Làm sao khi mà không thể quên một người?
Những người bạn bên cạnh chỉ cho 7-8 cách. Đều thử cả rồi, nhưng không có tác dụng. Vì vậy mà tôi lên Zhihu tìm kiếm và thấy hàng trăm hàng ngàn bình luận. Cứ nghĩ là chỉ cần click vào là có đáp án, nhưng mà kết quả là trong đó toàn là những câu chuyện được chia sẻ và tôi hiểu được 1 sự thật.
Trên thế giới vẫn còn tồn tại một kiểu người “tan chậm”, so với người khác họ ghi nhớ lâu hơn và cũng quên chậm hơn.
Tưởng chừng như sự việc đã không cần nhắc lại rồi, nhưng ở một khoảnh khắc nào đó, lại bị kỷ niệm đánh bại.
Có một người đã trú ngụ trong lòng tôi suốt 13 năm. Thực ra tôi ít khi nào nhớ đến anh ta, cũng có thể nói là không cố ý nghĩ đến anh ấy, nhưng mà anh ấy dường như luôn tồn tại trong cuộc sống của tôi. Khi tình cờ nghe được một bài hát, tôi lại bất giác nhớ đến năm ấy, anh ấy đưa điện thoại lên hỏi tôi, Tôn Yến Tư vừa mới ra bài hát mới đã nghe chưa? Thấy một câu có chút khác người, sẽ nhớ đến chúng tôi đã từng thiết lập nó thành tên trên QQ. Tên của anh ấy rất phổ biến, phổ biến đến mức khi tôi đi xem phim, trong danh sách diễn viên khó tránh khỏi xuất hiện cái tên giống như vậy, mà lúc đó trong lòng tôi luôn có tiếng “lộp cộp” (từ tượng thanh biểu hiện sự hồi hộp), vì vậy sau này khi nhắc đến anh ấy tôi lại thích dùng chữ viết tắt hơn.
Trong đêm giao thừa của năm nay tôi nhận được 1 tin nhắn, chỉ vỏn vẹn 4 chữ “Chúc mừng năm mới”, tôi cũng soạn một nội dung tương tự để gửi lại, sau đó thì màn hình điện thoại bắt đầu có “mưa” biểu tượng cảm xúc, giống như là một kiểu lãng mạn thầm lặng nào đó. Đó cũng là toàn bộ cuộc nói chuyện của chúng tôi trong năm nay. Cũng là cuộc trò chuyện duy nhất của chúng tôi vào năm ngoái, năm kia và nhiều năm trước nữa.
Người ta hay nói người lớn rất dễ đem cảm xúc của mình giấu đi, chuyển nó thành những câu từ thật đơn giản. Ví dụ như là “Vẫn tốt chứ?”, “Bạn cũng vậy” hoặc là một câu chúc “ Chúc mừng năm mới” mà vẫn còn dang dở ý nghĩa đằng sau nó.
Có đôi khi chúng ta phải thừa nhận rằng, khi mà mình yêu hết lòng thì không có ai có thể bước ra khỏi mối quan hệ một cách bình yên được. Mà tôi cũng tin rằng, trên thế gian này không chỉ riêng một mình tôi mang theo những kỉ niệm bên mình. Chúng ta không ủ rũ, không đa cảm, thậm chí cũng không có quá nhiều sự nuối tiếc, chỉ là sẽ phải mất ngủ khi đột nhiên nhớ đến người đó trong giấc mơ.
Những người “tan chậm” , luôn có tàn dư của một mối quan hệ để lại.
Có thể là có một số bạn gái sẽ không uống trà chanh của một nhãn hiệu nào đó nữa hoặc là có một số bạn nam cũng không vì ai đó mà bắt chuyến tàu đêm đi đến một thành phố xa lạ. Sự trưởng thành khiến chúng ta trở thành dạng người không có gì có thể đánh bại, kinh nghiệm khiến chúng ta hiểu được rằng cuộc sống này khó tránh khỏi việc tổn thương nhau, bỏ lỡ nhau. Vì vậy mà bạn cần phải tiến về phía trước.
Nhưng mà sự trưởng thành trước giờ chưa ai nói với chúng ta, hóa ra điều đáng buồn không phải là mất đi mà là luôn luôn ghi nhớ.
Không phải ai cũng có thể nhờ vào thời gian để quên đi được những kỉ niệm mà một mối tình mang lại, có những người họ quên rất chậm, chậm đến nỗi khi mà 7-80 tuổi vẫn nhớ rõ như in những ngày mình yêu và được yêu.
Có một bí mật, khi lớn lên mẹ mới kể cho tôi. Thời của mẹ, có rất nhiều người kết hôn theo kiểu giới thiệu, mặc dù mẹ là tình đầu của bố, nhưng người mà năm 20 tuổi mẹ yêu nhất không phải là bố. Lúc đó mẹ có yêu một người, lúc chú ấy tỏ tình với mẹ có viết một câu như thế này:
“ Tằng kinh thương hải nan vi thủy
Trừ khước Vu Sơn bất thị vân”
- Ý nghĩa là: Đã từng đi qua biển lớn mênh mông rồi thì không có nước nơi nào khác đáng chú ý nữa. Trừ mây rực rỡ ở núi Vu Sơn ra thì chẳng có mây nào để mắt tới.
Lần đầu tiên tôi hiểu được ý nghĩa của câu thơ này, chính là mẹ tôi dạy cho. Tiếc là khi đó bà ngoại luôn phản đối cuộc hôn nhân này, vì vậy mà cuối cùng hai người không đến được với nhau. Mẹ có một chiếc hộp nhỏ riêng, trong đó có giấy tờ nhà, sổ hộ khẩu và tiền tiết kiệm của mẹ, ngoài ra trong đó còn có một chiếc hộp màu đỏ, trong đó là một sợi dây chuyền bạc làm từ thủ công. Lúc đưa tôi xem mẹ có chút bình thản, mẹ nói” cái này là lúc nhỏ nhận được, coi như là món quà kỉ niệm”.
Tôi nghĩ tôi có thể hiểu, không phải bà ấy không yêu người bên cạnh bà ấy suốt quãng đời còn lại, mà là trong khoảng thời gian thanh xuân rực rỡ nhất của mình, bà ấy đã từng yêu một người thật lòng, để lại sự tiếc nuối mà cả đời sau này không thể bù đắp được. Vì vậy bà chỉ có thể giữ nó ở trong lòng như một điều quý giá. Khoảnh khắc đó tôi nhớ lại, khi mà tôi hỏi mẹ về ý nghĩa của câu thơ đó mẹ tôi khi đó có chút khựng lại, thậm chí bà ấy chưa kịp làm gì thì tôi đã khóc rồi.
Đúng vậy, đây không phải là câu chuyện của tôi. Nhưng mà vào giây phút này, tôi cảm thấy nó có giống như câu chuyện của tôi.
Người ta nói, nếu thực sự muốn quên đi không cần phải nỗ lực để quên
Nhưng mà con người chúng ta vẫn không thể ngừng hỏi “ Làm thế nào để quên được người ấy” . Lúc đầu thì “khẩu thị tâm phi” ngoài miệng và trong lòng hoàn toàn trái ngược nhau, sau đó thì mỗi ngày đều vật vã đấu tranh với nó. Thật may khi mà bàn tay của thời gian cũng rất dịu dàng, nó sẽ đem đến cho bạn một cuộc sống mới và một người yêu mới, nó sẽ đem những khoảnh khắc phong cảnh bạn đã trải qua trở thành kí ức của bạn, sau đó thì đem những kí ức tươi đẹp đó cất vào một góc thích hợp.
Không có ai quên đi, cũng không có ai hận ai, thậm chí còn cảm thấy nhẹ nhõm tưởng chừng như chuyện đó đã xảy ra từ rất lâu rồi.
Có lẽ đây mới chính là sự phong phú của cuộc sống. Cũng giống như lật một cuốn sách từ trang đầu đến trang cuối, cái mới không thể nào che lấp được cái cũ, nó tồn tại theo từng đoạn riêng của mình, cuối cùng nó trở thành từng nếp nhăn trên khuôn mặt của chúng ta. Mặc dù đôi lúc nhớ lại, trong lòng có chút gợn sóng.
Cũng có thể thản nhiên nói là: À, đây là người mà tôi đã từng yêu.