LIỆU CHÚNG TA NÊN SỐNG THEO LÝ TRÍ HAY CẢM XÚC?

Trước đây, tôi từng là một người sống dựa vào suy nghĩ rất nhiều. Không có chủ đề nào mà tâm trí tôi không biến thành những kịch bản tận thế.

Tất nhiên, tất cả những điều này đều đi kèm với muôn vàn cảm giác khó chịu. Bởi vì suy nghĩ chiếm hết mọi tâm trí của tôi, nên tôi cho rằng tất cả những suy nghĩ tiêu cực đó là nguyên nhân dẫn đến những cảm giác tiêu cực.

một xu hướng trong mô hình vòng tròn tự cải thiện là đổ lỗi cho suy nghĩ tiêu cực gây ra cảm xúc tồi tệ. Điều này dẫn đến một xu hướng khác — xu hướng hạ thấp lý trí và tôn thờ cảm xúc.

Nhưng liệu điều đó có đúng không? Liệu suy nghĩ tiêu cực có là nguyên nhân dẫn đến cảm xúc tiêu cực? Và rằng cái nào sẽ xuất hiện trước trong ta, suy nghĩ hay cảm xúc?

???? Lý trí và cảm xúc – thứ nào xuất hiện trước?

Đây chính là vấn đề muôn thuở về gà và trứng.

Hầu hết chúng ta cho rằng suy nghĩ khiến ta cảm nhận mọi thứ. Nói cách khác, nếu bạn nghĩ về điều tốt đẹp, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc; và ngược lại, nếu bạn nghĩ về những điều xấu xa, bạn sẽ cảm thấy không vui.

Nếu chúng ta xem xét suy nghĩ so với cảm xúc, liệu có hợp lý hơn nếu cảm xúc đến trước không? Cảm xúc không phải là bản năng hơn sao?

Mọi sinh vật có tri giác đều có cảm xúc, nhưng suy nghĩ dường như chỉ dành cho loài linh trưởng không lông, ít nhất là trên hành tinh này.

Hơn thế, chúng ta cũng có thể giả định rằng tổ tiên thời kỳ đồ đá của chúng ta đã biết cảm nhận trước khi họ biết suy nghĩ. Vậy làm sao chúng ta đi đến quan niệm rằng suy nghĩ là nguyên nhân của cảm xúc?

Nếu suy ngẫm kĩ lưỡng, liệu bạn không cảm thấy rằng cảm xúc chi phối suy nghĩ của bạn?

Điều này không có nghĩa là cảm xúc luôn đến trước, nhưng rõ ràng là có bằng chứng cho việc này trong xuyên suốt trải nghiệm sống của chúng ta.

Chúng ta có xu hướng tin rằng mình là những sinh vật hiển nhiên tồn tại trên trái đất này, nhưng không khó để nhận ra rằng thực tế lại ngược lại. Chúng ta là những sinh vật phi lý với khả năng suy nghĩ hợp lý.

Trái tim chi phối bộ não và trái tim đã được thiết lập điều kiện để giữ chặt cảm xúc của mình dù chúng có đau đớn và phi lý đến mức nào. Liệu ý kiến và niềm tin của chúng ta có lý trí hay chủ yếu chỉ do sự gắn bó cảm xúc mà thôi?

Có thể nói rằng hầu hết ý kiến và niềm tin của chúng ta không được nuôi dưỡng bởi suy nghĩ hợp lý mà là do sự tập trung vào cảm xúc.

???? Vậy, những điều trên có ý nghĩa gì?

Cảm xúc là nguồn cơn cho mọi thứ xảy ra với bạn hay chăng?

Không, không hẳn là vậy.

Sau tất cả, mọi việc đều quay trở về với việc chúng ta dẫn lối cảm xúc và suy nghĩ theo hướng nào. Chúng có thể hoạt động song song, nhưng phần lớn thời gian không phải vậy. Nhiều khi, suy nghĩ không tương thích cảm xúc và tương tự, cảm xúc cũng không hoạt động quán tính với suy nghĩ.

Tuy nhiên, khi tiếp nhận những thứ tiêu cực, chúng có xu hướng đồng thuận với nhau. Nếu bạn suy nghĩ “tiêu cực”, thì cảm xúc “tiêu cực” sẽ dễ dàng xuất hiện, và ngược lại.

(Lưu ý: Tôi đặt “tiêu cực” trong dấu ngoặc kép bởi vì việc gắn nhãn suy nghĩ và cảm xúc theo cách này là không cần thiết).

Vấn đề quan trọng là: Chúng ta không biết khi nào nên tin vào suy nghĩ và khi nào thì tin vào cảm xúc của mình. Bởi lẽ chúng ta không biết suy nghĩ và cảm xúc nào thực sự là của mình. Phần lớn những gì chúng ta nghĩ và cảm nhận là kết quả của sự tác động đến từ mọi thứ xung quanh.

Hiện nay, có rất nhiều người ủng hộ và lan tỏa lối sống với những suy nghĩ tích cực. Nhưng trên thực tế, chúng ta không quan tâm mấy đến suy nghĩ tích cực. Chúng ta muốn cảm thấy hạnh phúc nhưng không thực sự cảm thấy hạnh phúc.

Nếu bạn thực sự hạnh phúc, bạn sẽ không quan tâm đến những điều mà suy nghĩ của bạn đang cố gắng khẳng định. Ngược lại, nếu bạn suy nghĩ tích cực 24/7 mà vẫn cảm thấy không hạnh phúc thì ai mà quan tâm đến những suy nghĩ tích cực?

Suy nghĩ tích cực là một trò lừa bịp lớn, điều này không có nghĩa là nó không làm bạn cảm thấy tốt hơn. Chắc chắn là có. Nhưng nó cũng giống như một miếng cao dán vậy. Nó không giải quyết vấn đề khổ đau ở mức triệt để nhất có thể. Suy nghĩ tích cực không phải là phương tiện để đạt được điều bạn đang tìm kiếm.

Điều này giải đáp câu hỏi vì sao chúng ta lại quan tâm đến việc giải quyết cả bài toán suy nghĩ – cảm xúc. Chúng ta muốn hạnh phúc và chúng ta cho rằng hạnh phúc liên quan đến việc sửa chữa cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận.

???? Tại Sao Bạn Suy Nghĩ và Cảm Thấy Tồi Tệ?

Được rồi, giờ đây khi chúng ta biết tất cả những gì chúng ta muốn là hạnh phúc, chúng ta đã có mục đích để bắt tay vào thực hiện.

Câu hỏi tiếp theo mà mọi người muốn hỏi là: Chúng ta nên làm gì với điều này?

Làm thế nào để suy nghĩ và cảm xúc có thể làm việc cùng nhau? Chúng ta cần thay đổi suy nghĩ hay cảm xúc? Hay không thay đổi gì cả? Điều gì là vấn đề ở đây?

Và nếu như không cần phải thay đổi gì, liệu có vấn đề nào ở đây không?

Tôi đã chỉ ra rằng cảm xúc xuất hiện trước suy nghĩ, nhưng sự thật là không có cách nào để biết chắc chắn về điều đó.

Nếu bạn nhìn vào trải nghiệm của mình và cố gắng tìm ra cảm xúc xuất hiện trước một suy nghĩ, bạn sẽ tìm thấy nó, nhưng nếu sau đó bạn lại cố gắng tìm ra suy nghĩ xuất hiện trước chính xác cái cảm xúc ấy, bạn cũng sẽ tìm được, và đôi khi chúng thậm chí có vẻ xuất hiện ngang hàng với nhau.

Vậy, xét về điều này, liệu có mục đích gì trong việc tìm ra con gà hay quả trứng cái nào xuất hiện trước?

Một số người nói rằng bạn hoàn toàn có thể tự ép mình vào việc suy nghĩ và cảm thấy tích cực. Cơ bản là bạn chỉ cần tạo thói quen suy nghĩ và cảm nhận mọi điều tốt đẹp nhất có thể và quay trở lại với nó mỗi khi bạn rơi vào tình trạng tiêu cực.

Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi có thể nói rằng điều này phần nào có tác dụng, tuỳ thuộc vào mức độ hiểu biết về bản thân của bạn hiện tại. Nhưng nghe này, hạnh phúc thực sự không phải là điều bạn đạt được qua việc lập thói quen.

**Con đường thực sự để giải thoát bản thân khỏi tiêu cực là loại bỏ hết mọi tích tụ của cảm xúc và đẩy chúng ra khỏi cơ thể bạn. Lý do duy nhất bạn có những suy nghĩ tiêu cực là bởi vì niềm tin buộc quá trình suy nghĩ phải như thế.**

Áp lực cảm xúc ngầm mà chúng ta mang theo suốt cả ngày là yếu tố điều khiển cuộc sống của chúng ta ở mức độ cao. Và ở mức độ cao, chúng ta không hề ý thức được điều đó.

???? Giải quyết Bài toán Lý trí – Cảm Xúc

Lý trí có khả năng biểu hiện phong phú hơn hẳn, bởi một cảm xúc có thể liên kết với hàng ngàn suy nghĩ khác nhau.

Nếu có một cấu trúc tinh thần nào đó làm bạn phiền muộn và bạn muốn tháo gỡ nó, việc bắt đầu từ trên cao với tất cả những suy nghĩ là một nhiệm vụ khá nhàm chán mà hầu hết các trường hợp sẽ không dẫn bạn đến đâu, bởi lúc bàn tay phải của bạn vừa tháo gỡ một suy nghĩ, bàn tay trái của bạn đã thêm vào hai suy nghĩ khác.

Vấn đề là chúng ta muốn giải quyết vấn đề ngay ở ngọn. Tại sao không khởi đầu từ phía dưới gốc?

Không cần thiết phải gỡ gạc cấu trúc một cách ngăn nắp. Chỉ việc lấy đi phần nền móng ở dưới cùng và để cho toàn bộ sụp đổ mạnh mẽ (hoặc đôi khi là nhẹ nhàng). Tôi muốn nói với bạn rằng, hãy đối diện trực tiếp với khối cảm xúc của mình.

Thay vì giải quyết những suy nghĩ tự tái sinh, hãy kết nối với cảm xúc và cho phép bản thân mình cảm nhận nó. Hãy ở lại với cảm xúc dù có khó chịu đến mức nào.

Bằng cách làm như vậy, khi toàn bộ nguồn năng lượng đã tiêu hao hết, cảm xúc sẽ biến mất. Và do phần nền móng đã không còn, các suy nghĩ rất có khả năng cũng đã biến mất.

Phương pháp này thường gây rối trí cho hầu hết chúng ta.

Trong một thời gian dài, tôi không hiểu làm thế nào để tiến hành việc “cảm nhận” này. Cho đến khi, một ngày kia, tôi nhận ra mình có thể chú ý vào cảm giác tiềm ẩn dù cho có bao suy nghĩ xuyên qua tâm trí.

Suy nghĩ không phải là trở ngại. Việc sống lý trí quá mức cũng không phải là trở ngại.

Thay vì tập trung vào những suy nghĩ rằng “Tôi bối rối, tôi không hiểu”, hãy chuyển sự chú ý đến cảm giác đằng sau những suy nghĩ đó. Cảm giác của sự bối rối là như thế nào?

Và tất cả những gì bạn cần cho điều này chính là một người bạn tốt có khả năng tỉnh thức. Hãy chiếu sáng lên những cảm xúc ấy và đừng cố gắng làm chúng biến mất. Cách duy nhất để chúng “biến mất” là thông qua sự hiểu biết và để hiểu biết, bạn phải quan sát chúng cẩn thận như thể chúng ở bên ngoài bạn.

???? Hiểu biết theo sau quan sát

Nếu bạn muốn hiểu về một con hà mã trong tự nhiên, bạn không thể tiến đến và đẩy nó hay bảo nó đứng khác đi. Nếu bạn cố gắng làm vậy, bạn chỉ nhận lại kết cục là bị thương.

Cũng giống như với cảm xúc, việc cố gắng thay đổi chúng và làm chúng biến mất chỉ dẫn đến nhiều cảm xúc khác mà bạn sẽ lại tiếp tục phải đối diện. Đó là một chuỗi vòng luẩn quẩn và hầu hết mọi người bị kẹt trong nó suốt cuộc đời.

Để thoát ra khỏi chuỗi luẩn quẩn này, hãy chuyển sự chú ý của bạn đến phần kinh nghiệm mà bạn đã tránh né/mất ý thức hầu hết thời gian.

Nhìn vào tất cả những nỗi sợ hãi và khổ đau tái diễn trong cuộc sống của bạn. Sau đó từ những suy nghĩ về chúng, bạn hãy hướng sang cái cảm nhận được của chúng.

Những suy nghĩ lặp đi lặp lại gắn liền với nỗi đau cảm xúc không thể giải quyết bằng cách cứ mãi suy nghĩ về chúng. Chúng được giải quyết bằng cách chuyển hướng đến những cảm xúc chưa được giải quyết làm cho chúng kéo dài.

Những suy nghĩ làm bạn cảm thấy tồi tệ chỉ đơn giản chỉ ra những căng thẳng cảm xúc chưa được giải quyết. Thay vì tập trung vào tất cả những điều trên thế giới làm bạn cảm thấy tồi tệ, hãy tập trung vào nỗi buồn khổ chung kia.

Nó gần như là một loại lo âu siêu hình về cuộc sống nói chung và biểu hiện bản thân qua các khía cạnh khác nhau của đời bạn. Có thể gọi đó là nguyên nhân của sự khổ đau.

Cuối cùng, bạn là gì nếu không phải là một ý niệm dựa trên căng thẳng tâm-lý-sinh-học phản ứng với thế giới? Đây là chiếc chốt then mấu chốt mà chúng ta phải loại bỏ.

???? Suy Nghĩ và Cảm Xúc Trong Tình Thái Tốt Nhất Của Chúng

Mặc dù có thể mất một thời gian cho đến khi những dấu vết cuối cùng của “tôi” và tất cả nỗi đau, buồn phiền của “tôi” biến mất, nhưng ngay cả trước khi đó, tôi cũng nhận được những lợi ích nhất định.

Đừng cố gắng suy nghĩ để thoát khỏi những lo âu. Những lo lắng hàng ngày mà bạn không thể giải quyết thông qua hành động ngay lập tức không đáng để bạn phải suy nghĩ.

Bạn biết điều gì đáng để suy nghĩ?

Hãy nghĩ về điều bạn thực sự muốn. Tự hỏi bản thân điều gì là sự thật. Giải phóng suy nghĩ của bạn khỏi những cảm xúc đã được điều kiện hóa rồi sau đó có phương pháp và hệ thống xử lý từng vấn đề.

Đây là cách sử dụng suy nghĩ hợp lý. Và đây là lúc bạn bắt đầu tự suy nghĩ, vì những suy nghĩ của bạn không còn bị chi phối bởi những tâm trạng mà bạn không chọn lựa.

Ngược lại với quan điểm phổ biến của thời đại mới, lý trí không phải là lựa chọn tồi. Nếu bạn thích suy nghĩ, hãy tiếp tục suy nghĩ. Nhưng đừng lãng phí nó vào những lo âu và những điều bạn không muốn nghĩ về.

Cảm xúc cũng không phải là kẻ xấu. Trừ những trải nghiệm kiểm soát tạm thời, chúng ta không thể kiểm soát cảm xúc của mình. Thật trớ trêu khi nhận ra điều này lại làm giảm bớt sự nghiêm trọng của cảm xúc và dẫn đến việc có những cảm xúc dễ chịu hơn.

Bạn không còn cố gắng níu giữ hay kiểm soát cảm xúc của mình theo bất kỳ cách nào. Bạn chỉ đơn giản là cảm nhận chúng, và đó là tất cả những gì mà cảm xúc mong muốn — được trải nghiệm.

Đồng thời, việc cảm nhận cũng được giải phóng và có một vai trò mới. Bởi vì giờ đây, cảm xúc của bạn không chỉ là biểu hiện của quá khứ, nó trở thành một giác quan mới để bạn sử dụng như một chỉ dẫn cho cuộc sống. Bạn sẽ ngày càng có khả năng phân biệt được những cảm xúc nào đáng tin cậy.

Một số người gọi đó là trực giác.

Trước kia, cảm xúc của bạn chỉ đơn thuần là hệ thống tái tạo cho cuộc sống giả tạo — cuộc sống quá khứ và tương lai của bạn. Giờ đây, cảm xúc của bạn được neo đậu ở hiện tại, không còn ám ảnh bởi quá khứ hay tương lai nữa.

Cảm xúc giờ đây là ăng-ten nhạy bén của bạn, giúp nhận diện điều gì đúng và sai. Chúng chỉ dẫn khi bạn cần điều chỉnh hướng đi. Chúng là một phần trong hệ thống chỉ dẫn của bạn để sống trọn vẹn từng khoảnh khắc, mà khoảnh khắc ấy luôn diễn ra ngay bây giờ.

Mọi thứ trở nên hài hòa hơn và suy nghĩ cùng cảm xúc bắt đầu có hương vị mới. Ngày càng nhiều hơn, chúng bắt đầu hợp nhất và cùng nhau hoạt động.

Và rồi, bỗng nhiên, chúng không còn là kẻ đối đầu nữa mà trở thành các đồng minh giúp bạn sống cuộc sống theo cách bạn mong muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *