Là một người Canada, tui hoàn toàn thấu hiểu điều này. Ở những vùng du lịch ở phía Tây Canada, du khách ở đó rất hay đặt mình vào những tình huống rất tệ và đôi lúc phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Nếu bạn đang có ý định đi hiking núi với những tuyến đường mòn hẻo lánh thì ĐỪNG có tách đoàn, ĐỪNG có đi “đường tắt” và ĐỪNG xem nhẹ lượng thời gian để tìm kiếm bạn nếu bạn bị lạc hay sự hiểm trở của núi nếu bạn đi chậmbị thương dù bất cứ lý do nào và không có thiết bị phù hợp.
Đồng thời, thú hoang là THÚ HOANG. Hải ly dễ thương không đồng nghĩa là chúng không sợ bạn, và nếu chúng sợ bạn mà bạn cứ tiếp cận chúng, chúng SẼ tấn công để tự vệ, và vì việc cắn vào thân cây không hề khó với chúng, nên cắn chân bạn cũng là chuyện muỗi thôi..
Nai sừng tấm có thể gây nguy hiểm nhưng lượng du khách cứ bất chấp tiến tới tiếp cận chúng cũng nhiều vô kể. Chúng rất to lớn. Nếu chúng nghĩ các bạn đang làm chúng khó chịu thì chúng cho một húc ngay đấy.
Nai sừng tấm cũng cực kì ngốc nghếch. Chúng có bất cứ phản ứng tiêu cực nào là đều ngăn chặn bạn mất mạng.
Tui sống ở Hà Lan, và tui có thể nói là nơi đây khá an toàn cho du khách đấy. Và rồi tui nhớ ra có một thời gian tui đi chơi ở Amsterdam và thấy biển cảnh báo du khách về mấy kẻ bán hàng trắng kiểu cocaine ý. Đừng có tin vào việc cái gì cũng có thể xảy ra ở Amsterdam đâu nhé. Hàng trắng hay đá đều bị cấm và không an toàn ở bất cứ đâu nhé.
Khi tui còn ở Amsterdam, tui đã từng bị một gã bán thuốc bám theo ý. Ổng cứ chào bán tất cả thuốc mà ổng có còn tui cứ từ chối mãi. Ổng bám đuôi qua suốt 6 tòa nhà và cứ tiếp tục lải nhải về mớ thuốc ổng bán. Tui rẽ vào khách sạn rồi mà ổng vẫn cứ bám như sam đến khi tui hét toáng rằng “tao đ** có muốn mua”. Xong rồi ổng phắn luôn.
Nhị vị phụ huynh tui từng thăm quan Amsterdam trong một tour nọ. Ba tui thì khá nhanh nhạy. Ba tui bảo là bố thấy một anh chàng đi thẳng đến ba, đầu thì tết dreadlock mà thái độ cũng là người vênh váo nhất mà ba tui từng gặp. Ba tui tưởng là anh ta sắp làm gì ổng rồi. Lúc mà ảnh đến gần ba tui, ảnh nói khẽ với ba tui rằng hai người hãy đến chỗ 2 ông cảnh sát ngay góc đường mà ba mẹ tui sắp đến. Ba tui không hiểu ý ảnh lắm, nhưng vẫn cứ đi và đúng như cái anh tóc dreadlock bảo, có 2 ông cảnh sát ở đó thật. Ba tui đến chỗ họ và hai ông kia cũng bảo ba mẹ tui đến gần. Hóa ra là anh chàng tóc dreadlock kia là công an chìm và đã nhìn thấy ai đó trộm túi của mẹ tui. Một vài phút sau, hai ông công an chìm khác đã lấy lại ví cho mẹ tui luôn.
Tốt quá. Tui từng thấy một anh “bán hàng” nọ cố bán hàng trắn cho tui. Đến tối thì tui lại thấy ảnh bán hàng cho cặp đôi nọ có vẻ là du khách. Ngay sau đó, một tá cảnh sát bao vây cặp đôi đó luôn.
Tui đoán chắc đấy là công an chìm và cặp đôi kia chắc cũng thống khổ không kém.
Úc.
Tui đã gặp cả tá du khách châu Âu muốn đi sâu vào lục địa mà không chuẩn bị gì cả. Kiểu mấy cái cơ bản như biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc không chuẩn bị đủ nước thôi ý.
Không đùa đâu. Người ta ngủm trong đấy miết và nhiệt đô thì luôn hơn 40C cùng với việc lái xe hơn hàng trăm cây số trước khi gặp được ai đó để cứu hộ nếu có chuyện gì xảy ra đấy.
Không thể hình dung nổi việc thám hiểm như thế mà không đem theo cả đống nước và điện thoại vệ tinh luôn.
Anh chị rể của tui sống ở vùng sa mạc (anh ý là giáo viên còn chị thì là nhà hoạt động xã hội) vậy nên tụi tui sẽ đến thăm gia đình anh chị mỗi 1-2 năm.
Lúc nào tụi tui cũng mang đủ nước, một vài cái lốp dự phòng, rất nhiều xăng và luôn kiểm tra xe kĩ lưỡng trước khi đi.
Nhưng trong chuyến đi tầm 5 năm trước và xe tụi tui bị hỏng máy khá là nặng. Tui thì không biết nhiều về xe cộ, chồng tui thì có và ảnh đã chửi rất nhiều. Xe tụi tui bị hỏng gioăng nắp máy và nứt thân động cơ (?) và đang cách thị trần gần nhất tầm 10 giờ lái xe.
Sau hơn 12 tiếng mòn mỏi chờ đợi ai đó đi ngang để đi nhờ đến nơi gần nhất để gọi cứu hộ di động để xe tụi tui ổn để tiếp tục hành trình.
(Lúc đấy tụi tui cũng đã lái xe liên tục 4 ngày rồi đó)
Edit: Đây là một số video mà tui đã quay ở nơi xe tụi tui bị hỏng. Chất lượng không tốt lắm đâu haha nhưng mà cũng đủ cho mọi người biết nơi đây hẻo lánh đến thế nào thôi.
Quả là nơi “hợp lý” để hỏng gioăng nắp máy và nứt thân động cơ luôn.
Ừa. Đúng là khủng khiếp thật.
Anh chồng tui đã làm lại máy tại tiệm cơ khí ngay trước khi tụi tui đi. Không biết họ đã làm cái gì, nhưng họ đã làm hỏng cái gì rồi (Hình như cái gì liên quan đến cảm biến?)
Chồng tui gọi xe rơ-moóc ship thẳng chiếc xe của tụi tui đến anh thợ kia cùng hóa đơn sửa xe, trong khi tụi tui thuê xe khác để lái về nhà.
Cuối cùng chồng tui cũng lôi anh thợ kia ra tòa và giải quyết bằng trọng tài.
Đi phượt nữa.
Nguy hiểm cực kì đấy. Không phải dễ để xoay xở trong vùng cực kì rộng nhưng khỉ ho cò gáy rồi còn cực kì khó định hướng nữa.
Tui biết là Mỹ có rất nhiều vùng hẻo lánh nhưng ở Úc thì nó còn hẻo lánh gấp bội và cực kì khó để định hướng. Có những vùng đất hay rừng rậm mà bạn lái xe 5 tiếng vẫn cứ thấy nó giống nhau vả còn chả có mốc gì để biết đâu. Có vô số câu chuyện về việc người thám hiểm vào đấy xong lạc và bay màu luôn như ở vùng Tasmanian kiểu vậy, và khi mọi người đến đấy thì mọi người sẽ tự hiểu thôi.
Thật sự cảm thấy các bác thám hiểm hồi xưa tài lắm luôn ý.
Sự chết người của các điều kiện ngoại cảnh cũng là điều tui muốn nhắc đến nữa. Ngoài mấy thành phố ở Úc là chỗ tui hay đến thì mấy chỗ còn lại cứ như muốn giết tui dị đó.
Tui biết là Mỹ có rất nhiều vùng hẻo lánh nhưng ở Úc thì nó còn hẻo lánh gấp bội và cực kì khó để định hướng. Có những vùng đất hay rừng rậm mà bạn lái xe 5 tiếng vẫn cứ thấy nó giống nhau vả còn chả có mốc gì để biết đâu.
Rất nhiều người không biết rằng Úc có cùng kích cỡ với 50 băng của Mỹ nhưng lại ít hơn 10% dân số của Mỹ. Hơn nữa, 87% dân số Úc chỉ sống trong bán kính 50km từ đường bờ biển và hầu hết ở bờ biển ở phía đông, đông nam và tây nam thôi. Điều này có nghĩa là có ít 3 triệu người sống ở vùng đất rộng gần bằng phần lục địa Mỹ luôn đấy.
New Zealand, không có mấy động vật, côn trùng hay rắn độc có thể làm chết người đâu. Nhưng tụi tui có một lỗ thủng trên tầng Ozone thôi.
Người da trắng sẽ bị cháy nắng chỉ sau 30 phút ra nắng không che chắn. Còn tui thì chỉ cần 15 phút.
Còn nếu tui nhảy nhót trong nắng cả ngày mà không che chắn ý, thì chắc chắn tui sẽ cháy nắngpeeling cả tháng sau luôn.
Dị là “So What We Do In The Shadow” không phải phim về ma cà rồng mà là về một người New Zealand bình thường thôi á hả?
Khách người Đức xác nhận đây nhé, năm ngoái tui vừa có 1 chuyến đi 1 tháng đến New Zealand. Tụi tui đi hike nhưng tui quên bôi kem chống nắng. Cứ nghĩ là không có vấn đề quan trọng lắm đâu. Lần đầu tiên mà tui bị rộp da trên tai, cổ, mặt và tay như vậy đấy. Điên rồ thật sự.
Tui thật sự không hiểu sao du khách ở Úc lại bị cháy nắng thế cho đến khi đến châu Âu ý. Tui biết được là không đâu trên thế giới ngoài chỗ tui đốt cháy da mọi người thế. Tui có thể đi cả ngày mùa hè ở châu Âu mà không bị cháy nắng, điên chưa! Và hình như SPF cao nhất mà mọi người bán chỉ là 15 thôi ý.
Giao thông ở Thái Lan với Việt Nam. Một trong những nước có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới.
Là một người từng đến cả hai nước. Tui không bất ngờ mấy. Luật giao thông dường như có như không thôi ý. Mấy người đi xe máy cứ nghĩ rằng mình vô hình rồi lái xe cũng thế luôn.
Tui về Việt Nam năm ngoái để thăm gia đình mà tui còn chẳng tin nổi luôn nè. Các bồ thử hình dung mặt tui khi tui được dạy là luôn đeo dây an toàn cái tui phải ngồi ghê trước của xe taxi nọ mà không có cái dây an toàn nào dùng được rồi bác tài thì phóng 80mph giữa một rừng xe máy lúc 10 giờ tối đi.
Một lần khác, tui được bảo là luôn mặc áo phao khi lên thuyền này, cái tui cũng sốc xỉu khi anh chèo thuyền cho tụi tui bảo “khỏi cần”.
Vấn đề chung của các nước châu Á đang phát triển thôi. Tui đã từng thấy người ta lái xe hơi lạng lách giữa các làn đây.
Ở Cambodia cũng có mấy bác lái tuk tuk cũng y như bồ miêu tả ý, thậm chí họ còn lướt Tik Tok khi đang lái luôn cho ngầu.
Trinidad.
Thủ đô ở đấy chắc cũng phải là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên trái đất.
Gia đình vợ tui ở đó nè. Tui không được phép đến thăm khi họ trở về (tui là người da trắng) và họ cũng nhấn mạnh rằng họ cũng không đảm bảo an toàn cho tui. Kể cả vợ và em trai cổ cũng cần phải có hộ tống đi theo mọi nơi bởi vì bọn họ không lớn lên ở đấy và người dân xung quanh họ biết điều đó.
Không phải quốc gia nào, nhưng Hawaii có rất rất nhiều du khách chết đuối mỗi năm, biển cả không phải chuyện đùa đâu. Sóng ập vào bờ cũng có thể làm gãy cổ, gãy lưng. Tui cũng là dân bơi cũng tốt mà tui còn bị cuốn trôi cả 1/4 dặm ra biển trước khi tui thoát khỏi dòng rút đấy.
Tui nghĩ nhiều người không nhận ra mấy cơn sóng đó đáng sợ thế nào và đá nham thạch thì có ở khắp nơi nữa.
Thụy Điển, ví dụ như là–đều là sleek design và thịt viên cho đến khi bạn gặp nai sừng tấm nghẽn đường giao thông.
Tuần lộc! Lúc nào cũng vậy! Tui rất là sợ khi phải lái xe trên đường cao tốc và tự dưng đụng độ với Rudolph và 18 người bạn của ảnh đang dàn khắp đường vừa chill vừa liếm láp muối.
Ý ra là tuần lộc còn đi theo bầy đàn đông đông thì còn mà né kịp nhé.
Chứ mẹ nai sừng tấm thì cứ từ đâu đâu phi thẳng ra đường làm sợ đến chết khiếp đi ấy!
Có con nai sừng tấm từng cắn em gái tui luôn á.
Đọc cái này làm chi để tui chỉ muốn ở nhà dị.
Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra ở nhà. Đi Thụy Điển thử đi sốp.
Chỉ là xác xuất cơ bản thôi đúng không? Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra ở nhà là tại vì mọi người ở nhà nhiều nhất mà. Đâu có nghĩa là nhà của mọi người đều có đầy những mối nguy hiểm tiềm ẩn, giống kiểu làm rơi dao ở nhà mà mình ở mỗi ngày với việc rơi ở bếp của căn airbnb nào đấy mà bạn chỉ ở đấy khi cuối tuần thôi.
Dù tui sẽ không bao giờ bảo Đan Mạch là một quốc gia nguy hiểm nhưng mà có một số điều mà du khách sẽ không thể biết được.
- Rất nhiều du khách Đức đi du lịch ở bờ biển phía tây của bán đảo Jutland. Rất nhiều người trong bọn họ không biết rằng đừng đùa với Biển Bắc. Dòng thủy triều rút là hiện tượng vô cùng bình thường và đáng sợ khủng khiếp. Các dòng hải lưu cũng như sóng cũng sẽ mạnh hơn rất nhiều nếu mọi người không quen thuộc với biển cả. Bơi thì được và cũng khá là an toàn nhưng mà đừng có dô tri, cũng như đừng có ra khơi trên thuyền hơi không thì mọi người sẽ trôi được nửa đường đến Anh luôn mà không hề hay biết đó.
- Nơi gọi là thành phố tự do Christiania ở Copenhagen có thể là một nơi thú vị để tham quan. Nhưng đây cũng là tụ điểm tội phạm có cả ma tóe nữa. Tháng tám năm ngoái có một đám người vô tội bị liên lụy trong một phi vụ bắn nhau ở quán bar nọ và bị thương. Người đàn ông mục tiêu bị bắn vài phát và thiệt mạng. Ở đó cùng từng có vài vụ băng đảng thanh toán nhau, xả súng và cả chém nhau nốt. Thêm nữa là đừng chụp ảnh ở đấy. Bọn buôn cỏ không thích điều đấy đâu.
- Vì chúa trời cao thì nếu mọi người không quen với việc đi xe đạp trong thành phố thì ĐỪNG CÓ thuê xe đạp rồi đạp xe ở Copenhagen. Tụi tui không thích điều đó lắm và mọi người có khi sẽ làm người khác bị thương nữa đó.
Ngoài mấy lưu ý trên thì mong mọi người vui chơi ở Đan Mạch dui dẻ!
Thật sự là có thể điểm tên vài vùng của Mỹ ở đây vì ở Arizona nếu mọi người không biết thì ở đây rất dễ b5i say nhiệt và mất nước dù vẫn còn ở trong thành phố.
Đặc biệt là vào mùa hè nhé. Tui không hiểu sao mọi người có thể đến đấy được luôn. Phoenix thường đạt mức xấp xỉ 49C trong mùa hè. Nếu mọi người không thể hiểu được sức nóng như thế nào thì – cũng được thôi! Chỉ là đừng có đi hiking ở đấy vào mùa hè.
Mà cũng đúng! Cảnh vật thì tuyệt vời. Đường mòn thì khắp nơi. Chỉ là đấy là một sa mạc và sẽ nóng hơn bất cứ đâu mọi người từng đến thôi.
Rất nhiều resort 5 sao hào nhoáng dành cho người giàu thường bảo bạn là “VUI LÒNG ĐỪNG RỜI KHỎI RESORT”. Bạn có thể nghĩ là điều này khá là hiển nhiên vì trong khu resort đã có đầy đủ dịch vụ rồi, nhưng mà chẳng hiểu sao vẫn có một đống người phớt lờ cảnh báo đó và trốn ra ngoài và thường thì họ sẽ bị cướp, bắt cóc hoặc có khi tệ hơn nữa.
Scotland. Dễ ngủm thì đừng hỏi.
Một ông người Scotland say xỉn băng qua đường từ bên quán rượu và tiếp cận tui trong khi tui đang vội đến London vì cuộc hẹn. Hoàn toàn không ai bảo ai ban gì, anh ta đứng trước mặt tui lè nhè “Tôi là người Công giáo nên tôi biết cách bảo vệ phụ nữ… Chỉ cần cho tôi số điện thoại của cô và nói tôi biết ai đang quấy rối cô, tôi sẽ xử hắn ngay luôn”. Thật sự là quả “tinh thần hiệp nghĩa” mà tui ớn đến già luôn.
Tui không nói là nguy hiểm nhưng Ireland có vấn đề về hành vi chống đối xã hội ngày càng nghiêm trọng nhưng không được giải quyết thỏa đáng.
Ngày nọ tui đang đứng ở ngã tư tại Dublin thì khứa trẻ này lại chỉ trích tui bởi vì tui đang nhìn chầm chầm vào bạn gái của chả. Về mặt pháp lý thì tui bị khiếm thị và còn đang cầm gậy nữa chứ. Ôi thật thiếu kém kiến thức thông thường quá đi. ????
Chuẩn đấy! Tui đã chuyển đi ngay khi bạo lực giữa thanh niên gia tăng nhưng tui lại bỏ lại mấy người bạn sống ở khu vực đáng sợ hơn ở Dublin.
Tui vừa ghé thăm họ gần đây và nhóm tụi tui bị (buồn cười thật đó) đe dọa bởi một thằng nhóc 10 tuổi. Rồi chuyện bớt buồn cười khi thằng nhỏ cầm vũ khí trên tay ạ.
Canada đối nghịch lại với Úc đấy. Ở Úc, mọi thứ nhìn đều rất kinh dị, nhưng nếu mọi người tránh xa chúng, đa số chúng chỉ muốn ở yên thôi, và hầu hết bọn chúng sợ mọi người (trừ bọn chim ra, bọn chúng khốn nạn gớm).
Ở Canada, mọi thứ trông rất dễ thương, và rất ít chúng sợ con người bởi đã quen với sự tiếp xúc trực tiếp do không ai quan trọng sự nguy hiểm cả, và chúng có thể xé toạc cổ họng của bạn. Hải ly có thể nhai nát cây phong trong vài phút, thế bạn có nghĩ đến loài “chuột bự” này sẽ làm gì với xương đùi của bạn không? Nai sừng tấm có thể đứng dậy bỏ đi ngay sau khi va chạm với xe bán tải, vói sức nặng hơn một chiếc xe hơi nhỏ, có thể đâm sầm vào bạn, và chúng chẳng thèm nghĩ đâu, sẽ biến bạn thành vật trang trí trên gạc của chúng. Mấy con dê sẽ chẳng nghĩ ngợi gì mà xơi thịt bạn nếu bạn lỡ bị húc đến chết đấy. Tui sẽ nhắc lại cho bạn rõ. Loài Dê. Sẽ Ăn Thịt. Bạn. Mấy bé hải cẩu con đáng yêu à? Hải cẩu mẹ thì to hơn cả bạn và cũng có lý do mới gọi chúng là loại sói dưới nước đấy. Còn loài sóc, à sóc thì vô hại ý mà… đùa thôi, có khi chúng sẽ cắn tay bạn hay cào mắt của mọi người đấy.
Đấy còn chưa tính đến những con thú săn mồi thật ý nha. Không, chúng không phải cún con, mèo con hay gấu bông đâu. May thì mất bàn tay, xui thì mất đầu. Ngạc nhiên thay, những con không hề có ý định giết bạn thì lại là loại rắn và nhện.
Điểm chung duy nhất là… bọn chim khốn khiếp. Lạy thánh thần bốn phương mười hướng cái bọn “gà hổ mang”.
*TN: Gà hổ mang là cách người Canada gọi loài ngỗng Canada. Và cùng là cái con ở trong ảnh.
Jamaica.
Tui đã đi hết vùng Caribbean và trong khi mọi người lo lắng về việc bị lừa gạt ở các quốc đảo khác, thì ở Jamaica là nơi duy nhất tui lo lắng về việc bị cướp, hoặc tệ hơn.
Ngôi sao của chúng tui đang ở tù chung thân vì giết người bằng rìu. Mọi người dù biết anh ta có tội nhưng vẫn thây kệ và muốn ảnh được trả tự do.
Ai nghĩ là Jamaica an toàn thế hả?
Nepal. Leo lên nóc nhà của thế giới đúng là một tour theo mùa lớn thật, nhưng mà vẫn có tỉ lệ nào đấy số người sẽ bỏ mạng khi leo lên đây.
Hà Lan. Mọi người sẽ bất ngờ với tỉ lệ nạn buôn người ở đây đó.
Fun fạct: những băng nhóm Mafiatội phạm có ảnh hưởng lớn nhất, liên quan đến việc nhập “hàng” ở EU không phải là Mafia Ý hay Mafia Pháp như mọi người nghĩ đâu, mà là (Hà Lan và Bỉ)-Moroccan Mafia (hay còn gọi là Mocrio Mafia).
Chúng kiểm soát cảng lớn nhất châu Âu (Rotterdam) và ảnh hướng to lớn đến những cảng lớn khác như Amsterdam và Bruges (Bỉ). “Hàng” sẽ được vận chuyển từ Nam Mỹ đến châu Âu thông qua các thuộc địa cũ của Hà Lan và các lãnh thổ hải ngoại.
Ngoài hoạt động chính của chúng là buôn bán ma tóe, chúng còn liên quan đến việc buôn bán vũ khí, người hay cả xe bị trộm cướp.
Nhật Bản chắc chắn không phải là nơi đáng sợ lắm, nhưng mà tui thấy điều “yên tâm đi an toàn mà” là hơi bị cường điệu đó nhen. Sự thật là có những “sự cố” ở Nhật không được báo cho cảnh sát đâu.
Là một người Mỹ sống ở Nhật dược 4 năm, tui đã gặp nhiều pha vậy rồi… bạo lực khi say, bạo lực gia đìnhcặp đôi, trộm cướp, bị rình rập,… Những chuyện đó không được báo cho cảnh sát đâu.
Bạn có thể sẽ không bị bắn hay cướp ở Nhật đâu, nhưng mà không phải chuyện gì cũng không thể xảy ra nhé.
Nhật Bản được dánh giá là một quốc gia an toàn hơn nhiều quốc gia khác là điều dễ hiểu, nhưng điều đấy cũng mang đến một sự an toàn giả tạo. Tui đã thấy rất nhiều video của các du khách nữ ở lại các cửa hàng qua đêm để chứng minh sự an toàn của Nhật, trong khi ở dưới phần bình luận thì có hằng hà sa số bình luận của các bạn nữ Nhật cảnh báo rằng họ không nên làm thế. Đây là đất nước mà có hẳn đoàn tàu riêng cho phụ nữ, và điện thoại thì chắc chắn phải có tiếng chụp ảnh đấy. Dù tui biết chắc hẳn đây là một quốc gia an toàn hơn nhiều, nhưng mà ừ… không nên vô tư như thế dù ở một quốc gia được xem là an toàn.
Ukraine.
Tui rất vui khi thấy du khách vẫn đến và chi tiền ở đấy, nhưng mà tui thì không thể hiểu được.
Mọi người nghĩ một quốc gia trong chiến sự thì an toàn à?
Tui biết Ukraine cũng khá rộng lớn và mọi người có thể đến khu vực cách xa tiền tuyến 1000km… nhưng mà cũng cấn cấn mà mọi người.