Những đóng góp lớn của nhà Nguyễn trong việc củng cố và phát triển đất nước:
– Mở rộng lãnh thổ, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long.
– Xác lập chủ quyền tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
– Phát triển nền văn hóa dân tộc với việc để lại những di sản văn hóa
– Hình thành những cảng thị có vai trò quan trọng.
Cách đây hơn 3 năm, ngày 22/2/2017 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo trung ương tổ chức buổi thông tin khoa học “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam” do GS.NGND Phan Huy Lê – chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trình bày.
GS Phan Huy Lê (Ông sinh năm 1934 và đã mất ngày 23 tháng 6 năm 2018) đã công bố những thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất trong buổi hội thảo này là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ Hội khoa học lịch sử và Ban tuyên giáo trung ương – là hai cơ quan cao nhất của nhà nước về Khoa học Lịch sử và Tuyên giáo đã chính thức công bố “Ghi nhận công lao nhà Nguyễn”, xác nhận đã có “ Những khoảng trống lịch sử” trong việc dạy và học môn lịch sử bấy lâu nay tại nước ta.
Đồng thời tại buổi lễ này Hội Khoa học Lịch sử và cơ quan Tuyên giáo TW cũng đã “Xác lập một quan điểm lịch sử mới”.
Với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn, GS.NGND Phan Huy Lê – chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam – ông đồng thời là diễn giả chính, công bố những thông tin mới về khoa học lịch sử – “Một số thành tựu mới trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam”. Đã có nhiều thành tựu mới được công bố, nhiều quan điểm và chủ đề khác nhau được giới thiệu trong dịp này, nhưng trong giới hạn của bài viết, xin giới thiệu 03 chủ đề chính được nêu ra trong lần công bố này, đây cũng là 03 chủ đề được công luận và giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm nhất:
1. CHÍNH THỨC GHI NHẬN CÔNG TRẠNG CỦA NHÀ NGUYỄN
Theo đó, GS Phan Huy Lê đã tuyên bố: “Một trong những công lao rất lớn của chúa Nguyễn và nhà Nguyễn là mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước, khai phá đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1757 chúa Nguyễn đã định hình được lãnh thổ Việt Nam mà về cơ bản gần giống như lãnh thổ Việt Nam hiện nay từ phía Bắc vào Cà Mau, từ Tây nguyên ra biển, bao gồm cả vùng biển, các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa. Nhà Nguyễn có công rất lớn trong việc hình thành và định hình một nhà nước thống nhất và xác lập lãnh thổ – không gian sinh tồn của nước Việt Nam. Công lao nhà Nguyễn về phương diện này không thể chối cãi. Đã đến lúc cần nhìn rõ công, tội của nhà Nguyễn”.
“Nhìn nhận về lịch sử phải hết sức khách quan và cái gì khách quan của lịch sử mới tồn tại lâu dài được. Còn cái gì mà trong một tình thế thời sự nào đó ta phải tôn vinh hoặc hạ thấp thì nó chỉ tồn tại trong một điều kiện nhất định nào đó. Sử học đành rằng phải làm tròn trách nhiệm công dân nhưng sứ mạng cao cả nhất của sử học là làm thế nào để tạo nên được những trang sử bằng cứ liệu lịch sử khách quan, trung thực”.
Tuy nhiên, GS Lê cũng nhắc lại hai “tội” của nhà Nguyễn là để mất nước vào tay quân Pháp và quá bảo thủ, từ chối tất cả các đề nghị canh tân đất nước của nhiều nhà trí thức tiến bộ.
Về cái gọi là “tội” của Nhà Nguyễn như vị giáo sư này kết luận: “Cá nhân tôi cảm thấy khá băn khoăn, vì điều này là quá cũ và mỗi người dân Việt hầu như ai cũng biết. Nếu tôi nhớ không sai thì ngay từ thuở cắp sách đến trường, tuy nhận thức chưa đầy đủ nhưng trong mỗi chúng ta mấy ai không quặn lòng khi đọc đến những trang đen tối trong sử Việt cuối thế kỷ XIX : Chế độ phong kiến lỗi thời với những ông vua bảo thủ và quần thần mê muội khiến đất nước suy yếu, dễ dàng rơi vào tay thực dân Pháp”!
Nhưng cũng không mấy ai biết được rằng cái thua của nhà Nguyễn là tất yếu. Vì đó là sự chiến thắng của khoa học kỹ thuật phương Tây trước nền văn minh phương Đông đã bước vào giai đoạn suy tàn. Trước làn sóng chiếm đất làm thuộc địa của các nước tư bản phương Tây tràn vào châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, đã khiến hầu hết các nước đều chịu chung số phận: Indonesia (thuộc địa của Bỉ và Hòa Lan), Ấn Độ, Mã Lai, Miến Điện (Anh), Philippine (Tây Ban Nha), Macao (Bồ Đào Nha), Việt Nam, Lào, Cambodia (Pháp)…Chỉ duy nhất trong khu vực là nước Xiêm La (Thái Lan) may mắn thoát khỏi sự chiếm đóng và giữ được độc lập tương đối nhờ vị trí địa lý, làm trái độn giữa hai đế quốc thực dân (Anh – Pháp). Nhưng cũng phải trả giá bằng hơn một nữa lãnh thổ rộng lớn của người Xiêm La trước đó đã bị hai thực dân này cắt mất và nhập vào nước khác mà cho đến nay đã không thể đòi lại được .
Hầu như không một nước nào tại châu Á lúc ấy có thể chống lại được sức mạnh quân sự của phương Tây, do sự chênh lệch về hiệu năng vũ khí quá lớn. Điển hình là Trung Hoa, một nước lớn từng làm “mẫu mực” hàng ngàn năm cho các tiểu quốc trong vùng, đã bị liên minh 8 nước đế quốc đánh cho tơi tả. Cái gọi là nền độc lập của Nhà Thanh suốt thế kỷ 19 và những thập kỷ đầu thế kỷ 20 chỉ là độc lập giả hiệu, hữu danh vô thực – hay nói đúng hơn là chỉ còn cái vương quyền, còn đất nước thì bị các nước phương Tây xâu xé và chiếm đóng. Đất nước Trung Hoa rộng lớn vào những năm cuối thế kỷ 19 đã bị chia thành những khu nhượng địa do người phương Tây cai quản.
Dĩ nhiên không thể lấy đó để biện minh cho trách nhiệm của nhà Nguyễn trước lịch sử. Nhưng cũng không thể vì thành kiến mà đổ vấy hết tội cho triều Nguyễn, mà phải xét thấu đáo đến những yếu tố khách quan, chủ quan lúc đó.
Trước khi phê phán trách nhiệm để mất nước vào tay thực dân Pháp, chúng ta hãy thử đặt mình vào vị thế của nhà Nguyễn lúc đó, với những hạn chế khách quan về tương quan quân sự Đông –Tây lúc đó. Vì chính những hạn chế đó đã tác động đến đại cục.
Có nên không khi đứng ở thế kỷ 21 nhìn về hơn trăm năm trước, dùng thế giới quan hiện đại mà phê phán nặng lời tiền nhân thì dễ, nhưng nếu tự đặt mình vào hoàn cảnh đó, ???̣̆? ???̀? ??̣? ??̀?? ??̂? ???, ??́ ???̂́? ???́ ??̛? ???̆???
Rất may là cuối cùng cũng có người nhìn nhận ra được vấn đề!
2. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG LỊCH SỬ
Chủ đề thứ hai được dư luận đặc biệt qua tâm là “đã có những khoảng trống trong sự hiều biết của người dân, học giả và giới nghiên cứu về lịch sử dân tộc”. Trong bài thuyết trình của mình, GS Phan Huy Lê thẳng thắn chỉ ra nhiều khoảng trống lịch sử nguy hiểm trong tư duy, nhận thức về lịch sử Việt Nam hiện nay.
Theo GS Lê đã có những câu hỏi cho tới nay chưa được trả lời ví dụ:
“Vì sao nước ta có 54 dân tộc mà chỉ có tôn vinh lịch sử của người Việt, gạt bỏ các dân tộc khác ra ngoài ?”.
Vì sao lịch sử Trung bộ trước năm 1471 không có ? Vì sao lịch sử Nam bộ trước thế kỷ 17 không thấy đề cập trong các bộ chính sử VN. Vì sao lịch sử miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hoà không có đề cập trong sử sách. v.v…?
Với rất nhiều các câu hỏi này cho tới nay “Thì câu hỏi vẫn chỉ là câu hỏi ?”. Vì chỉ một việc nhìn nhận ra được vấn đề đã là quá khó. Và sau hơn 40 năm thống nhất đất nước, nhưng cho tới nay chúng ta mới chỉ nhìn nhận ra được vấn đề, mới xác lập được những quan điểm lịch sử cốt yếu cho lịch sử dân tộc thì có quá trễ không?
GS Phan Huy Lê cho rằng : “Nhận thức về lịch sử Việt Nam hiện nay vẫn xuất phát từ truyền thống thời quân chủ, đó chủ yếu là lịch sử của các vương triều, của nhà vua, các triều thần, còn lịch sử nhân dân rất mờ nhạt. Lịch sử của các dân tộc thiểu số không được nhắc đến. Sử học hiện đại Việt Nam trong một thời gian dài cũng chỉ trình bày nặng về lịch sử người Việt.”
“Vì vậy, trên cả nước thì chỉ có lịch sử miền Bắc là được trình bày có ngọn nguồn từ thời nguyên thủy đến thời Hùng Vương, An Dương Vương, thời Bắc thuộc đến thời phong kiến, cận đại, hiện đại. Còn lịch sử của Nam Trung bộ chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ 16, lịch sử Nam bộ chỉ bắt đầu từ thế kỷ 17.
Trước đó lịch sử ở hai vùng đất này ra sao thì chúng ta bỏ trống. Đó là một khoảng trống lịch sử cực kỳ nguy hiểm. Vì từ khoảng trống này đã làm nảy sinh nhiều nhận thức tùy tiện, bất lợi cho chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hiện nay.”
Đây cũng có thể hiểu như là một hành vi thiếu trách nhiệm của chính những người có trách nhiệm về lĩnh vực văn hoá, tuyên giáo. Đúng ra là ngay từ khi ta nắm chính quyền các cơ quan phụ trách về lĩnh vực văn hoá, tuyên giáo phải có những nhìn nhận thật đầy đủ và chính xác về thực tế lịch sử, cũng như phải xác lập những quan điểm lịch sử chính thức công bố cho toàn dân biết . Vì nếu có những nhìn nhận đúng thật tế lịch sử mới đề ra được những đối sách thích hợp trong việc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước. Với việc làm chậm trễ này đã khiến cho những nhà nghiên cứu sử, những người dạy sử và học sử phải mày mò tìm kiếm quan điểm, nhận thức trong một thời gian dài. Ngoài ra nó cũng đã khiến cho không ít những người làm công tác chính trị, ngoại giao khá lúng túng trong từng đối sách của mình. Và thật tế này cũng đã gây ra không ít hậu quả và những câu chuyện cười ra nước mắt cho những nhà nghiên cứu sử, những người dạy sử.
Cho tới nay đa số người dân khu vực Trung Trung bộ và Nam Trung bộ hoàn toàn không biết được lịch sử vùng đất mình đang sống trước năm 1302 (Trung Trung bộ) và năm 1471 (Nam Trung bộ), vì họ không được học và không có bộ sách sử phổ thông nào đề cập. Thậm chí những người làm công tác văn hoá, bảo tồn bảo tàng cũng chỉ được trang bị những kiến thức rất giới hạn, nên họ hiểu khá mập mờ công việc mình đang làm. Chỉ những nhà nghiên cứu chuyên sâu mới có thể biết được cụ thể lịch sử vùng đất này với những mốc lịch sử như trên – nhưng những nhà nghiên cứu này không nhiều.
Người dân Nam Bộ cho tới nay cũng chỉ biết lịch sử vùng đất mình đang sống từ thế kỷ 17 khi người Việt bắt đầu vào khai phá. Nếu đặt một câu hỏi về lịch sử Nam bộ, hay của Sài Gòn trước thế kỷ 17 với họ, thì hầu như không ai trả lời được. Nhiều trí thức Nam Bộ đã rất băn khoăn khi nhân dân hỏi thì không biết trả lời thế nào cho đúng về lịch sử Nam bộ trước khi người Việt vào khai phá. Không lẽ bảo rằng vùng đất này tới thế kỷ 17 là từ trên trời rơi xuống?
Một chủ đề khác đã được một số học giả tham gia buổi lễ nêu ra nhưng không có được câu trả lời. Đó là lịch sử miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hoà đã hoàn toàn không được đề cập đến trong mọi sử sách từ năm 1975 cho tới nay?
Một chính thể đã từng tồn tại nhiều thập kỷ, có những tác động lớn đến chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội VN trong một thời gian dài. Chính thể này đã được đa số quốc tế thừa nhận, đã từng tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế lớn. Đã từng đại diện cho Việt Nam tham gia nhiều hội nghị quốc tế lớn như hội nghị San Francisco, California (Mỹ) năm 1951 giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản, có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự; nhằm phân chia lại những vùng đất bị Nhật chiếm đóng (Hội nghị này có liên quan đến chủ quyền lãnh thổ VN nhất là với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), đã là một bên tham gia hội nghị Genève, hội nghị Paris…. Cũng như đã từng đại diện VN tham gia nhiều tổ chức văn hoá, giáo dục, thể thao khác của khu vực và của thế giới.
Rõ ràng với những nhận thức phiến diện của những người có trách nhiệm trong một thời gia dài đã vô tình tạo thành MỘT KHOẢNG TRỐNG trong lịch sử đất nước. Đã khiến cho những người học sử, yêu sử Việt cảm thấy khá hụt hẩng nếu không có kiến thức chuyên môn sâu .
3. XÁC ĐỊNH QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ MỚI
Lời giải mà GS Phan Huy Lê đưa ra để san lấp các khoảng trống lịch sử đó là cần phải xác lập một quan điểm, nhận thức mới về lịch sử Việt Nam. “Một quan điểm tuy không được đưa vào các văn kiện của Liên Hiệp Quốc nhưng gần như tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều thừa nhận, đó là lịch sử của bất cứ một quốc gia dân tộc nào cũng đều xuất phát từ lãnh thổ hiện nay để viết sử.
Tất cả những gì diễn ra trên không gian địa lý, lãnh thổ đó đều thuộc về chủ quyền khai thác, bảo quản và nghiên cứu của chính quốc gia đang làm chủ đó, dù trước đó có những dân tộc đã từng có nhà nước riêng.
Tất cả các tầng lớp cư dân, cộng đồng, tộc người hay các vương quốc từng tồn tại trên các không gian lãnh thổ đó đều thuộc về lịch sử và văn hóa của nhà nước hiện nay đang quản lý lãnh thổ đó”.
GS Lê lấy ví dụ Trung Quốc trước đây cũng viết lịch sử đất nước chủ yếu là của người Hán, nhưng bước sang đầu thế kỷ 21 thì quan điểm đó đã thay đổi, bây giờ họ trình bày lịch sử của Trung Hoa bao gồm nhiều tộc người như người Hán, người Mãn Thanh, người Mông và cả các vương triều phi Hán như nhà Nguyên, nhà Thanh…
Nếu xác lập quan điểm lịch sử mới này, chúng ta sẽ tìm được giải pháp xuyên suốt cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Nam bộ.
“Lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được nhiều tổ chức quốc tế công nhận – tức là một lãnh thổ hợp pháp, nên tất cả những gì diễn ra trên lãnh thổ này, kể cả đất liền, hải đảo và hải phận đều là một bộ phận của lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Như vậy, lịch sử Việt Nam không chỉ là lịch sử của một bộ phận người Việt mà là lịch sử của tất cả các dân tộc nằm trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm cả các dân tộc trước đây đã từng có nhà nước riêng như người Chăm, người Khmer… Tất cả các nền văn hóa từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam đều là di sản của văn hóa Việt Nam, đều là bộ phận tạo thành của văn hóa Việt Nam” – GS Lê nêu quan điểm mới về nhận thức lịch sử Việt Nam.
Cũng từ nguyên tắc này, với cuộc kháng chiến chống Pháp thì cần nghiên cứu trình bày cả vùng chiếm đóng của Pháp, trong đó bao gồm cả Hà Nội thời kỳ Pháp chiếm đóng, cả quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại.
Tương tự, thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) cũng cần nghiên cứu sâu hơn về những vùng tạm chiếm ở miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn, và cả lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa. GS nói rõ hơn: “Trước đây ta vạch ra ranh giới của địch và ta và chỉ trình bày phía ta đã làm mất đi căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền với lãnh thổ Việt Nam. Quan điểm lịch sử mới này vừa là thực tế lịch sử vừa là bộ phận có tính chất khách quan trung thực và là căn cứ pháp lý trọng yếu để khẳng định chủ quyền Việt Nam trên bộ, đặc biệt là trên biển, hải đảo”.
Các nhà viết sử VN khi trình bày lịch sử một giai đoạn lịch sử, một vùng miền hay một triều đại rất khó không thể không trình bày theo nhãn quan chính trị và góc nhìn mà mình đang thụ hưởng. Nhưng có nên chăng khi nhất thiết cứ phải dựa trên mối quan hệ là sự đoàn kết hiện tại trong khi chính những sự mâu thuẫn, đối lập, xung đột thậm chí là chiến tranh trong từng giai đoạn lịch sử cũng là mối quan hệ cần trình bày một cách khách quan.
Một số nhà khoa học lịch sử, ngay trong cuộc hội thảo này cũng đã có những phát biểu phản biện mới, đáng được công luận quan tâm. Khi nói về tính chính xác của sử Việt, GSTS sử học Nguyễn Quang Ngọc cho rằng: “Nói về VN mà lại không có các vương triều phía Nam thì không bảo đảm tính toàn vẹn … Vua Gia long với sự cố gắng hết sức của mình đã đem lại sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho chúng ta như ngày hôm nay thì tại sao không đưa ông ấy vào lịch sử ?”
Theo PGS.TS Trần đức Cường – nguyên Viện trưởng Viện sử học, trước câu hỏi nêu ra là:
Có nên viết ra những câu chuyện chẳng hay ho gì trong lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước? Ông đã thẳng thắn đặt vấn đề là:
ĐÃ ĐẾN LÚC đưa vào sử sách những câu chuyện ngay trong thời hiện đại như “Câu chuyện về cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm, Phong trào hợp tác hoá… chứ không phải là cái gì tốt thì khoe các gì xấu thì cứ che như cách viết sử hiện nay.”
Ông Cường khẳng định “Chúng ta viết khách quan trung thực về những sự kiện lịch sử đã xảy ra nhưng xuyên suốt vẫn vì lợi ích của dân tộc, của đất nước?”
Vào những năm 70 của thế kỷ trước, ông Phạm Văn Đồng được trung ương phân công chỉ đạo việc biên soạn bộ sách lịch sử do Ủy ban Khoa học Xã hội VN chủ trì. Đây là giai đoạn cao trào của việc “đả thực bài phong”, đả phá quyết liệt các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, nhưng ông cũng đã nhắc nhở những người tham gia biên soạn bộ sử lúc ấy rằng, rồi “đến lúc nào đó” phải XEM XÉT LẠI chính những gì mà các nhà viết sử thời ấy đã viết!
Phải chăng cái “đến lúc nào đó” ĐÃ ĐẾN LÚC?
P/S: Trước đây gần 12 năm, ngay từ sau cuộc hội thảo với chủ đề CHÚA NGUYỄN và VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, vào hai ngày 18 – 19 /10/2008 tại Thanh Hóa, GS Phan Huy Lê cho biết: Hội khoa học lịch sử sẽ trình lên Chính Phủ yêu cầu được soạn lại sách giáo khoa lịch sử, đặc biệt, sẽ biên soạn Quốc sử Việt Nam một cách công bằng, chính xác nhất với lịch sử dân tộc.
QL