Sau khi đánh bại căn bệnh hiểm nghèo vào năm 2008, tôi đã ngồi xuống và viết một lá thư cho chính mình. Đó là bức thư chứa đựng tất cả những suy nghĩ tích cực và bài học cuộc sống mà tôi có được cho đến nay. Khi viết xong lá thư, tôi đã niêm phong nó vào một chiếc phong bì mà trên đó tôi viết: “Mở khi cần.”
Kể từ đó, tôi đã mở nó ra ba lần. Hai lần khi cần và một lần để viết bổ sung thêm. Bức thư này vẫn ở bên tôi cho đến ngày hôm nay và được cất kỹ trong một chiếc phong bì. Nó vẫn nằm nguyên ở vị trí đó, chờ đến lúc cần thiết sẽ mở nó ra.
Tạo ra Bức thư cuộc đời của riêng bạn
Trước khi chia sẻ Bức thư cuộc đời của tôi với bạn, đây là một vài quy tắc đơn giản để tạo ra một bức thư:
1. Viết thư khi bạn đang có tinh thần tốt và ở trong trạng thái tích cực.
2. Ghi lại suy nghĩ của bạn theo đúng ngôn ngữ tinh thần mà bạn đang nghĩ. Suy cho cùng, chính bạn là người thuyết phục bản thân tốt nhất.
3. Bạn có thể viết cả suy nghĩ của người khác miễn là chúng phù hợp và tích cực.
4. Mục đích của bức thư là thay đổi quan điểm của bạn trở lại nơi mà bạn có thể kiểm soát tích cực suy nghĩ và phán đoán của mình.
5. Đề cập đến một kỷ niệm trong cuộc sống khi bạn đã vượt qua được điều mà bạn nghĩ rằng mình không thể.
Xin lưu ý: Tôi đã bỏ qua một số thông tin cá nhân và nó có tính chất Khắc kỷ rất cao.
“Nếu bạn đang đọc những dòng này thì bạn đã biết mình cảm thấy thế nào về mọi thứ. Bởi vì bạn biết mình cảm thấy thế nào, cảm xúc có thể ảnh hưởng đến phán đoán của bạn. Nếu bạn có thời gian trước khi đưa ra quyết định thì hãy tối ưu lượng thời gian mà bạn có để suy nghĩ chín chắn. Nếu bạn phải đưa ra quyết định ngay bây giờ thì nhớ rằng, đừng dựa trên tiêu chí cảm xúc để đánh giá vấn đề.
Cảm xúc luôn tìm cách né tránh điều không thể tránh khỏi và giống như một đứa trẻ đói, đòi ăn ngay lập tức. Hãy tự hỏi bản thân: Sự thật trong hoàn cảnh này mà tôi đã xác minh là gì? Xác minh – không phải suy đoán, không phải suy nghĩ. Bạn là chủ nhân của phán đoán của mình, không phải hoàn cảnh bên ngoài. Hãy chú ý đến suy nghĩ của bạn và những gì đang xảy ra xung quanh bạn.
Khó khăn cho chúng ta thấy bản chất của mình. Đừng hành động như cừu hoặc sói, hãy hành động như một con người. Cuộc sống có thể bi thảm. Nhưng hãy nhớ rằng, nhiều người xung quanh bạn đều là nhân vật trong một bi kịch. Một bi kịch của sự ngu dốt. Không ai thiếu hiểu biết mà không bị mất mát và tổn thương. Không phải người khác hay hoàn cảnh sống nào đó làm hại bạn. Nếu phán đoán của bạn thay đổi nhân cách của bạn theo chiều hướng xấu hơn thì bạn đã bị tổn hại… bởi chính bạn!
Mong muốn của chúng ta là chủ nhân của chúng ta. Để làm chủ mong muốn, hãy có ít mong muốn. Sẽ chẳng phải là hoàn hảo khi bạn có được mọi thứ mình muốn đâu. Sự cần thiết là đủ và chúng ta có thể sống với ít hơn chúng ta nghĩ. Khi bạn hài lòng với sự cần thiết, bạn sẽ luôn hạnh phúc. Không gì khó hơn một cuộc sống dễ dàng.
Bạn vẫn ở đây, vẫn thở. Khi bạn còn thở, bạn vẫn có thể hành động. Phán đoán của bạn là khu vườn mà chỉ bạn mới có thể chăm sóc và không ai khác. Những gì phát triển ở đó là những gì bạn gieo trồng. Bạn chỉ có một tài sản, đó là nhân cách của bạn. Bạn chỉ có một công cụ, đó là phán đoán của bạn. Bạn không phải là nghề thủ công, bạn là người thợ thủ công. Bạn không phải là đất sét, bạn là nhà điêu khắc của nó.
Mỗi hoàn cảnh giống như một chiếc xe đẩy. Bạn phải nắm cả hai tay cầm để điều khiển nó đúng cách. Mỗi suy nghĩ đều có hai góc nhìn, hai mặt. Mỗi điểm mạnh đều có điểm yếu và mỗi điểm yếu đều có điểm mạnh. Mỗi lần đạt được đều đi kèm với mất mát và mỗi lần mất mát đều đi kèm với sự đạt được. Nếu bạn mất đi thứ gì đó, bạn đã đạt được gì? Đọc lại điều này cho đến khi bạn có được góc nhìn đúng đắn”.
Thật hữu ích khi giữ một bức thư ở gần, do bạn viết và dành cho bạn, để làm công cụ giúp bạn có được góc nhìn tích cực hơn.
Hãy thử làm điều này và bạn có thể sẽ ngạc nhiên vào một ngày nào đó khi nó giúp bạn có cách đối phó tốt hơn với hoàn cảnh khó khăn bạn đang gặp phải.
Mình có thói quen viết nhật ký từ hồi 13, 14,tuổi và từ thời Sv năm 1978 thì viết rất đều đặn mãi về sau…
Hơn 50 năm nay mình vẫn ghi lại ( Hoặc làm thơ chỉ cho riêng mình đọc ) những khoảng khắc đáng nhớ bằng cảm xúc thật, ngay lúc đó. Đôi lúc có cảm giác trống rỗng và buồn chán thì mình thường mở ra đọc lại như một thói quen thôi …
Nhờ vậy mà mình đã tự chữa lành cho bản thân những vết thương sâu và sống tích cực cho tới tuổi U 70 này.
Đôi khi đọc lại thấy mình thật ngố, thật đáng thương và cũng nhận thấy những lỗi lầm vụng dại của bản thân rồi cười một mình , khóc một mình với đứa trẻ là mình của quá khứ …
Và hoàn toàn không hề biết khoa học hiện đại gọi đây là tự chữa lành