi cũng hỏi ông rất nhiều câu hỏi và ông luôn bình tĩnh trả lời từng câu một.

Tôi cũng đi đến Bờ Tây để ghé thăm Bethlehem, Ramallah and Nablus ( quê nhà của mẹ tôi và nơi ở của gia đình bà ấy). Trong suốt chuyến đi taxi từ Ramallah đến Nablus, cách một giờ đồng hồ, người tài xế Palestine đã kể với tôi về những rủi ro mà người định cư Israel tấn công họ, và việc này xảy ra “hầu hết mọi lúc”. Tôi đã không biết chuyện này cho đến khi đi được nửa đường.

Gia đình của bố tôi ở Ashkelon và đã dời đến trại tị nạn Khan Yunis ở Gaza năm 1948, nơi mà họ vẫn ở đến tận bây giờ. Anh trai của bố là một bác sĩ tim mạch thâm niên, tôi chưa từng gặp bác cũng như anh em họ của mình. Tôi không đến Ashkelon vì tôi nghĩ mình sẽ khó kiềm chế cảm xúc. Có lẽ lần sau. Bố tôi học dược ở Cairo từ những năm 60-70 nhờ học bổng chính phủ Ai Cập, khi mà Israel cấp giấy tờ tùy thân cho cư dân Gaza, vì đang ở Cairo nên ông không được cấp và không thể cư trú ở Gaza về lâu dài. Vậy nên, những đứa con của ông(5 anh chị em bao gồm tôi) đã sinh ra mà không có bất cứ quyền công dân nào cho đến khi chúng tôi trở thành công dân Canada vào năm 2001. Chúng tôi đã phải di chuyển với giấy tờ du lịch tạm thời cho đến năm 2001.

Tôi chỉ ở đây được 10 ngày và tập trung đi đến những địa điểm lịch sử, vì thế không có gặp nhiều người Israel. Chỉ mình tôi nên tôi thoải mái chụp hình có đính kèm bên dưới nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *