Chồng tôi là tiến sĩ. Khi chúng tôi cưới nhau, anh ta vẫn còn đang học tiến sĩ, tôi thì ra đời đi làm sớm hơn, được sếp trọng dụng, nhờ đó công việc cũng thăng tiến, thu nhập thuộc loại trung bình khá so với những người cùng trang lứa. Trong thời gian anh ta học tiến sĩ, tôi đã chu cấp toàn bộ chi phí sinh hoạt cho anh, tôi mua nhà, trả hết nợ, còn chuyện đám cưới anh ta chỉ lo một phần chi phí.
Cuối cùng anh ta tốt nghiệp tiến sĩ và bắt đầu đi làm kiếm tiền, tôi nghĩ anh ta có thể chia sẻ gánh nặng gia đình với tôi, nhưng anh ta lại không có ý thức làm chuyện đó. Anh ta ăn trưa với đồng nghiệp lúc nào cũng hết 8 90 tệ (~300k) nhưng khi anh ta đi làm về, tôi nhờ mua hộ bó rau cũng tính toán với tôi.
Nhà cần gì, nếu anh ta bảo tôi đều sẽ mua. Ví dụ như anh ta muốn mua một chiếc kệ sách thì anh ta sẽ tự chọn rồi gửi link cho tôi, anh ta muốn mua bàn chải điện cũng tự chọn rồi bảo tôi mua nốt.
Suốt mấy năm nay tôi mua cho anh ta riết cũng thành thói quen. Anh ta tiêu tiền cho bản thân rất sướng tay, ví dụ như mua keo vuốt tóc, mua giày, mua quần áo, hoặc đi ăn ngoài. Nhưng với tôi, hoặc đối với gia đình, anh ta lại keo kiệt vô cùng, từ cái móc treo nhỏ trong nhà cho đến cả căn nhà, anh ta không bỏ ra một xu nào.
Thậm chí anh ta còn hay cằn nhằn, bảo rằng nhà mình nên mua lò nướng, nhưng lại không mua mà cứ đợi tôi mua. Tôi không mua thì anh ta cứ lải nhải bên tai, rồi bảo anh ta mà mua thì cái lò nướng đấy không phải của tôi, đồ tôi nướng bộ lẽ anh ta không ăn à? Anh ta là một người hoàn toàn không có ý thức tập thể, không có trách nhiệm.
Chiếc xe hơi hiện tại của tôi là do bố mẹ mua cho, giá hơn 20 vạn (~700tr), đã chạy được 4 5 năm. Sau khi kết hôn tôi muốn đổi xe mới, nhưng chồng tôi không có ý định góp tiền. Vì nhà tôi làm công chức, nên việc tổ chức đám cưới phải xin phép và không được tổ chức linh đình, do đó chúng tôi không mời nhiều người, tiền mừng cũng không được nhiều. Lấy tiền mừng để đổi xe vẫn còn thiếu rất nhiều. Tôi nói với anh ta rằng chúng tôi sẽ trả bằng tiền mừng trước, số còn lại cùng nhau trả góp. Anh ta không đồng ý, nói rằng xe mua về tôi lái chứ anh ta không lái.
Mặc dù nói vậy nhưng xe đều là do anh ta chọn, tôi thấy mua một chiếc Volvo cũng ok, giá tầm 50 vạn (~1 tỷ 7). Anh ta nhất quyết đòi mua Mercedes hoặc BMW giá 7 80 vạn (~2 tỷ , chọn xong lại không chịu trả tiền.
Thường ngày tôi lái xe nhiều hơn vì công ty tôi khá xa, tôi đã có thâm niên lái xe lâu năm, lấy bằng lái từ năm 18 tuổi và đã lái xe liên tục từ đó đến nay. Anh ta lấy bằng lái nhưng chưa bao giờ đụng đến xe, không dám lái trên đường, bình thường còn bắt tôi làm tài xế cho anh ta.
Vì chuyện đổi xe mà tôi đã nói chuyện với anh ta rất lâu, anh ta là tiến sĩ, không thích cãi nhau mà muốn giảng đạo lý với người thô lỗ như tôi. Trong cuộc sống, anh ta thường lấy chuyện mình là tiến sĩ để chỉ dạy tôi, ví dụ như tôi nhìn thấy một chiếc đĩa và thấy nó đẹp, anh ta nói tôi không có mắt thẩm mỹ, phải nghe anh ta vì anh ta là tiến sĩ. Tôi xem một bộ phim và thấy bình thường, anh ta nói tôi không hiểu phim vì tôi đọc sách quá ít. Những chuyện như vậy rất nhiều, tôi hoàn toàn không muốn quan tâm đến anh ta, nhưng tôi không ngờ rằng anh ta lại lấy chuyện tiến sĩ để nói đến chuyện mua xe.
Tôi nói với anh ta rằng mua xe nào đi thoải mái là được, không cần phải mua Mercedes hay BMW, vì chúng tôi không phải đại gia. Do đó yếu tố thuận tiện và hiệu năng phải được đặt lên hàng đầu.
Anh ta nói không được, là một tiến sĩ, nếu lái xe bình thường thì mọi người sẽ nghĩ rằng anh ta không thành đạt.
Ngay lúc đó, tôi thấy không chịu đựng được nữa và quyết định ly hôn.
Anh ta không đồng ý ly hôn và yêu cầu tôi bồi thường 20 vạn (~700tr), với lý do là vì căn nhà tôi mua trước hôn nhân và đứng tên tôi, nên nếu ly hôn anh ta sẽ không được chia tài sản và cũng không có chỗ để ở. Anh ta đòi bồi thường phí tổn thất thanh xuân, bảo đến với tôi là nhờ sự tu dưỡng của bản thân,gia đình anh ta từ lâu đã muốn anh ta tìm một cô gái tiến sĩ để môn đăng hộ đối.
Anh ta còn nói rằng tôi đã hủy hoại danh tiếng của anh ta, khiến anh ta mang tiếng là người ly hôn có một đời vợ. Gia đình tôi có điều kiện hơn gia đình anh ta, học hành đến nơi đến chốn, ngoại hình cũng không đến nỗi tệ, body cũng khá ok, làm một phi vụ lỗ vốn như vậy lẽ nào tôi còn phải bồi thường tiền cho anh ta nữa ư?
Bây giờ tôi rất ghét khi nghe người khác nhắc đến chuyện mình là tiến sĩ. Không phải vì tôi có định kiến với học vị tiến sĩ, mà là vì tôi thực sự bị ám ảnh tâm lý.
Thứ nhất, học vị không thể đại diện cho phẩm chất của một người nào đó. Thứ hai, chìa khóa để duy trì hôn nhân là tình yêu và sự chân thành, chứ không phải học vị cao hay thấp. Tôi có rất nhiều bạn bè cũng là tiến sĩ, họ đều là những người rất tốt và chân thành. Tuy nhiên, hai người bạn tiến sĩ của anh ta lại có phần coi thường người khác, có lẽ là do ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.