Điều gì minh chứng rõ ràng nhất cho tư duy “lớn lên rồi khác hiểu”?

Thời gian thực sự trôi qua nhanh làm sao.
Một năm ấu thơ như một vĩnh hằng. Tôi lớn khôn chớp một mi mà như ngủ quên qua thời đại học.


Tưởng như rõ ràng nhưng vẫn luôn làm tôi bàng hoàng – lúc bạn 10 tuổi, một năm tương đương 10% cuộc đời bạn. Khi 20 tuổi, 1 năm là 5% cuộc đời và cứ như vậy. Theo tỷ lệ, mỗi năm trôi qua càng ít đi so với số năm bạn đã có nên cảm giác thời gian trôi nhanh hơn,


Đấy mới chỉ là một phần lý do. Càng già đi, não bộ chúng ta càng vứt bỏ tiểu tiết tốt hơn. Chúng ta nhớ ít tiểu tiết đi vì tiềm thức không muốn để ý tới những thứ đã thấy, đã trải nghiệm; ta có cố đi nữa thì não bộ cũng sẽ cố gắng cản trở (tham khảo trí thông minh mềm và cứng để biết thêm khi nào và vì sao )
Có hai cách chống lại cảm giác thời gian đang trôi nhanh hơn. Thứ nhất, bạn có thể trải nghiệm những điều hoàn toàn mới với bạn: du ngoạn tới một văn hoá hoàn toàn khác biệt, làm những sở thích khác với những thứ bạn đã quen biết,…
Thứ hai, bạn có thể tìm một cách trải nghiệm lại thế giới xung quanh như thuở ban đầu. Nhìn mọi thứ qua tâm hồn một đứa trẻ (kết hợp với kinh nghiệm một người lớn). Tìm kiếm sự kỳ diệu trong những điều thân thuộc.
Bạn sẽ cảm thấy thời gian như đang chậm, hay cứng lại, trong một lúc cho đến khi não bộ tự điều chỉnh lại. Rồi lại làm lại lần nữa. Luôn phải giữ cho tâm trí bận rộn.


Nhạc pop, tiếng lóng và các loại hình văn hoá thiếu niên khác.
Hội niên thiếu rất hay tự phong mình là ông tổ văn hoá, ý kiến bản thân họ đúng bất thành văn. Người già hơn thấy mấy điều nhất thời này hàng năm đến rồi lại đi, và biết những thứ này cũng chẳng khác gì.


Thế giới quan của bạn eo hẹp ra sao. Đó là thứ chỉ già đi mới học được, bao nhiêu lời giải thích cũng không thể làm một đứa trẻ hiểu nổi nó dựa dẫm vào trải nghiệm sống của bản thân nhiều đến thế nào.


Trái lại: thế giới quan của những người khác cũng đều bị gò bó, và cố gắng chỉ ra những hạn chế của họ chẳng khác gì nước đổ lá khoai (kể cả khi bạn đúng, họ sai, cùng lắm khả năng 50-50 thôi).


Tư thế cơ thể và co duỗi rất quan trọng.


Tôi luôn ngồi thẳng lưng


Chỉ ngồi dưới tiết trời dịu nhẹ, không làm gì hết, không nghĩ gì hết, thực sự là một cái phúc.


Tôi vừa làm cái này hôm Chủ nhật này. Ngồi ngoài trời dưới ánh nắng ban mai, có cơn gió dịu nhẹ, chỉ thư giãn cùng những em cún của tôi. Hoàn toàn thấy thoải mái và bình yên.


Biết lựa chọn xung đột.


Má luôn bảo tui phải biết chọn xung đột cho đúng, nhưng tui chắc sống cả đời rồi chưa đụng chạm gì cả.


Cái này hay nè. Một trong những điều quan trọng tui học được khi lên 23 và đã giúp tui đổi đời và góc nhìn đáng kể.


Thật ấy. Không qúa gay gắt về mọi thứ thực sự làm mọi thứ khác biệt. Bạn luôn phải nhớ ai cũng có những cuộc chiến của chính họ. Thằng cha không ngừng bấm còi xe có thể vừa mới chia tay, hoặc đang vội vã gặp một người thân sắp từ trần. Bỏ qua là tốt nhất rồi.


Không liên quan lắm, cơ mà mỗi lần có người vượt đầu xe tôi, tôi tưởng tượng người ta cần phải giải quyết nỗi buồn trong mái ấm của họ. Làm tôi bớt bực đáng kể.


Có sếp ngày trước giải thích cái này… không phải chọn những cuộc chiến bạn có thể thắng, mà là chọn những cuộc chiến đáng để thắng.


Tôi hay thêm chi tiết “bị tiêu chảy, không kịp về nhà”. Từ cơn giận sang sự đồng cảm và trả thù trong mơ.


Những điều “khó chịu” hoặc “nhàm chán” như kiểu nghe người lớn kể chuyện đời họ, hoặc ăn tối với gia đình trở thành những kỷ niệm quý giá khi họ đã rời xa. Khi ta còn trẻ, chúng ta coi nhẹ quá nhiều người trong đời. Bạn không thể biết trước mình còn có bao nhiêu thời gian. Hãy cảm tạ những điều “nhàm chán” ấy.


Tôi bỗng nhận ra điều này năm ngoái. Không biết lúc nào, nhưng khi tôi lên 26, tôi bỗng trở nên rất thích nghe chuyện đời người khác. Rất là diệu kỳ. Tôi gặp một người phụ nữ, đã đi qua nhiều nơi trên thế giới, bay nhảy từ chỗ này sang chỗ khác với chồng cô ấy – một con người cũng không kém thành tích – và thứ cổ hay kể nhất là con cá bự nhất cổ bắt được. Tôi muốn nghe mãi. Không chỉ chuyện cô này. Tôi thầm ước có cơ hội hỏi bà tôi, mẹ tôi đời họ đã ra sao. Giờ thì không bao giờ biết được nữa rồi.


Bạn thời niên thiếu thực sự đã khờ dại thế nào. Trải qua những năm tuổi đôi mươi, bạn vẫn sẽ khờ dại như thế.
Chúng ta ai cũng nghĩ mình khôn hơn người nhỉ? Một số vẫn đinh ninh như vậy, nhưng đa phần chúng ta đã đủ lớn để nhận ra ngoài một số chủ đề, chúng ta chỉ biết đúng hai thứ: “Cái” và “Nịt”, và Nịt đã hiến thân cho chó gặm từ đời nào rồi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *