TN: Tựa gốc của Đắc Nhân tâm là: How to win friends and influence people = Làm cách nào để kết giao bạn bè và tạo sức ảnh hưởng lên người khác. Trong bài này mình sẽ dùng tựa Đắc Nhân Tâm cho quen thuộc.
Không phải quyển self help nào cũng như nhau, và tôi cảm thấy thật đáng tiếc khi quyển này lại bị đánh đồng với những đầu sách “chiến lược” lố bịch khác (ví dụ: tôi biết nhiều bạn đọc sẽ gộp chung quyển này với quyển 48 Nguyên tắc chủ chốt của Quyền lực – 48 laws of power). Đôi khi, tôi tự hỏi việc Carnegie đặt cái tựa nghe thao túng vl như thế phải chăng nhằm mục đích thu hút tệp độc giả có tư duy rằng bạn phải thật lạnh lùng và thô bạo thì mới có thể thành công trong đời sống và sự nghiệp, bởi vì có vẻ như cách nhìn này vẫn khá phổ biến từ đó đến nay. Nếu chỉ đọc cái tựa, có khi bạn sẽ nghĩ sách này cũng tương tự như những sách của Robert Greene, trong khi trên thực tế, lời khuyên trong đây chẳng qua là mọi người sẽ thích giao du với bạn nhiều hơn nếu bạn không luôn miệng chỉ trích, và thật lòng quan tâm đến những gì họ nói, khiến họ cảm thấy được trân trọng.
Ý tôi là, cái này là trái ngược hoàn toàn với thao túng. Thực ra, Carnegie liên tục nhấn mạnh rằng sự quan tâm của bản thân với người khác phải là thật lòng, bởi tâng bốc là một hình thức thiếu trung thực và sẽ khiến bạn trở thành kẻ thao túng, và đẩy người khác ra xa khỏi bạn. Rất nhiều lời khuyên tập trung vào tính khiêm nhường, như là phải thường xuyên nhận thức rằng bạn còn thiếu hiểu biết về nhiều thứ, và rằng nên nhẹ nhàng chỉ lối cho người khác nhận ra sai lầm của mình nếu bạn chắc chắn điều đó là đúng đắn, vì việc sửa đúng cho họ với thái độ hung hăng sẽ làm tổn thương lòng tự tôn của họ, và khiến họ càng ngoan cố hơn với lập trường của mình.
Thế thì, có những mánh mẹo rẻ tiền nào trong quyển này không? À có chứ. Thuyền trưởng của đám này là cái vụ thường xuyên gọi tên người ta để thể hiện là mình quan tâm đến họ, cái điều này trên lý thuyết thì nghe có vẻ cũng xuôi đấy, với cả tôi có nghe về một vài nền tảng tâm lý cho việc này, nhưng tôi vẫn thấy cực kỳ phiền phức khi đụng độ với một tay bán hàng áp dụng y như thế. Kiểu như, ờ, thì hiểu, chú mày biết tên anh; rồi giờ chú mày định bán gì cho anh thì nói lẹ lẹ lên đi chứ?
Tôi nghe người ta bảo rằng, theo nhiều cách thì Đắc Nhân Tâm là quyển sách self help đầu tiên và tạo nên khuôn mẫu cho cả dòng sách. Nếu đúng là như vậy, tôi thật sự mong rằng những quyển sách self help sau này hãy cứ bám vào đúng cái khuôn ấy. Tôi nghĩ rằng có lẽ, quyển sách mà hay được lấy ra làm mẫu hơn là Nghĩ giàu Làm giàu của Napoleon Hill. Quyển sách ấy, xuất bản vào năm tiếp theo, xoay quanh những trò ngụy khoa học tích cực thái quá và những ví dụ hời hợt, thông điệp khái quát đại loại là, “chú mày chưa có giàu là do chú mày chưa đủ niềm tin á”.
Ngược lại, Đắc Nhân Tâm là một quyển sách khá thực tế, dễ hiểu và dễ cảm, và dường như có giá trị vượt thời gian. Tôi cảm thấy rất khoan khoái được đọc những lời khuyên có ích, ít mang tính thao túng như vậy, tóm lại là đề cử.
Mình là một đứa hướng nội. Quyển này là sách đọc bắt buộc trong khóa học kỹ thuật giao tiếp hồi những năm 90. Ban đầu mình cũng tự hỏi mắc cái gì mà phải đọc? Nhiều năm sau mình hiểu được quyển này có ích thế nào. Sách xuất bản từ năm 1936 mà còn chưa lỗi thời nữa.
Sách kinh điển mà.
Gần đây mình mới có dịp đọc quyển này lần đầu tiên, và mình đồng ý với bồ. Thay vì xổ ra những mánh mẹo nhất thời để bán được hàng, thì quyển này tập trung vào việc thay đổi cách nhìn nhận của bản thân và tập trung vào người khác để có được sự đồng thuận từ họ.
Kể cả cái chuyện gọi tên, thì mình cho là, nhiều người ứng dụng cái này máy móc quá mà không hiểu nội dung. Vấn đề ở đây không phải là tối ngày lải nhải tên của người ta, mà là chúng ta phải nhìn nhận người khác như một cá nhân thực thụ. Toàn bộ mục đích của quyển sách, đối với mình, là con người muốn được công nhận và lắng nghe, và bạn sẽ có được những cuộc trò chuyện hiệu quả hơn nếu bạn sẵn lòng làm thế thay vì chỉ chăm chăm vào bản thân mình.
Đính chính lại xíu, thì quyển này không phải quyển self-help đầu tiên. Thời kỳ Mạ vàng và Kỷ nguyên Tiến bộ đã cho ra lò cơ man nào là sách self-help, bởi vì chúng ta có sự bùng nổ đáng kể của tầng lớp trung lưu và lao động cổ cồn trắng. Rất nhiều người từ những vùng nông thôn, trang trại đã tìm đến khu vực thành thị, cố gắng hòa nhập với giới tri thức và tìm kiếm thành công trong kinh doanh – có vô vàn những quyển sách hướng dẫn người ta làm điều đó.
Tui phải đọc cả một quyển trong số đó để làm luận văn á, quyển đó có tựa là Tính cách là Tiền vốn (Character is Capital).
Tui ghét sách self help chủ yếu vì giọng điệu dạy đời ấy. Cho đến khi có người giới thiệu cuốn Quẳng gánh lo đi và vui sống (How to stop worrying and start living) cho tui. Tác giả Dale Carnegie. Xuất bản năm 1935. Thật sự là một đầu sách hữu ích và hợp thời. Không hiểu vì sao mà ổng có thể viết được như thế, thấu hiểu đến như thế, và sự thông thái này đã vượt qua được bài kiểm tra của thời gian.
Ghét hầu hết các đầu sách self-help bởi vì tụi này gần như chẳng bao giờ thừa nhận rằng phần lớn mọi sự trên đời đều do may mắn, và do đó tác giả đành chuyển hướng sang đổ lỗi cho nạn nhân.
(Mình không cố ý phủ định sự chăm chỉ của bất cứ ai trong những hoàn cảnh bi đát, nhưng số lượng hiếm hoi những người vượt qua sự khắc nghiệt ấy cũng là nhờ có được ưu thế nhất định trong cuộc sống mà những người khác không có).
Ước gì người ta sẽ nhìn nhận việc này rõ hơn và nói những câu như, “vẫn còn một phần bé xíu xiu mà bồ có thể thay đổi đấy, cách làm như này. Nó không giúp thay đổi được hoàn toàn cuộc sống của bồ đâu nhưng chắc cũng khá hơn khoảng 2-3%”. Ờ mà tui nghĩ những quyển như vậy thì kiểu gì cũng không thành best seller được đâu.
Tôi là một người mắc chứng tự kỷ, nên quyển này thật sự giúp ích nhiều. Tôi thật sự tin rằng sách này đã đưa ra những nền tảng nhất định để từ đó tôi xây dựng được sự tự tin và kỹ năng xã hội của mình. Chắc phải đọc lại quá.
Vì tớ từng là đứa trẻ khá cô độc, nên khi lên đại học, quyển này giúp tớ kha khá đó. Nó giúp tớ phá vỡ vỏ ốc của mình.
Ờ hình như ổng có xài một ví dụ về việc “cố gắng hiểu người khác” là có một ông giàu có (quên tên rồi) đã thao túng các công nhân của mình khi họ đình công bằng cách nói chuyện “tử tế” với họ, rồi sau đó cuộc đình công chấm dứt. Nếu sự việc này không đem lại kết quả khả quan hơn, thì ví dụ này trông có vẻ thao túng nặng, gần như một dạng còi gọi chó, khuyến khích những ông bà chủ doanh nghiệp tương lai cứ thế mà làm.
Mấy lời khuyên về cách hành xử với cấp dưới nghe có vẻ ngây ngô đến nực cười, và đầy rẫy thao túng nữa. Có ví dụ về một công nhân không đội mũ an toàn. Lời khuyên là hỏi anh ta xem mũ này có chật hay không thoải mái hay như nào, vv. Đấy chả phải cách đặc biệt tinh tế gì để bảo người ta đội cái mũ lên giùm coi.
Tôi nghĩ, quyển này có ích ở chỗ chỉ ra cách đối phó với cư dân thuộc thế hệ bùng nổ (boomer – thế hệ sinh sau Thế chiến II), nhất là trọng tâm của sách còn tập trung vào việc người người đều muốn thấy mình quan trọng và là trung tâm của sự chú ý.
Bên cạnh đó, tôi không thể quên được cái đoạn mà Taft đã nức nở xúc động như nào bởi ông ấy đã không làm được điều mà Teddy Roosevelt kỳ vọng.
Tiêu đề nghe có vẻ thao túng dữ, hay ít nhất thì nó có thể dễ dàng bị những kẻ thao túng tận dụng làm vũ khí.
Với tôi thì không hẳn là nó “không độc hại” đâu, bởi vì nó có một danh sách các câu hỏi “dành cho các Bà vợ” bao gồm câu này “Quý bà có cho phép chồng mình hoàn toàn tự do trong việc kinh doanh của ông ấy không?” vv
Bạn có thể bỏ qua phần đấy vì lý do thời đại, nhưng nó chắc chắn có vai trò nhất định trong việc duy trì tính nam độc hại.
Một diễn viên hài người Anh, Guz Khan, đã tham gia một podcast. Người chủ trì hỏi rằng anh có đọc sách không, và Guz bảo là không. Thế là chủ trì nói với Guz là ông ta sẽ mua một vài quyển sách tặng Guz và gửi đến tận nhà anh. Đó là những cuốn sách sẽ giúp Guz nhận ra anh đã lỡ mất những gì vì không đọc chúng.
Người chủ trì tiếp tục nói với Guz là Đắc Nhân Tâm sẽ là quyển sách hoàn hảo cho Guz, bởi vì, theo như người chủ trì, quyển sách này gợi ý những điều mà ông ta thấy Guz cũng đang làm, ví dụ như gọi tên một người.
Đến đây thì Guz đáp lại, nếu anh (chủ trì) đã nói rằng tôi đã thực hiện những cái viết trong quyển sách ấy, thì tôi đọc mà làm gì nữa!
Đó cũng là vấn đề mà mình gặp phải với sách self help.
Thực ra, Carnegie liên tục nhấn mạnh rằng sự quan tâm của bản thân với người khác phải là thật lòng, bởi tâng bốc là một hình thức thiếu trung thực và sẽ khiến bạn trở thành kẻ thao túng, và đẩy người khác ra xa khỏi bạn. Rất nhiều lời khuyên tập trung vào tính khiêm nhường, như là phải thường xuyên nhận thức rằng bạn còn thiếu hiểu biết về nhiều thứ, và rằng nên nhẹ nhàng chỉ lối cho người khác nhận ra sai lầm của mình nếu bạn chắc chắn điều đó là đúng, vì việc sửa đúng cho họ với thái độ hung hăng sẽ làm tổn thương lòng tự tôn của họ, và khiến họ càng ngoan cố hơn với lập trường của mình.
Bao nhiêu người đọc Đắc Nhân Tâm không biết về điều trên trước khi họ đọc quyển sách? Và nếu họ biết nhưng không thực hành, thì bao nhiêu kẻ sẽ thực hành cái điều mà họ biết thừa nhưng không làm và phải chờ sách nhắc cho họ?
Mình khá chắc là những người đọc self-help không ngu, bọn họ tìm được vài ý ngon lành trong cả những đầu sách của Robert Greene dù chúng chẳng phải hay ho gì lắm. Bạn sẽ tìm thấy được kha khá những cam đoan thề thốt trong Đắc Nhân Tâm cũng như trong sách của Robert Greene, nhưng nội dung thì như nhau cả, bạn đã biết sẵn bao nhiêu trong số chúng, và chúng đã tạo ra bao nhiêu sự khác biệt nào? Chưa kể, nếu những quyển này viết ra để tạo sự khác biệt, thì chúng có nên dông dài thế không? (Mình chẳng phàn nàn đâu, kể cả chúng có vỏn vẹn 20 trang thì mình cũng không đọc).
Cái tựa sách khiến người ta xách váy chạy mất, nhưng mình nghĩ đó là do ảnh hưởng của thời đại, vào thời ấy, người ta chuộng những lời đề thẳng tưng trắng trợn như vậy.
Sách có những lời khuyên hữu ích, ấm áp, và thật sự vượt thời đại. Hàng năm mình vẫn hay đọc lại một vài chương á.