Hậu Cung Chân Hoàn Truyện có đúng lịch sử không?

Theo nhiều người trong diễn đàn này đề xuất, tui đã bắt đầu xem Hậu Cung Chân Hoàn Truyện. Tui đặc biệt chú ý đến việc nó lấy bối cảnh thời Ung Chính đế, phụ hoàng của Càn Long đế. Đây có lẽ liên quan đến hai phim cung đấu mà mình đã xem là Diên Hi Công Lược và Như Ý Truyện. Tui nghĩ nhân vật chính diện, Chân Hoàn, sẽ trở thành hoàng thái hậu và thân mẫu của Càn Long đế. Nhưng tìm kiếm trên Wikipedia thì nó lại không tương ứng với những gì tui thấy trong phim. Bồ có biết liệu nó có sát sử không?
Tui mới xem đến tập 13 thôi, xin đừng spoil nhé.


Không có miếng nào sát sử cả, nhưng nhiều cái tên đã được lấy từ những nhân vật lịch sử thật sự. Tiểu thuyết gốc của Chân Hoàn Truyện và Như Ý Truyện có cùng tác giả, nên thực tế chúng là một mà thôi.
Wikipedia có thể gây rối rắm, vì “Chân Hoàn” không phải một cái tên có thật, nhưng nhân vật này vẫn được xây dựng khá lỏng lẻo dựa trên Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu, họ Nữu Hỗ Lộc thị, phi tần của Ung Chính đế và thân mẫu của Càn Long đế. Bà cũng kinh qua nhiều tước hiệu và phẩm trật khác nhau và (về mặt lịch sử) bà chỉ trở thành hoàng thái hậu sau khi con mình lên ngai vàng. Muốn hay không thì bồ cũng đã bị “spoil” rồi, nhưng vấn đề là cái tên húy Chân Hoàn hoàn toàn là giả tưởng.
Nhiều tuyến truyện mà chúng ta thấy trong phim cung đấu thời Thanh khá là hoàn toàn ngụy tạo. Vào thời Thanh mạt và mãi về sau, những nhà kể chuyện, cuồng sĩ và bà hàng xóm [ngồi lê đôi mách đó] đã viết nên một đống “pho sử không chính thức” và hàng đống truyện giả tưởng khác để móc nối những câu chuyện nổi đình nổi đám của chốn cung đình và hậu cung. Truyền thống giả tưởng này đã được nối tiếp vào thời đại truyền hình, nhưng bản thân chuyện hậu cung Thanh triều lại không hề được ghi chép đến cái mức mà sẽ có được tiếng tăm như bây giờ. Ngoài một số sự cố, nhất là trong thời Thuận Trị đế và Đạo Quang đế (thời Từ Hi Thái hậu cũng khá phức tạp nữa), hậu cung Thanh triều có vẻ như trên thực tế là một nơi nhàm chán và quanh đi quẩn lại.


Chà, tui tưởng là hậu cung nhà Thanh sẽ rất phức tạp chứ, hahaha. Điều khiến tui chú ý là Chân Hoàn với tư cách nhân vật chính diện, tui nghe kể là bà sẽ trở thành Hoàng thái hậu. Tui hiểu rằng hoàng thái hậu là sinh mẫu của Càn Long đế, nhưng trong phim, cậu bé Hoằng Lịch bảo rằng mẹ cậu là một cung nữ và đã mất. Nó khiến tui bị rối. Như Ý Truyện và thậm chí là Diên Hi Công Lược ít nhiều còn có nhiều nhân vật tương ứng với lịch sử, dù sau đó những câu chuyện này hoàn toàn chế cháo.


Tui không nghĩ nó sát sử đâu, nhưng bồ nói đúng. Nếu bồ coi Chân Hoàn Truyện và Như Ý Truyện là một câu chuyện liên tục thì Chân Hoàn sẽ là phần 1 và Như Ý sẽ là phần 2. Mỗi bên một vẻ, bên nào cũng hay.
Như Ý Truyện và Diên Hi Công Lược chỉ là hai sự diễn giải khác nhau của cùng một câu chuyện.
Có lẽ ai đó có thể khai sáng hơn. Xem cung đấu vui nhé! Tui thích cả hai bộ.


Nó không sát sử nhưng thực sự là nó được dựa trên những nhân vật lịch sử đời thực. Theo chính sử, Chân Hoàn là Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu, sinh mẫu của Hoằng Lịch. Nhưng trong phim, cậu không phải con bả, mà là con của một cung nữ đã mất.
Về mặt khách quan, tui không hiểu vì sao tác giả lại viết như thế. Nếu họ đi theo chính sử và biến Hoằng Lịch thành con của bà, tui cho là sẽ thú vị hơn, vì Hoằng Lịch quả là được yêu thương từ tấm bé bởi cả phụ hoàng lẫn hoàng tổ phụ, nên việc ông trở thành hoàng đế về sau là chuyện ai cũng ngờ đến, khác với trong phim khi mà cậu không được ai quý cả.
[Spoiler]
Và việc Chân Hoàn đặt người con “Hoằng Lịch” làm hoàng đế sẽ phù hợp hơn với vai trò của bà trong bộ phim.


Thực vậy! Đó là điều khiến tui không hiểu. Tại sao Hoằng Lịch lại là con của một cung nữ? Khang Hy đế muốn Càn Long đế lên ngôi và cho là vì lý do này mà ông truyền ngôi cho Ung Chính đế. Đó là điều làm tui rối nhất. Cám ơn nhiều vì đã làm rõ nó cho tui.


Chân Hoàn Truyện được chuyển thể dựa trên một tiểu thuyết, lấy bối cảnh một vương quốc tưởng tượng đâu đó vào thời Đường mạt.
Khi đưa lên truyền hình, để tuân theo luật lệ và vân vân mây mây, họ phải chọn một thời kỳ có thật, và họ đã chọn thời Ung Chính.


Bồ sẽ nghĩ nó xa rời thực tế, nhưng thực tại trong Tử Cấm Thành còn tệ hơn nhiều trong nhiều mặt.
Gần đây, tui đã đọc The Shortest history of China, nó giúp tui mường tượng một số cảnh tượng.
Một hiền quân được miêu tả là có dàn hậu cung KHIÊM TỐN gồm 300 người, một ông hoàng khác đã nạp phi tần nhiều đến nỗi ông không thể nuôi sống hết và nhiều người đã chết đói, nhưng ông đã băng hà vào năm 25 tuổi, một là bị vắt đến chết, hai là bị sát hại bởi các gia đình phẫn nộ.
Khi Hoàng đế Võ Tắc Thiên tiến cung, bà không hơn một hầu gái là bao nhưng đã thu hút sự chú ý của hoàng đế, nhờ vào việc săn sóc ông trên giường bệnh.
Điều mà bà đã làm để đạt được địa vị chắc hẳn là cơ sở của hầu hết phim cung đấu, nhưng bà còn tiến thêm nhiều bước nữa, đặc biệt là với hoàng hậu và các phi tần khác mà bà đã phế truất.


Nó sát sử như Như Ý Truyện và Diên Hi Công Lược vậy á; cơ bản là các nhân vật này thực sự đã tồn tại, nhưng được lấy tên khác nhau vì không biết được tên thật của họ, do hầu hết không được ghi chép lại, chỉ biết cái họ mà thôi.
Chẳng hạn, Ngụy Anh Lạc trong Diên Hi lại là Ngụy Yến Uyển trong Như Ý. Và trong Diên Hi, bà là nhân vật chính diện chính, còn trong Như Ý, bà là phản diện vào nửa sau của bộ phim.
Hiển nhiên là họ đã xào nấu các tình tiết và tạo ra tuyến truyện để thêm mắm dặm muối. Vấn đề là họ muốn kể cái gì.
Dù vậy, Như Ý Truyện vẫn là một tuyệt tác và tui mừng vì bồ đã thử. Mong là bồ thích!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *