1.
Sếp: Cậu đang ở đâu vậy?
Tôi: Em vừa về đến nhà.
Sếp: Em rảnh không?
Tôi: À con em sốt nên em phải đưa cháu đi bệnh viện, có chuyện gì không sếp?
Sếp: Tối nay có bữa ăn liên hoan.
Tôi: Thế ạ, mấy giờ đó sếp, để em nhờ mẹ em đưa cháu đi cũng được.
Sếp: Đổi giờ ăn rồi, đến tăng ca đi.
Tôi: Mẹ em bận luôn rồi.
2.
Đinh Lôi – chủ tập đoàn NetEase từng nhờ nhân viên của mình giúp ông sửa máy tính.
Nhân viên: “Sếp, đây là việc công hay việc tư? Nếu là việc công thì không thuộc phạm vi công việc của em. Theo quy định công ty thì trong giờ làm việc, nhân viên không được làm bất cứ việc gì không liên quan đến công việc của mình. Nếu là việc riêng sau khi tan sở, thì tình cảm cá nhân của em với sếp hình như không thân thiết đến vậy, nên em không có lý do gì để phục vụ sếp cả.” Từ chối thẳng thừng.
Đinh Lôi giận muốn ch.ết.
(Câu chuyện có thật, rất nhiều nhân viên NetEase biết chuyện này)
3.
Sếp: Rảnh không? Nhận gói hàng ship hộ tôi (hơi xa).
Nhân viên 7x: 5 phút sau: Cười hihi, rảnh chứ ạ, sếp gửi em địa chỉ ạ.
Nhna viên 8x: 20 phút sau: Em đang bận, đợi lát nữa em tan làm em lấy giúp sếp nhé.
Nhân viên 9x: 1 tiếng sau: 10 phút nữa là tan làm rồi, em không rảnh.
Nhân viên GenZ: Sếp có xe đấy còn bảo em lấy hàng làm gì?… Bạn và người đó không phải bạn bè, xin gửi yêu cầu kết bạn tới người này.
4.
Sếp hỏi bạn có rảnh không, chắc chắn là muốn nhờ bạn làm việc gì đó, có thể là việc riêng, ví dụ như nhận hàng ship hộ, đặt cơm, cũng có thể là việc công (photo, in tài liệu), bất kể là việc công hay việc tư, nếu sếp hỏi bạn có rảnh không, chắc chắn không phải là việc bình thường, bạn có quyền từ chối, nhưng phải suy nghĩ thật kỹ trước khi trả lời.
Thường có những giang cư mận phàn nàn rằng sếp toàn nhờ cấp dưới làm những công việc tư, phải đi đường vòng để chở sếp về nhà, trưa còn phải đặt cơm, toàn những việc vặt, ăn cơm xong còn phải rửa bát hộ.
Đối với những ông sếp như vậy thì hãy kệ đi, 1 2 lần thì coi như làm ngơ, còn nếu diễn ra thường xuyên thì phải học cách từ chối, cứ yên tâm đi, những người như vậy thường rất hèn, nếu từ chối độ 2 3 lần là người ta sẽ đi kiếm những người hèn hơn để sai vặt.
Còn nếu sếp đối đãi với cấp dưới khá ok, cũng đối xử tốt với bạn, nhờ bạn làm việc tư thì sau này bạn cũng có thể nhờ sếp giúp điều gì đó, còn có thể mang đến cho bạn cơ hội thăng tiến.
Nếu tình cảm cũng bình thường, đối với cấp dưới có phần khắt khe, có thể hỏi trước câu này: “Em đang làm việc abc, em đang bận lắm, em xin lỗi sếp nha.” Đây là lời từ chối rõ ràng.
Có thể đối thành: “Em chuẩn bị ra ngoài đóng thuế, sếp có chuyện gì à, để em làm”. Thường sếp sẽ tìm người khác, còn nếu sếp cứ đợi bạn về, vậy thì còn nói gì được nữa, bảo sếp đi mà làm đi.