Điều gì đã khiến bạn bỏ điện thoại xuống để đi đọc sách?

Giảng viên môn chính trị học trường Đại Học Giao Thông Tây An, Lục Vệ Minh, trong một lần dạy từng nói: “Trên thực tế, tôi có một cách nhìn đối với các em (sinh viên của thầy), đặc biệt là thế hệ 9x, cách nhìn thế nào? Các em dành phần lớn thời gian cho máy tính điện thoại, nếu muốn tra cứu tài liệu thì lên internet, baidu hoặc academic journal tìm luận văn secondhand, như thế sẽ hại chết người đó. Nếu các em không đọc nhiều tác phẩm nguyên gốc kinh điển, thì sẽ khuyết thiếu kĩ năng cơ bản, đừng nói đến năng lực thưởng thức, ngay cả năng lực phân biệt cũng không có, điều này sẽ dẫn đến nói sao hay vậy, sai truyền thêm sai, không biết suy nghĩ, cũng không có tình thế suy nghĩ, đây có lẽ là nút thắt lớn nhất cho sự phát triển của các em trong tương lai.”

Điện thoại rất thú vị, nhưng điện thoại không tạo ra giá trị, mà còn lãng phí giá trị. 

Điện thoại thật sự rất thú vị, có thể chơi nguyên cả ngày, ấn vào là có thể vui vẻ mấy tiếng đồng hồ. Điện thoại có thể giúp bạn trải qua thời gian nhạt nhẽo ở một mức độ nào đó.

Nhưng mà, sẽ có rất nhiều khoảnh khắc, khi màn hình tắt, trong lòng sẽ chợt thoáng hiện một chút cảm giác trống rỗng, tốn nhiều thời gian để xem newfeeds, xem vòng bạn bè, lướt tieba, dạo weibo. Cuối cùng không đổi lại được cái gì, có tạo ra bất cứ giá trị nào.

Trong kinh tế học có một từ gọi là “chi phí cơ hội“, tức là phải từ bỏ cái này để có được cái kia. Áp dụng vào trường hợp này, chơi điện thoại cũng có chi phí đấy, để chơi điện thoại, chúng ta phải bỏ ra thời gian, cơ hội… một loạt chi phí vô hình.

Lấy một ví dụ, vốn dĩ nói phải đi làm bán thời gian, sau đó hôm sau không dậy nổi, ngủ hết buổi sáng, gọi một phần đồ ăn nhanh, rồi chơi game cả buổi chiều, chi phí cơ hội ở đây chính là thu nhập của một ngày làm bán thời gian. Vốn dĩ nói phải đến thư viện học, nhưng lại ở trong KTX chơi game nguyên ngày, chi phí cơ hội là thời gian một ngày tiếp thu kiến thức ở thư viện cũng bị lãng phí như thế.

Thay vì tiếp thu thông tin rải rác, chi bằng hãy đọc nhiều sách để tạo thành hệ thống kiến thức chuyên môn.

Đương nhiên, có nhiều người nói họ cũng có thể học được rất nhiều thứ trên điện thoại, ví dụ mỗi ngày xem tin tức có thể hiểu biết về xã hội, lướt weibo sẽ thường phát hiện những sự vật mới lạ phong phú tầm nhìn, xem bilibili đôi lúc sẽ học được thêm kĩ năng mới, search baidu cũng có thể tìm thấy đáp án của nhiều câu hỏi.

Nhưng những thứ này, đều là những thông tin rải rác, trong cuốn《Đọc một quyển sách như thế nào》, nói về mục tiêu của đọc sách chia thành 2 kiểu, một là đọc để có được ý kiến, hai là đọc để mong được lí giải. Rõ thấy là đại đa số người đều thuộc kiểu thứ nhất, chơi điện thoại để giải trí, thông tin, tiêu khiển, mà những thông tin này về bản chất là trùng lặp, đơn giản, không hao tổn tâm trí vì khó hiểu. Những thông tin này có thể gia tăng vốn hiểu biết của chúng ta, nhưng không thể phát triển năng lực lí giải của chúng ta.

Còn đọc sách thì thuộc kiểu thứ hai, có tính hệ thống, tính lí giải. Khi chúng ta đọc sách, sẽ đọc những thứ chúng ta không biết nhiều hơn. Những kiến thức này cao hơn trình độ của người đọc sách, trong tình huống trình độ hai bên không đồng đều, những điều tác giả muốn biểu đạt, có thể tăng thêm trình độ đọc hiểu của người đọc. Hơn nữa nội dung của một cuốn sách luôn là kiến thức về từng lĩnh vực, có tính chuyên môn và tính hệ thống, có thể giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về kiến thức cần thiết của lĩnh vực, dần dần lí giải và tư duy trong quá trình đọc sách, có thể học được hệ thống kiến thức do tác giả xây dựng trong quá trình kết nối với tác giả, cũng có thể hình thành nhận thức và tư duy của chính mình.

Đọc sách có thể phân tích và luận chứng, nó có yếu tố chủ quan, ví dụ ý thức, phương pháp, thái độ, động cơ đọc sách; cũng có yếu tố khách quan, hoàn cảnh cuộc sống, hoàn cảnh đọc sách, ảnh hưởng của người bên cạnh…

Đương nhiên, chúng ta không thể chỉ coi trọng yếu tố chủ quan, phương pháp không quan tâm chuyện xã hội, chỉ một lòng đọc sách thánh sẽ chỉ rơi vào vòng luẩn quẩn; đồng thời cũng không thể chỉ coi trọng yếu tố khách quan, ví dụ không có hoàn cảnh học tập tốt, những người bên cạnh đều chơi bời, không thể tách rời được điện thoại thì liền cho rằng không có điều kiện để không đọc sách.

Điều này cũng như tính phổ biến và tính đặc biệt, tính phổ biến ở chỗ chúng ta đều đang đọc sách, tính đặc biệt ở chỗ chúng ta có cách thức và trải nghiệm đọc sách không giống nhau, sẽ có cảm nhận của riêng mình.

Nhất định phải đọc sách để phát hiện cảm nhận khi đọc sách, và nhận biết thông qua cảm nhận sâu sắc về đọc sách, để có phương pháp đọc sách tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *