3 BÀI HỌC VỀ HẠNH PHÚC CỦA CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ

Bài viết này sẽ nói về cách bạn sẽ trân trọng mọi thứ bạn đang có trong suốt quãng đời còn lại này, bắt đầu từ ngày hôm nay. Chúng ta sẽ đề cập đến ba lối suy nghĩ dẫn đến bất hạnh, hầu hết mọi người thậm chí còn không nhận ra rằng họ đang đi trên những lối suy nghĩ này hoặc nếu có thì họ không biết làm thế nào để ngăn chặn chúng, chúng ta sẽ thảo luận một chút về bài học từ chủ nghĩa khắc kỷ để giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn mỗi ngày.

1. Vòng xoáy khoái lạc (Hedonic adaptation)

Hầu hết với mọi người, điều này là hiển nhiên và không thể tránh khỏi, tất nhiên bạn sẽ không vui khi mọi thứ không được như ý muốn, bạn muốn trở thành con người mà bản thân muốn hướng đến: “Có được tiền, có sự nổi tiếng, có công việc ổn định và một đối tác lãng mạn”. Bất kể mong muốn của bạn là gì? bạn sẽ nghĩ rằng mình sẽ hạnh phúc hơn khi mình có được điều đó, suy nghĩ này sẽ khiến bạn đau khổ vì có thể đó sẽ là sự thích ứng theo chủ nghĩa khoái lạc, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc gia tăng trong thời gian ngắn sau đó sự hài lòng giảm xuống về đường cơ sở cũ giống như đồ thị của vòng xoáy khoái lạc, thậm chí còn tệ hơn khi tiêu chuẩn mong muốn của bạn ngày được nâng lên.

Khi bạn ăn món ăn ngon nhất thế giới và trong cảm quan, bạn đánh giá nó từ 6,7/10 theo như yêu cầu của bạn thì đó là sự kích thích của chủ nghĩa khoái lạc. Với ví dụ, một trong những nhà triết gia nổi tiếng nhất của chủ nghĩa khắc kỷ là Epictetus sinh ra là một nô lệ nhưng ông ấy tìm thấy niềm vui và sự bình yên không đến từ việc sở hữu nhiều của cải, tiền bạc mà là có ít điều mong muốn nhất có thể. Có lẽ mong muốn của bạn không hẳn đến từ việc theo đuổi tiền bạc, vật chất chỉ đơn giản bạn muốn đạt được ước muốn của mình. Thật không may nếu không cẩn thận, điều này khiến bạn không ngừng theo đuổi mục tiêu giống như mô hình hedonic adaptation (vòng xoáy khoái lạc) với suy nghĩ chỉ khi đạt được nó, bạn mới thật sự hạnh phúc. Tuy nhiên khi bạn đạt được mong muốn này thì bạn sẽ nhanh chóng quen với cảm giác đó và trở lại với mức độ bình thường. Điều này không có nghĩa là bạn cố gắng theo đuổi mục tiêu mình muốn đồng nghĩa với việc cảm thấy không hạnh phúc. Nhưng nếu bạn không thể hạnh phúc trong khi theo đuổi ước mơ, bạn sẽ không hạnh phúc khi có được nó.

Vậy giải pháp là gì? Bạn phải học cách hạnh phúc trong ngày hôm nay với tất cả những điều bạn có. Phương pháp để bạn luyện tập là hình dung một cách tiêu cực theo chủ nghĩa khắc kỷ. Đây là một bài tập thực hành nhanh chóng để cảm thấy biết ơn cuộc sống của bạn. Thực hành hoảnh khắc này bằng cách chỉ dành 5 đến 10 phút để hình dung cách mà cuộc sống của bạn có thể diễn ra theo chiều hướng tồi tệ hơn, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy biết ơn hơn đối với những gì bạn đang có.

Một bí mật khác của hạnh phúc là nhận ra rằng bạn có khả năng trải nghiệm hạnh phúc ngay bây giờ mà không cần bất kì điều gì bên ngoài có thể ảnh hưởng, bởi bạn là người duy nhất tự quyết định bản thân rằng bạn là người có được hạnh phúc hay không. Khi bạn chấp nhận rằng bản thân không cần gì từ bên ngoài để hạnh phúc, nỗi sợ bị từ chối, phán xét đều biến mất bởi vì bạn có thể hạnh phúc cho dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.

2. So sánh với người khác

Đây là khi bạn tập trung vào một khiếm khuyết của bản thân và sau đó so sánh nó với người bạn cho là giỏi hơn trong lĩnh vực cụ thể. Rất nhiều người trong chúng ta dành phần lớn thời gian để ghen tị với người khác, khi mà cuộc sống này của bạn dần cải thiện, chúng ta chỉ tìm kiếm người mới để ghen tị.

Chìa khóa này một lần nữa là “thái độ trân trọng”. Bạn nên nhận ra rằng xung quanh sẽ có rất nhiều người khao khát có được một cuộc sống như bạn. Nếu điều đó khiến bạn khó có thể hình dung thì sẽ có hai channel youtube bạn nên xem đó là “Special Books for special kids” và “Invisible people”. Cả hai channel này sẽ mang đến sự nhận thức của những người có hoàn cảnh khó khăn ra thế giới bên ngoài, nó sẽ nhắc nhở bạn rằng ngay cả khi cuộc sống này khó khăn, bạn vẫn còn nhiều điều để đáng trân trọng. Nếu bạn nghĩ rằng hoàn cảnh cuộc sống thật tồi tệ đến mức không thể trân trọng, xin hãy lắng nghe người đàn ông vô gia cư này.

Có một điều quan trọng khi bạn nghĩ về những người có điều kiện sống khó khăn hơn, thì bạn đang làm điều này để giúp bản thân trân trọng cuộc sống hơn, không cảm thấy tiêu cực về cuộc sống hay cảm thấy vượt trội hơn so với người khác.

Ngoài ra việc bạn cư xử đối với người khác thì điều đó cũng phản chiếu cách mà bạn đối xử với bản thân. Theo cách khác, nếu bạn có cách cư xử tử tế về người khác, bạn có nhiều khả năng làm điều đó với chính mình hơn.

3. Cách bạn nhìn nhận về sự kiện xảy ra trong cuộc sống

Sự kỳ vọng quá nhiều có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy tồi tệ. Điển hình là khi bạn sử dụng những cụm từ “giá như” hoặc “mọi thứ sẽ khác nếu bản thân nên làm việc này”. Epictetus có một bài học sẽ thay đổi cuộc sống theo nguyên tắc: “Bạn không thể thay đổi được điều vào thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn mà thay vào đó hãy tập trung vào điều bạn có thể kiểm soát được”. Đôi khi cuộc sống thật sự khó khăn khi bạn dành thời gian tự nhủ rằng mọi thứ nên diễn ra theo cách khác, bạn không làm những khoảnh khắc đó trở nên dễ dàng hơn mà bạn chỉ tạo thêm sự đau khổ cho bất cứ điều gì đã trải qua.

Đây là điều đã giúp ích trong nhiều trong thời điểm khó khăn với suy nghĩ là “Bạn không biết trước được tương lai như thế nào”. Một câu chuyện ngụ ngôn hay của Trung Quốc giải thích điều này rõ hơn:

Một người nông dân nuôi duy nhất một con ngựa cho đến một ngày nó lại xổng chuồng, chạy mất.

– Người hàng xóm nói rằng “Tôi rất tiếc, đó là sự mất mát to lớn với gia đình ông”.

– Người nông dân đáp lại rằng “Chúng ta sẽ đợi vài ngày để xem sao”.

Và một thời gian sau, con ngựa đó lại quay lại và đi theo bảy con ngựa hoang khác về chuồng.

– Người hàng xóm bất ngờ nói “Ông sắp giàu rồi, ông may mắn lắm đấy”.

– Và người nông dân chỉ nói rằng “Chúng ta đợi thêm một thời gian nữa xem sao”.

Một hôm, người con của nông dân đang trong quá trình thuần hóa một con ngựa và nó vô tình làm gãy chân anh ta.

– Người hàng xóm đến chia buồn và nói rằng “Thật đen đủi với con ông làm sao”.

– Và một lần nữa, người nông dân phản ứng lại và nói “Chúng ta sẽ xem trong khoảng thời gian nữa nhé”.

Và cuối câu chuyện, quân triều đình đến làng và tuyển chọn tất cả người đàn ông trai tráng trong làng trở thành người lính chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Người con trai với chiếc chân bị què lại may mắn không được tuyển chọn.

Nhà khắc kỷ Marcus Aurelius từng nói rằng nếu bạn cảm thấy đau đớn bởi những nhân tố bên ngoài thì sẽ chẳng điều gì có thể gây khó khăn đến bạn. Điều đó phụ thuộc vào cách nhìn nhận của bạn. Tư duy này sẽ giúp bạn bởi Epictetus đã đúc kết bài học từ khi ông ấy chịu cảnh nô lệ rằng:

“Chúng ta không đau khổ bởi những sự kiện xảy ra trong cuộc sống mà là bởi cách ta nhìn nhận, đánh giá về sự kiện đó.”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *