Bạn có nghĩ rằng những “cỗ máy học hành” nhất định phải có những phương pháp hoặc thói quen mà người bình thường không biết?
Xin xác nhận là điều này hoàn toàn chính xác nha.
Họ không chỉ có những thói quen mà điều đáng kinh ngạc nhất là thói quen này còn dựa trên cơ sở khoa học..
Khi còn học cấp 3, tôi luôn tâm niệm, đừng sửa những thứ vô bổ đó, chỉ cần chăm chỉ là xong!
Lớp tôi học là một trong hai lớp điểm duy nhất của huyện, kỳ thi đại học năm đó, trong huyện có ba người đậu Đại học Bắc Kinh (Bắc Đại), thì lớp tôi có hai người.
Là một học sinh học hành ý ẹ hàng top trong lớp, tôi đã bị đánh bại trong kỳ thi tuyển đại học và đứng Nhất từ dưới lên, vui vẻ bước vào con đường đại học vô danh trong 4 năm.
Mãi cho đến khi thực hành nhiều phương pháp ở trường đại học, tôi mới khám phá ra những kỹ thuật đó, điều mà các “bậc thầy” trong chuyện học hành hồi đó đã thành thạo.
Về phần mình, sau 4 năm tìm tòi ở trường đại học, cuối cùng tôi cũng dần bắt kịp họ, giành vị trí số 1 trong chuyên ngành của mình, có giải quốc gia và đỗ tốt nghiệp cao học.
Phương pháp của họ thực ra không chỉ áp dụng được ở các trường trung học, logic cơ bản của việc học thực ra là giống nhau.
Theo thứ tự, tôi tóm tắt ba logic cơ bản trong chu trình học tập của những con người này, chuẩn bị một chiếc ghế băng nhỏ để ngồi, và bắt đầu thôi.
“1” Nhập môn: 6 lần phản hồi tích cực
“2” Nâng cao: bước ra khỏi vùng an toàn
“3” Nâng cao hơn: trầm cảm hoá
NHẬP MÔN: 6 LẦN PHẢN HỒI TÍCH CỰC
Giải trí một tí nhé!
Nhóm của Hồ Hải Lam của Đại học Chiết Giang đã công bố một kết quả nghiên cứu trên tạp chí Khoa học (tuyệt vời!), lần đầu tiên tiết lộ hào quang của người chiến thắng: những kinh nghiệm thành công trước đây sẽ giúp những chiến thắng tiếp theo trở nên dễ dàng hơn.
Người ta tổ chức cuộc thi dành cho một đàn chuột nhỏ: (xem hình đình kèm trong bài)
Trong một ống thủy tinh hẹp, hai con chuột gặp nhau trong đường hẹp, để thoát ra chúng phải đẩy nhau ra khỏi ống.
Sau khi một đàn chuột thay phiên nhau lên võ đài, điểm mạnh và điểm yếu của chúng sẽ được thể hiện rõ ràng trong nháy mắt.
Lúc này, các nhà nghiên cứu bắt đầu can thiệp, họ sử dụng nhiều thao tác khác nhau để tăng cường các khớp thần kinh ở thuỳ trước trán của những con chuột yếu hơn. Bằng cách này, chú chuột yếu hơn giống như nhận được một sự trợ giúp thần thánh, thay đổi kết cục chỉ trong vài phút.
Tại thời điểm này của cuộc thử nghiệm, nó thực sự không có ý nghĩa khai sáng đối với chúng ta, xét cho cùng thì không ai có thể bí mật kiểm soát kết quả của chúng ta. Tuy nhiên, thí nghiệm của họ còn tiết lộ một hiện tượng thậm chí còn thú vị hơn.
Trong một thí nghiệm duy nhất, những con chuột kém hơn chỉ có thể phản công khi có sự kích thích, khi loại bỏ kích thích bên ngoài, chúng lập tức trở lại hình dạng ban đầu.
Tuy nhiên, khi con chuột kém cỏi thắng 6 ván liên tiếp nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài, mọi kích thích đã bị loại bỏ ở ván thứ 7, và nó thực sự đã hoàn thành đòn phản công.
Hơn nữa, kiểu phản công này không phải là trường hợp cá biệt mà là kết quả chung của các kết quả thực nghiệm.
Hồ Hải Lam cho biết: “Trải nghiệm thành công sẽ định hình lại sức mạnh của các kết nối khớp thần kinh trong não, từ đó ảnh hưởng đến thành tích trong các cuộc thi tiếp theo”.
Sáu trải nghiệm thành công. Con số này ở người có thể khác với ở chuột, nhưng đó chỉ là sự khác biệt về số lượng. Điều đúng và đáng tin là bộ não thực sự bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm thành công trong quá khứ và giúp chúng ta thay đổi vận mệnh. Đây chính là sức mạnh của những phản hồi tích cực.
Những “bậc thầy về học hành” xung quanh tôi thường có một điểm chung: họ không chỉ giỏi mà còn luôn tiến bộ hơn.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì có vẻ như họ đã có được một cuộc sống thuận lợi, nhưng giờ đây có vẻ như chính những thành công nhỏ trong trải nghiệm cá nhân của họ đã nâng cao sự tự tin cá nhân của họ vô cùng, nên họ ngày càng đạt được nhiều mục tiêu hơn, và họ ngày càng thành công hơn.
Loại trải nghiệm thành công này ban đầu chỉ là hoàn thành kế hoạch của một ngày nhất định, sau đó dần dần tiến tới hoàn thành một môn học và vượt qua kỳ thi. Sự “gian lận” của những “ông kẹ thi cử” bắt đầu một cách chậm rãi như thế.
Tóm tắt bài học: Đặt ra và đạt được một vài mục tiêu nhỏ bé đơn giản, càng nhiều càng tốt, hãy bắt đầu tạo ra những phản hồi tích cực của riêng bạn, tiến lên nào!
NÂNG CAO: BƯỚC RA KHỎI VÙNG AN TOÀN
Tôi đã luôn học các hàm ở trường trung học, vì vậy hãy lấy hàm đơn giản nhất làm ví dụ nhé~
Chúng ta luôn cho rằng sự tăng trưởng tỷ lệ thuận với thời gian: (hình đính kèm)
Nhưng trên thực tế, sự tang trưởng đi theo đường cong như thế này: (hình đính kèm)
Tuy nhiên, đường cong của một “cỗ máy học hành” là như thế này: (hình đính kèm)
Sự thật quá tàn khốc, những “cỗ máy” bây giờ không chỉ thực lực mạnh mẽ mà còn tiến bộ nhanh hơn hầu hết mọi người.
Vì vậy về lý mà nói, thì cuộc sống hàng ngày của một “bậc thầy thi cử” có vẻ chỉ là dễ dàng hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau, ít nhất là dễ dàng hơn chúng ta, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.
Trước đây tôi luôn thắc mắc, những người này rõ ràng là Đại Học Bá, nhưng dường như họ chưa bao giờ làm mọi thứ chỉ bằng cái phẩy tay. Tôi chưa bao giờ thấy họ trả lời câu hỏi một cách dễ dàng mà thay vào đó họ cũng gãi đầu gãi tai như những người khác.
Điều đó có vẻ như là họ đã thực sự ở ngoài vùng an toàn của mình.
Quá trình học tập của một học sinh giỏi cũng giống như tập thể dục, sau khi cơ bắp phát triển thì quyết định tăng trọng lượng của thiết bị, sau khi quen với trọng lượng mới thì lại tăng trọng lượng lên.
Cơ bắp sẽ phát triển khi chúng rời khỏi vùng an toàn và được kích thích bởi trọng lượng lớn hơn. Điều này cũng đúng với não.
Trong cuốn sách “Thực hành có chủ ý” đã nghiên cứu hiện tượng như vậy: (hình đính kèm)
Những bác sĩ đã hành nghề 30 năm có kết quả kém hơn những bác sĩ mới làm việc được 2 năm ở nhiều chỉ số đánh giá.
Khi bạn đã đạt đến mức độ hài lòng với việc luyện tập của mình và việc luyện tập bắt đầu cảm thấy thoải mái, bạn đã bước vào vùng an toàn của mình. Việc luyện tập lặp đi lặp lại trong vùng thoải mái không chỉ có ít tác dụng mà còn có thể dẫn đến sự thoái lui về kỹ năng theo thời gian.
Điều này thực sự giải thích tại sao quỹ đạo phát triển của các học giả hàng đầu lại là một đường cong hàm mũ và có thể tiếp tục mãi mãi.
Họ luôn cách xa vùng an toàn của mình một bước, không bao giờ lặp lại những điều đơn giản bên trong và không bao giờ nhảy quá xa khỏi vùng an toàn của mình.
Tái bút, trong cuốn sách “Thực hành có chủ ý”, tác giả ( Anders, giáo sư tâm lý học) đã cung cấp một loạt các nguyên tắc và phương pháp rất hữu ích để nâng cao năng lực cá nhân, đây là một tác phẩm khai sáng cho tôi.
Tóm tắt bài học: Hãy nhanh chóng rời khỏi vùng an toàn của bạn, đừng dừng lại nhưng cũng đừng đi quá xa!
NÂNG CAO HƠN: KIỂM SOÁT SỰ TRẦM CẢM HOÁ
Ma thần ở bên ngoài Lục Hợp, những người bước vào thế giới loài người đều là thân xác phàm trần.
Những học giả hàng đầu cũng là con người, họ cũng sẽ trở nên cáu kỉnh, chán nản khi gặp chuyện không hay, gặp trở ngại lớn.
Trái lại, nhà tâm lý học Klein đã đề xuất một lý thuyết về vị trí của tâm trí, từ đó bạn có thể nhận ra rằng các “cỗ máy học hành” cũng chỉ là con người thôi, nhưng họ có một điểm khác biệt lớn so với những người bình thường.
Klein chỉ ra rằng khi đối mặt với nỗi đau, chúng ta có hai trạng thái tinh thần để đối phó với nó:
① Trạng thái phân cực về tinh thần
② Trạng thái trầm cảm hoá
Những người có trạng thái phân cực về tinh thần có xu hướng đổ lỗi cho người khác về những khó khăn của họ. Họ không biết nhìn nhận bản thân và phản ứng đầu tiên của họ khi gặp vấn đề là đổ lỗi cho nó trước.
“Hôm nay tôi lại chơi điện thoại thêm một ngày nữa. Nếu bạn cùng phòng không gọi tôi để xúi giục thì tôi đã không làm việc này.”
“Ông thầy dạy môn này bị ngoo à, đi muộn có mấy lần thôi mà trừ điểm chuyên cần của tôi chả còn gì.”
Những người có trạng thái trầm cảm hoá dường như có ít phản ứng căng thẳng mãnh liệt hơn khi đối mặt với nỗi đau, thay vào đó họ chọn cách “làm nỗi đau trở nên sâu sắc hơn ” .
“Tôi chơi điện thoại cả ngày nhưng tôi có thể chọn dừng bất cứ lúc nào. Là ý chí của tôi yếu quá phải không ?”
“Từ tiết học đầu tiên đã nói rõ quy định về tính điểm chuyên cần rồi, tại sao tôi lại không để ý điều này?”
Việc tự phân tích chắc chắn là đau đớn, nhưng đó cũng là cách quý giá nhất để hiểu bản thân và cải thiện bản thân.
Nhìn thấy điều này, bạn có nghĩ rằng tất cả các “bậc thầy thi cử” đều thích trầm cảm hoá mọi việc?
Không phải đơn giản chỉ có vậy…
Klein cũng chỉ ra rằng con người liên tục chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái tinh thần nêu trên.
Khi đối mặt với một áp lực nhỏ, chúng ta sẽ rơi vào thế trầm cảm chán nản, kiểu tự phân tích đó sẽ không gây ra quá nhiều khó chịu, nhưng khi áp lực đột ngột tăng lên và đối mặt với vấn đề quá đau đớn, những người vốn dĩ đã rơi vào trạng thái chán nản cũng sẽ chuyển sang trạng thái phân cực về tinh thần.
Đặc điểm của các học bá là ngưỡng chuyển đổi trạng thái của họ cao hơn người bình thường. Khi chúng ta không thể chịu đựng được nỗi đau và muốn nhận lỗi thì các “cỗ máy học hành” họ vẫn chưa đạt đến giới hạn của mình.
Kết luận này cung cấp cho chúng ta một bài học quan trọng: tiếp tục nâng cao ngưỡng chuyển đổi của bạn.
Lần tới, khi bạn gặp phải điều gì đó và muốn trốn tránh trách nhiệm cũng như không chịu suy ngẫm, bạn nên nhận ra rằng mình đã gần đạt đến ngưỡng đó. Khi đó hãy kiềm chế và giữ vững trạng thái trầm cảm hoá, điều này sẽ giúp ngưỡng chịu đựng tăng lên rất nhiều, cho dù chỉ thành công một hoặc hai lần thì hiệu quả cũng sẽ rất đáng kể.
Tóm tắt bài học: Khi đối mặt với một vấn đề, trước tiên bạn phải suy nghĩ về nó với trạng thái trầm cảm hoá, thì ngưỡng của bạn sẽ ngày càng cao hơn!