Giao tiếp cùng sếp không nên quá nhún nhường, làm được 4 điều này thì boss sẽ coi trọng bạn hơn.
Muốn gặt hái được thành công trong công việc thì giữ mối quan hệ tốt đẹp với sếp là một “con bài tẩy” vô cùng quan trọng. Nói là vậy, nhưng đây lại là một môn nghệ thuật cần sự tỉ mỉ và cẩn trọng vô cùng. Trong quá trình tương tác và làm việc với sếp, chúng ta cần chú ý vài tiểu tiết và kỹ xảo đặc biệt, để có thể tạo nên một mối quan hệ” chủ – tớ” thân thiết hơn. Dưới đây là 4 tips nho nhỏ mà bạn cần ghi nhớ.
01. Bạn có thể tài giỏi hơn sếp, nhưng không được thể hiện quá rõ ràng ra điều đó.
Trong công việc, bạn có thể thể hiện mình giỏi hơn sếp ở một đầu việc hoặc một skill nào đó. Đây là một việc rất bình thường, mỗi người đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhưng quan trọng là bạn không được “phát huy quá hết mình”, hoặc là khiến sếp bạn cảm thấy bị uy hiếp. Mục tiêu của chúng ta là tạo dựng mối quan hệ tôn trọng và tín nhiệm lẫn nhau, chứ không phải tranh chấp hay đối địch. Ví dụ bạn có thể đưa ra các phương án hay ý kiến để support sếp mình chứ không phải qua việc thể hiện bản thân mình quá thông minh hay có năng lực hơn nhiều so với boss. Kể cả khi bạn muốn “cướp ngôi” thì càng phải thận trọng chờ thời.
02. Hãy là người suy nghĩ, còn để sếp là người lựa chọn.
Khi đưa ra vấn đề hay ý kiến cho sếp thì hãy cố gắng đưa ra phương án giải quyết, thay vì lại đưa ra vấn đề. Như vậy có thể giảm tải công việc cho sếp, giúp sếp không phải tìm hiểu từ gốc rễ để suy nghĩ cách giải quyết. Lựa chọn bạn đưa ra phải được trải qua suy nghĩ cẩn thận và nghiên cứu kỹ lưỡng, tốt nhất là bao gồm cả ưu điểm của tất cả các phương án. Có như vậy mới thể hiện bạn là một nhân viên có trách nhiệm và tính chủ động cao trong công việc, đồng thời cũng làm tăng sự tín nhiệm của sếp đối với bạn.
03. Chăm chỉ báo cáo và tranh công đúng lúc.
Định kỳ báo cáo tiến độ công việc của bạn cho sếp là vô cùng quan trọng. Việc này khiến sếp hiểu được năng suất làm việc của bạn, cũng giúp bạn có cơ hội thảo luận các vấn đề đang vướng mắc và phương án giải quyết thích hợp. Đồng thời, nếu như bạn hoàn thành một phần việc quan trọng hay gặt hái được thành tựu to lớn nào đó, đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng tranh công với sếp. Tranh công không có nghĩa là tự tâng bốc bản thân, mà nó sẽ khiến sếp hiểu được giá trị và ý nghĩa của bạn. Nhưng phải chú ý thời điểm và cách tranh công sao cho phù hợp, tránh để đồng nghiệp khác có ấn tượng bạn ngạo mạn hoặc tự kiêu. Nên nhớ trong bất cứ một hoàn cảnh nào phô trương cũng không bao giờ là một điều tốt.
04. Phải giữ một khoảng cách phù hợp với sếp.
Mặc dù thiết lập mối quan hệ hài hòa với sếp là điều rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải duy trì một khoảng cách nhất định. Điều này không có nghĩa bạn phải xa cách hay trốn tránh không muốn tiếp xúc, mà là giữ một thái độ chuyên nghiệp và tôn trọng. Không được trở nên quá thân thiết hay tùy tiện, tránh việc chạm tới vấn đề riêng tư hay nhạy cảm của sếp. Giữ một khoảng cách nhất định sẽ khiến sếp thấy bạn bí ẩn, đồng nghĩa với việc bạn là một người uy tín và cẩn trọng, cũng phòng tránh được những drama không đáng có trong quá trình làm việc.
Lời nói cuối cùng: Việc hòa hợp với lãnh đạo, không chỉ là chìa khóa thành công nơi làm việc mà còn là hiện thân của sự khôn ngoan của bạn trong cuộc sống. Bằng cách khéo léo cân bằng giữa điểm mạnh và lòng tự tôn của bản thân mình, để đưa ra sự lựa chọn và suy ngẫm, cộng với việc thường xuyên trao đổi và giữ khoảng cách phù hợp, chúng ta sẽ mở ra một con đường đúng hướng đưa bạn lên đỉnh cao của sự nghiệp. Trong quá trình này, bạn không những có thể nâng cao chất lượng chuyên môn mà thông qua đó bạn sẽ tìm được con đường đúng đắn để tiến bước trong cuộc đời này. Bằng cách giao tiếp và tương tác với các lãnh đạo, chúng ta sẽ khám phá ra một đạo lý sâu sắc rằng: “Thành công không phải mục tiêu, mà sự phát triển cùng trưởng thành mới là chân lý đích thực”.