Suốt mấy tuần nay, tôi dành thời gian đọc sách cho kỳ thi của mình, và điều đó khiến tôi suy ngẫm về sự cân bằng trong học kỳ vừa qua.
Dĩ nhiên, việc không ngủ đủ giấc trong bốn ngày, đọc sách đến khi đầu đau mờ mắt, thức khuya, và không có thời gian giải trí chính là biểu hiện của sự thiếu cân bằng trong cuộc sống. Song, việc sống theo lối “mất cân bằng” này đã mang lại cho tôi những gì bản thân muốn. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, ba tuần hoàn toàn tập trung để đạt được mục tiêu cho kỳ thi – dù mệt mỏi nhưng tôi hạnh phúc vô cùng.
Bạn có biết những video IG reels nói về việc theo đuổi mục tiêu quá mức đến nỗi bỏ bê những thứ khác? Trong những video đó, họ giảng giải về từ “cân bằng”, rằng nó không lành mạnh nếu bạn không học cách chia đều thời gian cho mọi hoạt động trong ngày.
Vậy thì, ý nghĩa của cân bằng là gì nếu kết quả không làm bạn hạnh phúc?
Nhớ lại câu chuyện của tất cả những người thành công và cách họ đi đến đó, tôi nhận ra một điểm chung.
Albert Einstein cho rằng thành công của mình không phải do chỉ số IQ nổi tiếng, mà là vì sự tò mò quá mức về mọi thứ. Einstein đã hoàn toàn dành trọn vẹn thời gian để khám phá những thứ phức tạp của bất cứ điều gì mà ông tò mò.
Có một video trên YouTube mà tôi đã xem, người phụ nữ trong đó giải thích cách cô ấy có thể xoay sở việc học y khoa, cuộc sống hôn nhân, niềm tin vào Chúa, và công việc làm người sáng tạo nội dung mà luôn cố gắng để không cảm thấy quá tải. Cô ấy đã chia sẻ về “mùa”, hay còn gọi là từng thời kỳ trong năm.
Rằng: “Mặc dù tôi quản lý rất nhiều việc, tôi không quên ý nghĩa quan trọng của từng ‘mùa’.”
Đã có một thời kỳ mối quan hệ của cô ấy với Chúa rất mong manh và cô đã dành 90% năng lượng của mình để xây dựng, sử dụng 10% còn lại để giữ cho những khía cạnh khác trong cuộc sống của cô không bị chìm. Thay vì cân bằng, cô chọn cách ưu tiên những việc cần làm hơn vào từng mùa nhất định.
Điều này mang lại cho tôi ý nghĩa sâu sắc hơn so với chỉ là “cân bằng”.
Hiểu biết về “Mùa” hơn là “Cân bằng”
Đối với tôi, cân bằng có nghĩa là tỷ lệ 50/50 hoặc 70/30. Nhưng để đạt được A, bạn sẽ cần phải bỏ ra gấp đôi công sức trung bình tức là 100 hoặc ít nhất, gần gấp đôi kết quả trung bình.
James Clear, tác giả cuốn sách mà tôi rất ngưỡng mộ, “Atomic Habits”, nói rằng anh ấy đã tự thách thức mình đăng một bài viết trên website mỗi ngày. Dù anh ấy có một ngày tồi tệ, mệt mỏi, hay chán chường nhưng khi nhìn vào màn hình máy tính, anh ấy vẫn phải đăng bài viết đó. Hãy tưởng tượng bạn trở về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc, sẵn sàng ăn uống và lăn ra ngủ, rồi nhớ ra bạn phải viết. Bạn kiệt sức, đầu ngón tay đau nhức, và não bộ kiệt quệ nhưng bạn vẫn phải viết.
“Cân bằng” ngụ ý rằng bạn cho phép bản thân trải qua ngày tồi tệ đó và bỏ lỡ việc viết trong ngày hôm đó vì bạn cảm thấy không được khỏe.
Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều này, nhất là vào những đêm tôi cảm thấy kiệt sức đến nỗi chỉ muốn ngủ để có đủ thông tin cho một điểm C trong bài tập. Tôi đã phải tự nói lớn rằng tôi không muốn giải điểm C đó và cần phải cố gắng thêm vài giờ cho đến khi cảm thấy thoải mái rằng thông tin tôi đã tiếp thu có thể giúp tôi đạt được điểm số mong muốn.
Để trở nên vĩ đại hoặc đạt được sự xuất sắc trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần phải có một loại quyết tâm không khoan nhượng. Có thể bạn phải dằn vặt tâm trí mình để sáng tạo, luyện tập khi cả thân thể và tâm hồn đều mệt mỏi, bỏ thêm giờ học hành, và có lẽ là mất ngủ vì nó.
Muốn thành công phải hy sinh một thứ gì đó.
Các “mùa” và lựa chọn hiện tại của bạn quyết định điều gì sẽ xảy ra.
Cũng giống như thời tiết, liệu thành công có cần việc gieo trồng phù hợp với mùa vụ? Ở Nigeria, chỉ có người nông dân khờ dại mới gieo trồng vào đêm trước mùa Harmattan; khi gió mạnh đến nỗi có thể làm gãy rụng những bông hoa quý giá của bạn.
Vậy ắt hẳn lòng tận tụy và quyết tâm không khoan nhượng để đạt được mục tiêu theo từng mùa vụ, chính là điều mang lại kết quả bạn mong muốn hơn là cuộc sống “cân bằng”?
Và bạn có còn tin rằng việc cân bằng có thể giúp bạn đạt được tiềm năng cao nhất của mình hay không?