Ngày giờ đẹp hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024
Về câu hỏi “Ngày giờ đẹp hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024”, chuyên gia phong thủy cho biết, lễ hóa vàng Tết Giáp Thìn năm nay có thể bắt đầu từ mùng 3 Tết trở ra, tùy theo thời gian thuận tiện và ngày đẹp trời, hợp mệnh với chủ nhà.
Thông thường, các gia đình sẽ chọn ngày mùng 3 Âm lịch để thực hiện lễ cúng hóa vàng hết Tết. Năm 2024, các gia đình có thể làm lễ hóa vàng Tết Giáp Thìn vào ngày mùng 3, mùng 4, mùng 5 và mùng 7 tháng Giêng.
Giờ đẹp hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024
Dưới đây là giờ đẹp hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 giúp gia chủ mọi sự hanh thông:
– Mùng 3 Tết, ngày 3/1 âm lịch (tức thứ Hai, ngày 12/02 dương lịch): giờ Tân Mão (5h-7h), giờ Giáp Ngọ (11h-13h), giờ Bính Thân (15h-17h), giờ Đinh Dậu (17h-19h).
– Mùng 4 Tết, ngày 4/1 âm lịch (tức thứ Ba, ngày 13/02 dương lịch): giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
– Mùng 5 Tết, ngày 5/1 âm lịch (tức thứ Tư, ngày 14/02 dương lịch): giờ Mão (5h-7h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Tuất (19h-21h).
– Mùng 7 Tết, ngày 7/1 âm lịch (tức thứ Sáu, ngày 16/02 dương lịch): giờ Dần (3h – 5h), giờ Thìn (7h – 9h), giờ Tỵ (9h – 11h), giờ Thân (15h – 17h), giờ Dậu (17h – 19h), giờ Hợi (21h – 23h).
Lễ vật hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024
Theo phong tục tập quán của người Việt, lễ vật hóa vàng ngày Tết thường gồm:
– Mâm ngũ quả
– Hương
– Trầu, cau
– Tiền âm phủ, vàng mã (để các cụ có lộ phí đi đường)
– Đèn nến
– Bánh kẹo
– Rượu, nước
– 2 cây mía (một số nơi cúng cây mía với quan niệm rằng đây là vật để các cụ chống đi cho đỡ mỏi hoặc dùng để gánh các đồ cúng về trời).
– Mâm cỗ cúng (cỗ chay hoặc cỗ mặn)
Mâm cỗ cúng hóa vàng hết Tết tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù làm mâm cỗ mặn hoặc chay cũng nên có đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.