Cảnh báo: Nội dung bài viết là vụ việc có thật bên Trung Quốc, không thích hợp cho người dễ suy nghĩ tiêu cực, xin cân nhắc trước khi đọc.
Một người phải tuyệt vọng đến mức nào, mới có thể từ bỏ mạng sống bằng phương thức tưởng chừng như bất khả thi đến thế?
26/11/2009, vụ việc Dương Nguyên Nguyên – nữ nghiên cứu sinh thuộc Đại học Hàng hải Thượng Hải được phát hiện đã tre/o c/ổ tự sá/t trong ký túc xá đã khiến cả trường rúng động. Cô để lại thư tuyệt mệnh với dòng chữ:
Tri thức cũng khó mà thay đổi được số mệnh.
Dương Nguyên Nguyên tự sá/t bằng cách cột hai chiếc khăn lông vào vòi nước, sau đó ngồi xổm siết c/ổ mình cho đến chết. Đáng nói, bồn rửa mặt ký túc xá cao chưa đến một mét. Nói cách khác, chỉ cần Dương Nguyên Nguyên muốn sống, cô hoàn toàn có thể tự cứu mình một cách dễ dàng, nhưng thực tế chứng minh cô chẳng còn muốn tồn tại trên cõi đời này.
Vậy đâu là lí do khiến một người thi đỗ cao học vào một trường danh giá như Dương Nguyên Nguyên lại tuyệt vọng đến mức chọn dấu chấm hết đầy đau đớn như thế?
I. Gia cảnh khó khăn, buộc phải đưa mẹ đi học cùng
Dương Nguyên Nguyên chào đời tháng 11 năm 1979 tại Nghi Xương, Hồ Bắc. Tên của cô do cha đặt với ngụ ý mong con gái tương lai công thành danh toại, giúp gia đình thoát nghèo vượt khó. Cha của Dương Nguyên Nguyên tốt nghiệp Đại học Công nghệ Hóa học Bắc Kinh, là tấm gương sáng cho cô noi theo từ tấm bé.
Tiếc thay năm Dương Nguyên Nguyên 6 tuổi, cha qua đời, chỉ còn ba mẹ con đùm bọc lẫn nhau.
Năm 1998 Dương Nguyên Nguyên đỗ vào khoa Kinh tế của Đại học Vũ Hán. Hai năm sau đó, em trai cô là Dương Bình Bình cũng đỗ vào khoa Khoa học Môi trường cùng trường với chị gái.
Lưu ý, Dương Nguyên Nguyên vốn định học luật tại Đại học Hàng hải Đại Liên, nhưng mẹ cô đã phản đối chuyện này vì Đại Liên cách nhà rất xa sẽ gây bất tiện, chưa kể bà thấy học luật kiếm tiền rất chậm. Dương Nguyên Nguyên còn biết làm gì hơn ngoài việc từ bỏ ước mơ của mình.
Sau khi vào đại học, Dương Nguyên Nguyên vẫn chăm chỉ học hành, là người có tính kỷ luật cực cao. Cô làm cán bộ lớp, tích cực tham gia hoạt đồng trường, hòa giải khúc mắc cho các bạn xung quanh, thành tích học tập luôn rất cao.
Mọi chuyện tưởng như êm xuôi cho đến khi công xưởng mà Vọng Thụy Linh làm việc muốn chuyển ký túc xá nhân viên vào trong nội thành, nhưng chi phí di chuyển công nhân phải tự chịu. Tiền lo cho hai đứa con lên đại học đã đủ khiến Vọng Thụy Linh khốn đốn, khoản chi trả dời chỗ ở này tất nhiên bà ta không đảm đương nổi và cũng không có ý định làm tiếp ở đây.
Nghĩ tới nghĩ lui, Vọng Thụy Linh xin nghỉ làm, nhưng còn chỗ ở thì sao?
Thế là bà ta nhớ đến hai đứa con đang học ở Vũ Hán, bèn xách hành lí đến gặp Dương Nguyên Nguyên.
Xót mẹ già vất vả bao năm, lòng Dương Nguyên Nguyên ngổn ngang cảm xúc. Cô đưa mẹ về ký túc xá, hai mẹ con chen chúc trên chiếc giường đơn nhỏ. Tất nhiên nhà trường không đồng ý việc đưa người nhà lên sống trong ký túc xá sinh viên, điều này vốn sai quy định. Dương Nguyên Nguyên đành phải nộp đơn, giải thích tình hình kinh tế gia đình khó khăn.
Nhà trường chấp thuận cho Vọng Thụy Linh ở lại trường, còn chuẩn bị thêm giường ngủ cho bà ta.
Trong thời gian ở ký túc xá, Vọng Thụy Linh không chỉ ngày ngày nấu cơm cho các con mà còn buôn bán lặt vặt trong trường, kiếm được đồng ra đồng vào mỗi ngày, cũng nhờ đó mà quen biết và làm thân với nhiều nhân viên trong trường học. Vừa được ở nhờ miễn phí, vừa kiếm được tiền, vừa chăm sóc được con cái, Vọng Thụy Linh vô cùng ưng ý môi trường đại học tự do, cởi mở và dễ hòa nhập này.
II. Tìm việc khó khăn, tốt nghiệp Đại học danh giá vẫn nhận mức lương ít ỏi
Rắc rối bắt đầu ập tới khi Dương Nguyên Nguyên tốt nghiệp, vì không trả được khoản vay sinh viên nên chứng chỉ tốt nghiệp và các bằng cấp của cô bị trường học giữ lại. Tức, Dương Nguyên Nguyên sẽ rất khó tìm một công việc tốt sau khi tốt nghiệp.
Cô có 5 lựa chọn ngay lúc này:
Một, khi ấy Dương Nguyên Nguyên đã thi đỗ cao học tại trường Luật Đại học Bắc Kinh. Nhưng vì phải đóng khoản phí nhập học lên đến ba mươi nghìn tệ, gia đình Dương Nguyên Nguyên không lo nổi nên cô đành từ bỏ con đường mà mình mong mỏi nhất.
Hai, về quê và làm công chức. Sau khi biết được hoàn cảnh của cô, chính quyền địa phương đã ra tay giúp đỡ, muốn tuyển Dương Nguyên Nguyên về làm bí thư thôn. Đây là công việc ổn định biết bao, nhận rồi sau này Dương Nguyên Nguyên cũng chẳng cần phải sống rày đây mai đó. Nhưng Vọng Thụy Linh lại phản đối, bà ta không muốn về quê nữa, cảm thấy sống như thế không có tương lai, con gái nên ở lại Vũ Hán phồn hoa để làm việc mới đúng.
Ba, đi học tiếp. Đại học Tây Bắc gửi thông báo phỏng vấn cho Dương Nguyên Nguyên, Vọng Thụy Linh chê Tây Bắc quá xa xôi, sợ con gái xảy ra chuyện nên cũng thuyết phục con gái nên từ bỏ.
Bốn, làm nhân viên cho một công ty thương mại tại Khâm Châu, Quảng Tây.
Năm, làm kế toán cho một công xưởng tại Nghĩa Ô, Chiết Giang.
Đôi mẹ con này đều cảm thấy hai công việc trên chẳng có mấy tương lai, lại phải xa nhà nên không muốn nhận.
Dương Nguyên Nguyên rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, sau khi cân nhắc, cuối cùng Dương Nguyên Nguyên chọn làm giảng viên tại một cơ sở đào tạo tiếng Anh, nhưng cô lại không hài lòng với công việc này.
Tiền lương bèo bọt chỉ mấy trăm tệ, không có cơ hội thăng tiến. Vọng Thụy Linh còn ủ rũ hơn, bà ta cho rằng một người chỉ học hết cấp một như mình còn tìm được việc, sao cô con gái tốt nghiệp đại học danh tiếng lại khó tìm việc thế nhỉ?
Dương Nguyên Nguyên cảm thấy nghề gõ đầu trẻ không có tương lai, nên vừa trả hết khoản vay cô đã xin nghỉ. Từ 2004 trở đi, Dương Nguyên Nguyên làm nhiều công việc như bán bảo hiểm, viết tạp chí, mở khóa đào tạo tất cả đều kết thúc chóng vánh trong khi bạn bè cùng lớp cô đã đạt thành tựu trong lĩnh vực tài chính lẫn các ngành nghề khác. Chuyện này khiến Dương Nguyên Nguyên càng thêm thất vọng, với bản chất là người hiếu thắng, sự thua kém này khiến cô lo nghĩ không thôi.
Hai mẹ con Vọng Thụy Linh chen chúc trong căn nhà thuê bé tí, tiếp tục lên kế hoạch cho tương lai. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Dương Nguyên Nguyên quyết định thi cao học một lần nữa, bởi cô nhận định học cao học thì sẽ có một việc tốt hơn. Vọng Thụy Linh cũng cùng suy nghĩ với con gái.
III. Tiếp tục đi học, chỗ ở trở thành ấn đề nan giải.
Vọng Thụy Linh thời trẻ từng làm việc ở Thượng Hải, những năm tháng ấy khiến bà khao khát được sống phần đời còn lại tại thành phố phồn hoa này. Thế nên khi hay tin con gái đỗ cao học Đại học Hàng hải Thượng Hải, bà lập tức đề xuất được cùng con đến sống ở nơi mà mình hằng mong ước.
Nhưng lần này mọi sự không suôn sẻ như trước.
Bạn cùng phòng của Dương Nguyên Nguyên cũng đang tuổi thanh xuân, tất nhiên thích hưởng thụ cuộc sống đại học đầy tự do, việc Vọng Thụy Linh xuất hiện khiến các cô cảm thấy không được tự nhiên. Nhập học chưa bao lâu, bạn cùng phòng đều đi hết chỉ còn lại hai mẹ con Dương Nguyên Nguyên.
Ngày nào Dương Nguyên Nguyên cũng đi ăn và dạo chơi cùng mẹ, hai người như hình với bóng, bạn bè xung quanh đâm ra ngại ngùng khi bắt chuyện với cô. Thêm nữa Dương Nguyên Nguyên vốn tính hướng nội lầm lì, cũng không chủ động kết giao với ai nên đến bạn bè cô cũng chẳng có, càng đừng nói đến chuyện yêu đương.
Lúc này Vọng Thụy Linh đã thâm nhập vào cuộc sống của Dương Nguyên Nguyên trên mọi phương diện, trở thành quả bom hẹn giờ đánh sụp tương lai và hy vọng của cô.
Nhân viên quản lý nhanh chóng nhận ra sự xuất hiện kì lạ của Vọng Thụy Linh. Bà ta đã có tuổi, không phải giảng viên, cứ ngụ tại trường học nhỡ xảy ra vấn đề thì khốn. Chưa kể việc Vọng Thụy Linh đi đi lại lại đã trật khỏi đường ray vận hành bình thường của trường học, họ không thể để bà ở lại thêm nữa.
21/11/2009, nhà trường cấm Vọng Thụy Linh ở lại ký túc xá. Vẫn như lần trước, Dương Nguyên Nguyên nộp đơn giải thích hoàn cảnh gia đình nhưng trường vẫn từ chối.
Một giảng viên môn thể chất đã mủi lòng thương, bèn hỗ trợ tìm nhà trọ giúp hai mẹ con. Sau bao phen vất vả lần mò, hai mẹ con thuê được một căn nhà bên ngoài với giá bốn trăm năm mươi tệ tháng, phải đóng trước nửa năm.
Tuy đây là căn nhà thuê rẻ nhất khu vực này, nhưng bốn trăm năm mươi tệ đã bằng phí sinh hoạt cả tháng trời của hai người họ…
Ngặt nỗi đến ngày 23 chủ nhà mới giao chìa khóa, tức Vọng Thụy Linh không có nơi ở trong vòng 2 ngày trời.
Đêm hôm đó, Dương Nguyên Nguyên dẫn mẹ đến một quán trọ gần trường, hay tin phí trọ một đêm hơn trăm tệ, bà ta rất không vui. Qua ngày hôm sau, Vọng Thụy Linh nói dối con gái rằng đã tìm được chỗ trọ mới chỉ tốn năm mươi tệ một đêm. Bà ta không cho con gái đi cùng mình, bởi thực tế đêm hôm ấy Vọng Thụy Linh lang thang quanh rạp chiếu phim.
Đông giá rét, gió thổi phần phật giữa đêm. Nhân viên rạp chiếu phim không đành lòng nhìn Vọng Thụy Linh như thế nên bảo bà ta ngồi trong rạp nghỉ lại một đêm. Dương Nguyên Nguyên cũng rất lo lắng cho Vọng Thụy Linh, cô cứ nhìn chiếc giường vắng bóng mẹ mà lòng bồn chồn không yên.
Hôm sau Dương Nguyên Nguyên mới biết, mẹ mình qua đêm ở rạp chiếu phim. Đến hôm 23/11, sau bao thăng trầm cuối cùng hai mẹ con cũng nhận chìa khóa căn nhà mới. Nhưng giây phút mở cửa ra, hai người đều thảng thốt vì tình trạng căn nhà không thể vào ở ngay được, vừa trống huơ trống hoác, vừa bị bụi bám dày đặc trên lớp nền xi măng.
Cực chẳng đã hai mẹ con phải nai lưng ra dọn phòng, lót đệm ra nằm ngủ. Đêm đó, Dương Nguyên Nguyên thao thức hồi lâu. Nhìn khung cảnh hoang tàn chung quanh, ngẫm lại con đường đi học khổ ải của mình, cô bỗng thấy bao công sức bấy lâu thật vô ích.
Dương Nguyên Nguyên nói với mẹ rằng: “Người ta nói tri thức sẽ thay đổi vận mệnh, mà sao con học nhiều như thế, vẫn chẳng thấy cuộc đời có gì thay đổi cả.” Tiếc là Vọng Thụy Linh không nhận ra sự tuyệt vọng như sắp rời xa thế giới này của con gái, bà ta chỉ nghĩ Dương Nguyên Nguyên đang than thở vậy thôi, nên nhẹ giọng an ủi: “Con cứ học chăm chỉ vào, tương lai sẽ tốt hơn mà.”
IV. Kết cục tự sa’t bằng phương thức cực đoan
26/11/2009, Vọng Thụy Linh chuẩn bị bữa sáng đợi con gái đến ăn, nhưng bà ta đợi mãi vẫn chẳng thấy Dương Nguyên Nguyên đâu. Vọng Thụy Linh bỗng có dự cảm không lành, bà ta vội vàng đến trường, đứng dưới ký túc xá gọi tên con. Quản lý ký túc sợ bà ồn ào gây ảnh hưởng sinh hoạt chung, bèn bảo: “Con chị ở khu nào, để tôi đi kiểm tra giúp chị.”
Nhận được thông tin xong, quản lý lập tức chạy đến phòng Dương Nguyên Nguyên. Gõ cửa một lúc vẫn không thấy ai bước ra, quản lý thấy điềm bất ổn nên nhanh chóng lấy chìa khóa sơ cua mở cửa phòng ra, bên trong không có ai. Quản lý đẩy thử cửa nhà vệ sinh, cảnh tượng kinh hãi bên trong khiến cô suýt thì gào lên.
Dương Nguyên Nguyên cột hai chiếc khăn lông vào vòi nước, tự siê’t cổ mình cho đến chê’t.
Quản lý ký túc gọi cấp cứu, sau đó chạy xuống lầu thông báo cho Vọng Thụy Linh. Tin tức chấn động như sét đánh ngang tai, Vọng Thụy Linh không ngờ còn gái mình lại đi đến bước đường tự sa’t.
Dương Nguyên Nguyên cuối cùng vẫn qua đời, bất chấp nỗ lực cứu chữa của nhân viên y tế. Vụ việc gây rúng động mạng xã hội vào thời điểm đó, được biết đến nhiều với tên gọi “cô gái trường Đại học Hàng hải Thượng Hải.”
Sau đó trên mạng xuất hiện nhiều bài viết chỉ trích Đại học Hàng hải Thượng Hải đã cố tình che giấu sự thật về cái chê’t của Dương Nguyên Nguyên, chính việc họ đuổi Vọng Thụy Linh ra khỏi ký túc xá trường đã khiến Dương Nguyên Nguyên hoàn toàn tuyệt vọng.
Vọng Thụy Linh cũng cho rằng, con gái mình tự sa’t là lỗi của nhà trường. Nhân viên quản lý đã có những lời lẽ cay nghiệt dành cho hai mẹ con như “nghèo còn bày đặt đi học”, “đừng có mang bộ dạng quê mùa đó đến đây”. Bà ta cho rằng, Dương Nguyên Nguyên t-ự sa’t vì không chịu nổi sự ác ý của nhà trường.
Tuy nhiên phía nhà trường cho biết quản lý không hề nói ra những câu trên, thêm vào đó họ đã có động thái nhượng bộ trước việc Vọng Thụy Linh sống chung ký túc xá với con gái, còn cho hai mẹ con 10 ngày để chuẩn bị.
Từ góc độ của nhà trường, quyết định tự sa’t của Dương Nguyên Nguyên xuất phát từ nguyên do cá nhân là chính và không liên can đến họ.
Nhiều người lại cho rằng, Vọng Thụy Linh mới là kẻ hại chê’t con gái. Bởi trong di thư, Dương Nguyên Nguyên đã viết rằng:
Nào có ai muốn bị buộc vào cuống rốn cả đời.
Có thể thấy Vọng Thụy Linh đã can thiệp quá nhiều trong cuộc đời vỏn vẹn 30 năm của Dương Nguyên Nguyên. Bà ta như một sợi thừng vô hình, cầm tù bước chân con gái tiến về phía trước, dần dà kéo Dương Nguyên Nguyên vào vực sâu. Nhưng suy cho cùng, nguyên nhân lớn nhất khiến Dương Nguyên Nguyên tự sa’t là bởi cảm giác chông chênh lạc lối.
Khi còn bé, cô tin rằng kiến thức có thể thay đổi cuộc đời mình, để rồi khi lớn lên cô nhận ra ngay cả kiếm việc làm cũng là chuyện rất nan giải. Sau khi vào cao học, cô ngỡ tương lai mình sẽ thật xán lạn, nhưng giây phút hai mẹ con ngả lưng nằm trên nền căn nhà thuê tồi tàn, thực tế lại khiến cô thấy phũ phàng.
Dương Nguyên Nguyên cứ hi vọng rồi lại thất vọng, cảm giác chông chênh cứ liên tục xuất hiện. Cho đến khi hy vọng hoàn toàn bị dập tắt, cô gục ngã và quyết định rời bỏ thế giới này.
Tất nhiên, trường hợp của Dương Nguyên Nguyên cũng không đủ thuyết phục để phủ nhận câu nói “tri thức có thể thay đổi vận mệnh”. Với nhiều gia đình vùng sâu vùng xa, học tập vẫn là con đường đơn giản và an toàn nhất giúp họ thay đổi cuộc đời.
Theo: Fb Tiệm Tạp Hoá Thanh Xuân
Sao trong câu chuyện này bà mẹ lại bị biến thành vai ác nhỉ. Các sự lựa chọn của cô này đều đc đưa ra sau khi đã cân nhắc lợi hại cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Bà mẹ khuyên can cũng vì thương con hoặc kinh tế gia đình k cho phép, bà ấy k đảm đương đc chi phí, học phí cho con. K muốn con đi xa vì k muốn con thân gái 1 mình xa nhà vất vả, nhiều nguy hiểm. Bà ấy kỳ vọng cao nhưng cô gái này cũng thế. Cô này cũng lớn r chứ có phải bé đâu mà bảo là mẹ ép. Chỉ vì cô này lựa chọn tự hủy k có nghĩa là cô này k sai trong các sự lựa chọn sai lầm của mình và đổ mọi việc cho bà mẹ đc. Việc dùng tư “bà ta” trong bài viết đang vô hình chung biến bà mẹ thành nv phản diện và khiến đa số người đọc có cái nhìn thiếu khách quan khi đánh giá sự việc.