Tiên cá (Mermaid) rồi thì Người cá (Siren) này, các ả Rusalka (tinh linh nước trong thần thoại Slavic), nữ yêu Huldra, yêu tinh nhện (Jorogumo), hồ ly tinh (Kitsune), cáo chín đuôi (Kumiho), tiên nữ (Iele), Quý Bà Hươu (Deer Woman), hay quen thuộc hơn cả là Quỷ hấp tinh (Succubus). Là do mình nghĩ nhiều, hay là thật sự có rất nhiều sinh vật nữ trong thần thoại và văn hóa dân gian của nhiều nền văn hóa phải thói ưa quyến rũ và g!ết hại đàn ông nhỉ?
Mà lý do gì để làm thế? Tại sao những sinh vật này lại hành động theo một hướng cụ thể như vậy?
nỗi sợ thường trực của các ông ấy mà
Theo cách nhìn khác, thì sức cám dỗ của tính nữ được xem là điểm yếu của cánh mày râu. Ai ai cũng sợ rằng điểm yếu của họ sẽ được lợi dụng để chống lại họ.
Những con quái đó đại diện cho chính nỗi sợ của con người. Trong trường hợp này, đây là nỗi sợ về sức quyến rũ nguy hiểm của phụ nữ sẽ dẫn đàn ông đến chỗ hủy diệt.
Những tình cảm gần gũi dễ bị xem là yếu đuối, cả về tinh thần lẫn thể xác. Căn nguyên của rất nhiều nỗi sợ là người ta e ngại cảm giác yếu đuối, dễ bị tổn thương này.
Tưởng tượng rằng bạn đang thân mật với một người nào đó, rồi người ta rút dao ra đâm bạn. Đúng kiểu ê cái qq gì gì luôn. Con người khó mà vượt qua được tổn thương như vậy.
Đàn ông sợ cái việc rơi vào tình huống bị áp đảo về sức mạnh, nhất là những cảnh huống ngoài dự đoán của họ. Điều này tạo nên một nhân vật quái vật hay ho.
Tư tưởng hạ thấp phụ nữ đã ăn sâu bén rễ trong xã hội dẫn đến việc hầu hết các mô tả về phụ nữ giàu dục tính cũng đồng nghĩa với bằng cớ rằng phụ nữ là hiện thân của quỷ dữ, và đàn ông phải tự bảo vệ mình bằng cách chống lại những mánh lừa gạt của họ.
Tôi nghĩ bạn đánh đúng phần cốt lõi đây rồi. Ý tưởng về những loại quái vật đó là nhằm biện minh cho đàn ông, đâu phải là lỗi của các ông đâu, là lỗi của “quái vật” (phụ nữ) chứ. Chúng cổ vũ những lời dối trá rằng khi đàn ông “nhầm lẫn” về điều gì đó, thì đấy là do người đàn bà đã lôi kéo, dẫn dắt anh ta.
Trong quyển Những nữ thần nhảy múa (Dancing Goddesses) của Elizabeth Wayland Barber, bà ấy cho rằng các nền văn hóa cổ xưa tại Hy Lạp và Đông Âu tin rằng mọi phụ nữ đều mang trong mình sức mạnh siêu nhiên để tạo lập và duy trì sự sống, nhưng nếu một trinh nữ chế+ đi mà không sử dụng sức mạnh đó để sinh con đẻ cái, thì cô gái ấy sẽ nắm giữ quyền năng ấy kể cả khi chế+ và có thể sử dụng chúng bằng bất cứ cách nào cô thích. Để nâng tầm mối đe dọa, thì sinh vật hùng mạnh này không có con cái, đồng nghĩa là không có ràng buộc tinh thần nào giữa cô ta và cộng đồng, nên cô ta không có nghĩa vụ sử dụng sức mạnh ấy vì những mục tiêu tốt đẹp.
Quyển sách xoay quanh Rusalka, sinh vật được thờ phụng với đủ mọi nghi thức, cống vật để đổi lại sức khỏe và mùa màng bội thu (hay những thứ liên quan mật thiết đến nước). Các sinh vật này ưa thích những màn khiêu vũ, những dải ruy băng và dải vải. Có cả một nghi thức đốt cháy hoặc phân thây một hình nhân bằng rơm đại diện cho người nam đã phụ bạc với các nàng khi còn sống, để các nàng không hiểu nhầm và tiếp tục lôi kéo đàn ông vào những cơn bão hay vực sâu chế+ chóc (vì tưởng sai rằng gã ta đã phụ bạc mình). Người dân sẽ rải tro rơm ấy khắp cánh đồng, bằng cách đó, nếu sinh vật vẫn còn oán hận người đàn ông, nàng ta sẽ tưới tắm lên những nơi mà “xác” hắn nằm lại, nhờ thế, ruộng đồng tươi tốt hơn.
Thần thoại thường kéo theo những điều sau đây: Bài học đạo đức, những lý giải về hiện tượng tự nhiên, lý giải về những niềm tin hay những thực hành tôn giáo, giải thích về hành vi của con người hoặc của nền văn hóa, hay những câu chuyện về sự hình thành hay trật tự của thế giới.
Trong trường hợp này, thì đó là bài học đạo đức. Bài học đó như sau “xắn quần lên đi đồ ngu, làm gì có ai cho mày ăn nằm miễn phí bao giờ”
Các ả tiên cây (Dryad) hoặc tiên nữ (Nymph), hay Quý Bà Hươu mời gọi những gã đàn ông đần độn, rồi cướpg!ết hắn. Vô số nam giới đã tự hủy hoại đời mình bởi vì bị mắc kẹt ở một chốn không dành cho anh ta, hoặc là đã bị lừa gạt bởi một người phụ nữ với mồi câu là xác thịt của ả.
Còn nhiều câu chuyện tương tự về âm đạo có răng hay hấp tinh đại pháp, vv
Mình nghĩ chúng cũng có thể được dùng để lý giải về cách thế giới tự nhiên vận hành. Hầu hết những sinh vật “quyến rũ rồi g!ết hại” này thường là những linh hồn của các thủy vực tự nhiên. Truyện kể về chúng có thể được dùng để giải thích vì sao có hiện tượng chế+ đuối và đồng thời cảnh báo mọi người cẩn thận khi đến gần hồ ao sông suối. Hoặc là như thế, hoặc là tất cả những sinh vật này tình cờ đều đến từ một linh hồn nước nguyên thủy, sau đó được đa dạng hóa nhưng vẫn giữ đặc điểm là quyến rũ chế+ người, dù vậy mình thấy khả năng này không cao.
Bạn còn quên một lý do nữa: chính trị. Rất nhiều câu chuyện mang tính chính trị, hay được viết lại cho mục đích chính trị. Ví dụ: Medusa. Phiên bản nàng ta bị Poseidon cưỡng bức và rồi bị Athena trừng phạt được viết bởi người La Mã trong công cuộc chép sử hòng cạnh tranh với người Hy Lạp.
Hoàn toàn có khả năng một số ví dụ tiêu biểu nhất về những quái vật này thật ra là một phần trong chiến dịch nào đó hòng làm mất uy tín của một người hoặc một cộng đồng nào đó.