nguoi-gia-dan:-“cuoi-nam-khong-giu-3-thu,-nam-moi-tai-loc-khong-mat-di”

Người già dặn: “Cuối năm không giữ 3 thứ, năm mới tài lộc không mất đi”

Vậy những thứ mà người già khuyên nên vứt bỏ vào dịp cuối năm là gì vậy? 

Thời gian trôi nhanh, trong chớp mắt chúng ta sắp tạm biệt năm cũ Quý Mão, bước sang năm mới Giáp Thìn. 

Để đón năm mới với nhiều hy vọng mới, khí thế mới, mọi người thường nhắc nhau bỏ những thứ cũ ký, xui xẻo lại đằng sau, đón năm mới tràn đầy hứng khởi, ăn nên làm ra, phát tài phát lộc, sự nghiệp lên hương, học hành tấn tới. 

Người già dặn: “Cuối năm không giữ 3 thứ, năm mới tài lộc không mất đi”. Hãy xem điều đó là gì nhẽ. 

Người già dặn:

Người già dặn: “Cuối năm không giữ 3 thứ, năm mới tài lộc không mất đi”. Ảnh minh họa Pixabay

1. Người già dặn: Không để lại bệnh tật

Dịp Tết Nguyên đán là mùa đông lạnh giá, , thời tiết lạnh giá sẽ làm yếu dương khí trong cơ thể, giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ bị nhiễm gió, lạnh và sinh bệnh. 

Trong khi đó, người già cho rằng “cảm lạnh là nguồn gốc của mọi bệnh tật”. Do đó, vào thời điểm cuối năm, mọi người dù bận rộn nhưng đừng quên chăm sóc sức khỏe của bản thân để tránh bị ốm đau, mang “cơn ốm” từ năm cũ sang năm mới. 

Ngoài ra, vào dịp cuối năm bận rộn, mọi người có nhiều việc, nhất là sắm sửa, trang trí nhà cửa, nấu nướng, đi lại, rất dễ gây ra các tai nạn giao thông hay tai nạn sinh hoạt như ngã từ trên cao xuống, bỏng, cháy nổ… 

Người già dặn:

Do đó, người già dặn “cuối năm nên bỏ qua mọi bệnh tật” chính là vì ý nghĩa này. Họ hy vọng rằng mọi người dù bận rộn cũng phải giữ sức khỏe và sự an toàn cho mình và người thân. Ảnh minh họa Instockphoto

Đặc biệt trẻ em vào dịp Tết nghỉ dài ngày, thường chơi đùa hiếu động, trong nhà lại có nhiều đồ đạc, đồ ăn, rất dễ xảy ra tai nạn như bị vật nhọn đâm trúng, hóc dị vật, bỏng… 

Trong dịp Tết, người lớn ăn nhiều, uống rượu nhiều, người có bệnh mạn tính lại quên uống thuốc, bỏ điều trị rất dễ bị ngộ độc thực phẩm, ngộ độc rượu hay bệnh tái phát… 

Vào Tết, nếu bạn bị ốm đau, tai nạn, gia đình có người nhập viện, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn có thể làm mọi người lo lắng, tất bật, không thể hạnh phúc, vui vẻ mà đón tết được.  

Tai nạn, ốm đau vào năm mới, không chỉ mất Tết, còn mất tiền của ngay từ đầu năm mới, đây là dấu hiệu không may mắn cho cả năm.

Do đó, người già dặn “cuối năm nên bỏ qua mọi bệnh tật” chính là vì ý nghĩa này. Họ hy vọng rằng mọi người dù bận rộn cũng phải giữ sức khỏe và sự an toàn cho mình và người thân.

Có như vậy mới có thể đón Tết vui vẻ, bình an, khỏe mạnh để sang năm có sức lực, động lực để làm việc, kiếm nhiều tiền trong năm mới. 

Người già dặn:

Ảnh minh họa Instockphoto

2. Người già dặn: Không để lại “nợ tình” 

“Nợ tình” chính là chỉ những ràng buộc về mặt tình cảm với gia đình, người thân. Gia đình hòa thuận, yêu thương lẫn nhau sẽ cho mỗi người một bến cảnh yêu ấm, giúp chúng ta cảm thấy an toàn khi khó khăn, là sức mạnh để chúng ta nỗ lực phấn đấu. 

Nếu gia đình không hạnh phúc, con cái hư hỏng, vợ chồng bất hòa thì dù có làm được bao nhiêu tiền, sống đầy đủ vật chất bao nhiêu, trong tim chúng ta luôn có lỗ hổng trống vắng không gì bù đắp được. 

Người già dặn không nên để lại “nợ tình” vào dịp cuối năm chính là muốn mỗi người nếu có bất hòa, mâu thuẫn với người thân, bạn bè thì nên giải quyết dứt điểm trước Tết. Đừng để những hiểu lầm, mâu thuẫn trở thành “nợ tình” khiến chúng ta buồn bực không vui, phá hỏng bầu không khí ngày Tết. 

Để giải quyết được “nợ tình”, chúng ta cần phải trò chuyện cởi mở và bao dung lẫn nhau. Chúng ta bày tỏ suy nghĩ thẳng thắn, lắng nghe đối phương một cách cẩn thận, tôn trọng nhu cầu của đối phương và cùng tìm ra giải pháp để hòa hợp. 

Người già dặn:

Người già dặn không nên để lại “nợ tình” vào dịp cuối năm chính là muốn mỗi người nếu có bất hòa, mâu thuẫn với người thân, bạn bè thì nên giải quyết dứt điểm trước Tết. Ảnh minh họa Pixabay

Điều này có vẻ khó nhưng chỉ cần chúng ta nhường nhịn, bước trước đối phương 1 bước thì chắc chắn sẽ tìm được cách khơi thông bế tắc. 

Trong gia đình, đôi khi mọi lời nói hoa mỹ không bằng 1 hành động chân tình, quan tâm nhỏ nhặt. Có như vậy, gia đình mới trở thành bến đỗ an toàn, ấm áp cho cuộc đời của chúng ta. 

Đừng để lúc khỏe mạnh thì tìm vui bên ngoài, lúc ốm đau, mệt mỏi mới nhớ đến người nhà, lúc đó người cũng không mà nhà cũng chẳng còn là nhà nữa. 

Trong các mối quan hệ tình cảm thì tình cảm vợ chồng là mối “nợ tình” khó giải quyết nhất. Vợ – chồng tạo nên gia đình, là hai người có mối quan hệ yêu thương mật thiết nhất nhưng sự tổn thương dành cho nhau đôi khi lại nặng nề nhất. 

Những thứ phá hủy hôn nhân nhanh nhất chính là sự thiếu tôn trọng và thiếu tin tưởng, phản bội và bỏ rơi, lười biếng và vô trách nhiệm. 

Do đó, vào dịp cuối năm, mọi người hãy tự hỏi bản thân đã có “nợ tình” gì đối với vợ (chồng) và tìm cách điều chỉnh để cứu vãn quan hệ, đừng để đến khi mâu thuẫn không thể hàn gắn thì sửa chữa cũng đã muộn. 

Có một sự thật rằng, bố mẹ rồi sẽ đi trước chúng ta, con cái trưởng thành sẽ rời chúng ta, bạn bè cũng có sự quan tâm riêng của họ và người cuói cùng bên cạnh chúng ta không ai khác chính là vợ (chồng).

Đừng vì ham vui nhất thời mà đánh mất người “đầu gối tay ấp”. Rất nhiều người tuổi trẻ ham vui để rồi tuổi già cô đơn, hưu quạnh, muốn tìm một người chân tình bên mình cũng đã muộn. 

Như vậy, người già căn dặn rằng Tết Nguyên đán là giờ khắc chúng ta tạm biệt cái cũ, đón cái mới. Nếu ai đó có những mâu thuẫn, hiểu lầm với người thân trong gia đình, những “nợ tình” khiến ta vướng vận thì hãy giải quyết, để bình an, hạnh phúc đón năm mới. 

Người già dặn:

Như vậy, người già căn dặn rằng Tết Nguyên đán là giờ khắc chúng ta tạm biệt cái cũ, đón cái mới. Ảnh minh họa Pixabay

3. Người già dặn: Không để lại “gốc lười”

Con người có ba gốc: “rễ yếu đuối, gốc hèn nhát và gốc lười biếng”, trong đó sự lười biếng là gốc rễ lớn nhất gây nên mọi sự bất hạnh và đói nghèo của chúng ta. 

Con người có vận động, không ngừng nỗ lực, lao động chăm chỉ và hoàn thiện bản thân mới có thể giành được cuộc sống như ý muốn. 

Một người “há miệng chờ sung”, lười biếng, phó mặc cho may rủi sẽ không bao giờ có được điều gì tốt đẹp. Đạo lý này từ xưa đến nay luôn là chân lý đúng đắn. 

Theo người già, đặc biệt vào thời điểm quan trọng Tết Nguyên đán, nếu chúng ta để cho lối sống lười biếng, suy nghĩ ỉ lại kéo dài từ năm cũ sang năm mới sẽ khiến cho tương lai của năm mới trở nên mù mịt. 

Sẽ không có sung túc, tài lộc, sự nghiệp lên hương, làm ăn phát tài chờ đợi người lười biếng ở năm mới. Do đó, người già cho rằng, vào khoảng khắc cuối năm, chúng ta phải rũ bỏ những thói hư tật xấu trong đó sự lười biếng. 

Người già dặn:

Do đó, người già cho rằng, việc cần làm chính là chúng ta cần dọn dẹp bản thân, bỏ ngay thói lười biếng để cuộc sống trong năm mới làm ăn chăm chỉ, tài lộc dồi dào. Ảnh minh họa Instockphoto

Ngay cả việc đón Tết cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, nhiệt tình của mỗi người. Bởi vì đón Tết ẩu thả, lười biếng không chỉ vô trách nhiệm với bản thân mà còn thiếu tôn trọng các thành viên trong gia đình, tổ tiên. 

Sự lười biếng kéo dài từ năm cũ sang năm mới có thể tiếp tục kéo dài và tiếp diễn trong nhiều năm sau khiến cuộc sống của lười không thể “ngóc đầu lên được”. 

Do đó, người già cho rằng, việc cần làm chính là chúng ta cần dọn dẹp bản thân, bỏ ngay thói lười biếng để cuộc sống trong năm mới làm ăn chăm chỉ, tài lộc dồi dào. 

Như vậy, trong khi dọn dẹp nhà cửa đón năm mới, người già dặn, ngoài những đồ vật cũ, xấu xí cần phải bỏ đi, chúng ta còn phải “dọn dẹp” bản thân để bỏ lại bệnh tật, nợ tình, sự lười biếng ở lại trong năm cũ. 

Năm mới, chúng ta sẽ đem sức khỏe, niềm vui, sự chăm chỉ để nỗ lực có cuộc sống nhiều năng lượng, hạnh phúc và tài lộc hơn nữa. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *