Nhà nước [state], quốc gia [country], dân tộc [nation] và nhà nước dân tộc [nation-state] là gì? Tại sao không gọi United Nation [“các dân tộc thống nhất”] là United States [“các nhà nước thống nhất”]?

[ND: nation-state thường được dịch là “quốc gia dân tộc”, nhưng mình nghĩ “quốc gia” đã là country rồi và country với state không tương đương, do đó mình mạn phép dịch nation-state là “nhà nước dân tộc” nhé]
Theo tôi biết.
Nhà nước là một phạm vi quyền hạn, có một chính quyền độc quyền hóa bạo lực.
Quốc gia là một vùng địa lý được kiểm soát bởi một nhà nước.
Dân tộcsắc tộc [ethnicity]: dựa vào văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, vv. mà không có ranh giới rõ ràng, quan trọng là ngữ cảnh, tùy thuộc vào thang so sánh.
Nhà nước dân tộc: rối rắm.
Câu hỏi 1: Tại sao không gọi United Nation [Liên Hợp Quốc, dịch từ đối từ là “các dân tộc thống nhất”] (dựa trên các nhà nướcchính quyền cá biệt, thay vì các văn hóa cá biệt) là United States of the World [“Các nhà nước thống nhất trên thế giới”]
Câu hỏi 2: Ai đó có thể giải thích cho mình về nhà nước dân tộc được không?
1) Nhật Bản (Nhà nước Nhật Bản) có nhiều dân tộcsắc tộc (Yamato [Đại Hòa], Ryukyu [Lưu Cầu], Ainu [Ái Nỗ], vv), vậy tại sao nó lại là một nhà nước dân tộc?
2) Nói người Hàn (sắc tộc) là một dân tộc, bị chia thànhhình thành hai nhà nước (Hàn Quốc và Triều Tiên) có đúng không?
3) Nói người Trung Quốc (sắc tộc) sống ở các nhà nước sau: Liên bang Mã Lai, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc là một dân tộc có đúng không?
4) Hán là một trong 56 sắc tộcdân tộc trong nhà nước Trung Hoa Dân Quốc, và nếu một người Hán xuất cư đến nhà nước Liên bang Mã Lai, anh ta thuộc về sắc tộcdân tộc Trung Quốc, thay vì Hán?
5) Nếu Hợp chúng quốc Hoa Kỳ [United States of America, chú ý từ ‘state’] là một nhà nước [cũng là ‘state’] thì California hay Alaska là gì, nhà nước con [sub-state] chăng? Các sắc tộcdân tộc của Mỹ là gì?
6) Liệu Con người, người châu Âu, người Vương quốc Anh [UK], người Anh [Britian], người Scotland đều có thể được coi là một dân tộc không, vì mỗi bên có văn hóa và lịch sử chung, trên một thang đo khác, cũng như người Đông Á, người Nhật và người Yamato đều có thể là dân tộc?
Rối rắm thật.


Nhà nước và quốc gia là như nhau. Dân tộc và sắc tộc thì không, chúng khác nhau về văn hóavùngquốc gia (không thể coi các nhóm thiểu số sùng đạo là sắc tộc được).
Nhà nước-dân tộc = nhóm đa số trong một quốc gia, được thành hình từ cùng dân tộc (hầu hết nhà nước hiện đại là nhà nước dân tộc, đặc biệt là ở châu Âu), tuy nhiên, khái niệm này không mang tính phổ quát, vì khi nhà nước-dân tộc Pháp ra đời, quốc gia này từng (và vẫn) có nhiều nhóm người (Occitan, Gascon, Bretton), nhưng sự “tập quyền hóa” đã gây hiệu ứng lên giáo dục và văn hóa, xóa nhòa ranh giới giữa họ.
Bạn nên biết điểm khác biệt nền tảng giữa nhà nước đơn nhất [unitary state] với nhà nước liên bang [federal state]. Đơn nhất là khi tồn tại một chính quyền trung ương, ví dụ như Pháp, Vương quốc Anh, Rumani. Liên bang là khi có nhiều chính quyền cùng tồn tại (có hoặc không có thứ bậc), ví dụ như Đức, Mỹ, Nga, vv..
Chú ý thêm: Theo một số góc nhìn, dân tộc được xem là một thứ “được tạo mà thành”, chịu ảnh hưởng của một số sự kiện ở châu Âu thế kỷ XVIII.
1) Nhật Bản là một nhà nước dân tộc, vì phần đa số của quốc gia này được thành hình từ cùng một dân tộc.
2) Đúng, cũng giống như mọi quốc gia “chia cắt” khác (Ireland, Trung Quốc, vv).
3) Không, điều này còn phức tạp hơn nếu bạn thêm vào cộng đồng quốc tế (giống như thu nhận một quốc gia vào cộng đồng quốc tế dưới luật pháp quốc tế vậy, xem thử tình trạng của Kosova hay Đài Loan đi).
4) Không, nhưng nó có thể phụ thuộc vào luật pháp địa phương và góc nhìn của anh ta.
5) Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là tên của liên bang có chính quyền tối cao (tập quyền), so với các nhà nước (con?) khác. Liên bang thường có quyền lợi dành riêng, so với các thực thế thứ bậc thấp hơn.
6) Bạn đang nói về văn hóanền văn minh “phương Tây” chăng? Nếu thế thì đây có thể là một lựa chọn gộp nhóm, nhưng người châu Âu (chưa?) phải là một dân tộc.


Cảm ơn, câu trả lời của bạn gỡ rối nhiều lắm, nhưng cũng khiến mình tự hỏi nhiều điều.
3) Nói người Trung Quốc (sắc tộc) sống ở các nhà nước sau: Liên bang Mã Lai, Đại Hàn Dân Quốc, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc là một dân tộc có đúng không?
Tại sao không? Với một nhóm người chia sẻ một gốc gác, lịch sử, văn hóa chung thì việc xếp họ vào một dân tộc có đúng không? Nếu người Hàn là một dân tộc, vì chia sẻ gốc gác, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ chung và chỉ khác về nhà nướcchính quyền, thì tại sao không thể xét như vậy với người Trung Quốc?
4) Hán là một trong 56 sắc tộcdân tộc trong nhà nước Trung Hoa Dân Quốc, và nếu một người Hán xuất cư đến nhà nước Liên bang Mã Lai, anh ta có thuộc về sắc tộcdân tộc Trung Quốc, thay vì Hán?
Tại sao không? Chẳng phải dân tộc là một khái niệm xã hộivăn hóa, thay vì luật pháp hay sao?
6) Liệu Con người, người châu Âu, người Vương quốc Anh [UK], người Anh [Britian], người Scotland đều có thể được coi là một dân tộc không, vì mỗi bên có văn hóa và lịch sử chung, trên một thang đo khác, cũng như người Đông Á, người Nhật và người Yamato đều có thể là dân tộc?
Như trên. Nếu người châu Âu có một lịch sử chung với người sống ở các đảo Thái Bình Dương chẳng hạn, vậy nó không mặc nhiên được coi là một dân tộc sao? (không cùng quốc tịch)
Mình cảm thấy bạn đã hòa lẫn giữa quốc tịch [nationality, ở trên cũng dùng từ này, nhưng với nghĩa ‘dân tộc’] với ý niệm dân tộc… Theo tìm hiểu sơ lược thì mình phát hiện:
Dân tộc: Một cộng đồng người bền vững, được hình thành trên cơ sở có chung ngôn ngữ, lãnh thổ, lịch sử, sắc tộc tính [ethnicity] hoặc tâm lý được hiển lộ trong một nền văn hóa chung.
Quốc tịch: mối quan hệ hợp pháp giữa một cá nhân với một nhà nước [state] (đặt là ‘statenality’ thì hợp lý hơn nhiều).
Bỏ qua chuyện ‘nationality’ đi, vậy nhà nước dân tộc là gì…


3) Thử hỏi một người Hàn xem họ có coi bản thân là người Trung Quốc hay không (đặc biệt là sau những thay đổi trong hai thế kỷ vừa qua).
Mình hiểu cái nhìn của bạn, nhưng chuyện phức tạp hơn nhiều. Giả sử bố bạn là người (dân tộc) Pháp đến từ Corsica (sắc tộc Corsica) và mẹ bạn là người (sắc tộc) Ý đến từ (dân tộc) Libyia đi. Vậy bạn là ai? Điều đó phụ thuộc vào cái bạn tin, theo luật pháp của các quốc gia được đề cập (chẳng hạn như họ có chấp nhận sắc tộc tính hay không).
Hoặc, xét một người Hungary mà vào một vài thời điểm đã sống ở vùng thảo nguyên Kazakhstan và thân thuộc với các bộ lạc Mông Cổ hơn Tây Âu. Chúng ta có nên coi họ là người Mông Cổ không?
Liệu những quốc dân Trung Hoa sống ở Canada có coi bản thân là người Trung Quốc không, như những người Đài Loan hay người Trung Quốc “đại lục”? Họ có bị định hướng bởi văn hóa hay không?
Câu trả lời của mình (không có tham khảo từ giới hàn lâm) là việc trả lời những câu hỏi này phụ thuộc vào bản thân mỗi người.
4) Luật pháp chính là quốc gia (khái niệm tự cai quản [self-government]), mỗi quốc gia có một luật pháp khác nhau, đặc biệt là về sắc tộc, dân tộc và người nhập cư. Luật pháp cũng là sự công nhận (chấp nhận) tôn giáo và nhóm thiểu số, bạn có thể tuyên bố mình là người thiểu số Trung Quốc, nhưng nếu luật pháp không chấp nhận (vô hiệu) thì đó chỉ là thiên hướng cá nhân mà thôi.
5) Việc thuộc về một nhóm văn minh là lớn hơn mức độ “dân tộc”. Tưởng tượng bạn có một câu lạc bộ bóng chày được yêu thích trong thành phố đi, rồi thành phố này có 7 câu lạc bộ bóng chày “lớn” khác. Bạn chọn lựa những giá trị mà bản thân yêu thích (chẳng hạn như phòng thủ tốt), nhưng người khác có thể thích cái khác (mình là người hâm mộ câu lạc bộ X, do gia đình mình cũng thế, hay mình thích đội màu xanh do họ có cầu thủ mà mình thích).
Văn hóa phương Tây cũng có những giá trị thường “tương đồng”, nhưng không là một, cứ so sánh Mỹ với Ba Lan (sau khoảng 6 thập kỷ có đảng cộng sản (phương Tây?) cầm quyền) về mặt dân chủ, quyền cơ bản (Mỹ bảo vệ quyền tự do ngôn luận nhiều hơn Đông Âu), hệ thống kinh tế, vv. là biết.
Văn hóa phương Tây cũng không chia sẻ cùng truyền thống, ngôn ngữ và lịch sử. Chẳng hạn, lịch sử Ba Lan với Tây Ban Nha không hề như nhau.


Nói rộng ra thì danh sách các nhóm xã hội [social group] là:
Dân tộc [nation].
Sắc tộc [ethnic group].
Chủng tộc [race]
Còn danh sách các đơn vị địa chính trị là:
Nhà nước [state].
Quốc gia [country].
Nhà nước dân tộc [nation-state].
Tuy nhiên, không có khái niệm nào có một định nghĩa phổ quát cả, cách hiểu của chúng trên các nhóm người hay lãnh thổ khác nhau cũng không giống nhau. Phần trả lời cho những câu hỏi của bạn ít nhiều có thể biến thiên, phụ thuộc vào người (và lúc!) mà bạn hỏi.
Quan sát này nghiệm đúng cả với quần chúng lẫn giới học giả, họ có thể sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhua, phụ thuộc vào truyền thống của ngành và phân tích của bản thân. Chẳng hạn, khó mà tìm thấy nhà tâm lý học nào nghiên cứu về ‘nhóm dân tộc’ [national group], mà thay vào đó là ‘chủng tộc hoặc sắc tộc’ (người Mỹ quen với cái đầu, còn người Âu quen với cái sau hơn) vàhoặc ‘dân tộcquốc tịch’ [ND: từ ‘nationality’ có hai cách dịch, tuy sát nghĩa nhưng hơi khác về sắc thái, cái đầu là về văn hóa, cái sau là về pháp luật] (cái được đề trên hộ chiếu ấy). Chung quy lại, câu hỏi của bạn có thể có nhiều câu trả lời, phụ thuộc vào cách mỗi người đặt ra khái niệm.
Xin trích dẫn một phần liên quan từ một lời bình luận của mình:
Mình giả định rằng bạn đang nghĩ về kết quả quan sát rằng người (lục địa) châu Âu có khuynh hướng áp dụng các hệ thống phân loại xã hội khác với người Mỹ, chẳng hạn như nhóm sắc tộc và dân tộc thay vì ‘chủng tộc’, và sắc tộc thường giống với dân tộc. Nói cách khác, tồn tại người Pháp, người Đức và người Ý, mỗi nhóm người đều gắn liền với những khuôn mẫu khó phai [stereotype] và định kiến cụ thể (chẳng hạn, “người Ý là đa tình”). Tuy có vài sáo ngữ thường gặp về các vùng (và thành phố!) khác nhau của Ý, mà mỗi vùng đều được đặc trưng bởi phương ngữ, văn hóa và các thuộc tính khác, nhưng, ví dụ nhé, người Ý hiếm khi gọi người Naples là một sắc tộc khác với người Roma hay người Milan.
Xin trích dẫn một giáo trình xã hội học, nói về chủng tộc và sắc tộc:
Ở Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, thuật ngữ “sắc tộc” có ý nghĩa khác biệt với cách dùng thường gặp ở các quốc gia khác. Điều này là do tầm quan trọng của lịch sử và hiện tại về sự phân biệt chủng tộc [racial distinction] đã phân chia những nhóm người mà đáng lẽ được coi là nhóm sắc tộc. Chẳng hạn, từ lâu, các nhóm sắc tộc, “dân tộc” hay ngôn ngữ khác nhau từ châu Phi, châu Á và quần đảo Thái Bình Dương, Mỹ Latin và Mỹ bản địa đã được gộp thành những nhóm thiểu số chủng tộc [racial minority] (hiện đang lần lượt được gọi là người Mỹ gốc Phi, người châu Á, người Mỹ Latin và người Mỹ bản địa [native AmericanAmerican Indian]).
Tuy nhiên, mình muốn chú thích rằng các thuật ngữ sau đây đều rất khó tách bạch, đó là chưa xét xem việc đó có khả thihợp lý không: chủng tộc, sắc tộc, dân tộc, công dân, vv. Chẳng hạn, chủng tộc và sắc tộc thường gợi lên cùng các ý tưởng hoặc cảm giác, bất chấp việc chúng nói về các thứ tự ý tưởng khác nhau (chẳng hạn, cái sau đáng lẽ không có hàm ý sinh học của cái đầu, tuy vẫn có thể được hiểu với vai trò bản chất [essence]). Tương tự, dân tộc tínhquốc tịch [nationality] thường gắn liền với cương vị công dân [citizenship], nhưng khái niệm dân tộc không nhà nước [stateless nation] vẫn tồn tại, tuy thường được xem là sắc tộc. Cũng có vài điểm khác biệt giữa các quốc gia Tây Âu và Đông Âu. Theo Sekulic:
Tuy nhiên, trong phần lớn Trung và Đông Âu, dân tộc và dân tộc tínhquốc tịch không lập tức sở chỉ về nhà nước, mà gợi lên một nhà nước quy chiếu văn hóa sắc tộc [ethnocultural], không phụ thuộc vào ranh giới nhà nước. Chẳng hạn, người Hungary nào cũng là thành viên của một dân tộc văn hóa sắc tộc, bất kể nhà nước sở tại là gì, người Hungary sống ở Rumani, Serbia, Mỹ hay Úc đều có tư cách dân tộc bình đẳng như người Hungary sống ở chính nhà nước Hungary.
Do đó, liệu các nhà sáng lập nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc, vv. có nên gọi những thực thể này khác đi không, không hề có câu trả lời “đúng”. Có thể dân tộc là một nhóm xã hội, nhưng những khái niệm như dân tộc, quốc gia và nhà nước thường hay chồng chéo lên nhau. Ví dụ hiển nhiên nhất là như sau: Nếu bạn hỏi quốc tịch của ai đó, họ sẽ nói rằng bản thân sinh ra tại Mỹ hoặc Nhật Bản, cương vị công dân của họ cũng đồng nghĩa với căn tính dân tộc, đồng thời cái sau lại có thể là “chủng tộc hay sắc tộc”. Hãy xét trường hợp Nhật Bản, theo Yamashiro:
Về mặt chủng tộc, người Nhật tiếp tục xếp bản thân theo hai cách: (1) là một phần của một chủng tộc “châu Á” đại đồng, tách biệt với “người phương Tây” (da trắng) và các chủng tộc khác, và (2) là chủng tộc “Nhật Bản”, tách biệt với các chủng tộc khác ở châu Á, cũng như “người phương Tây” (da trắng) và các chủng tộc khác (Siddle 1996, 2011; Sugimoto 2010) [] Trong xã hội Nhật Bản nội địa, quan điểm người Nhật là một chủng tộc riêng biệt là thường gặp hơn, do tâm điểm là đại đa số người Nhật, tách bạch với những người bản xứ (chẳng hạn như Ainu) hoặc nhập cư (chẳng hạn như người Hàn, người Trung hoặc những công nhân nước ngoài). Theo quan điểm này, người Nhật tách biệt với những người châu Á khác, là những chủng tộc khác nhau (chủng tộc Nhật Bản so với chủng tộc Trung Quốc, chủng tộc Hàn, vv)
Trong cuốn sách nói về dân tộc trên cương vị “cộng đồng được tưởng tượng nên” [imagined community], Benedict Anderson đã miêu tả những chướng ngại trong việc định nghĩa dân tộc là gì. Cũng xem mục chủ nghĩa dân tộc [nationalism] của Bách khoa toàn thư Triết học Stanford [Stanford Encyclopedia of Philosophy]:
Tuy thuật ngữ “chủ nghĩa dân tộc” [nationalism] có nhiều ý nghĩa khác nhau, nó tập trung bao hàm hai hiện tượng được ghi chú ở phần mở đầu: (1) thái độ của các thành viên trong một dân tộc, khi họ quan tâm đến căn tính cá nhân trên cương vị thành viên của dân tộc đó và (2) hành động của các thành viên trong một dân tộc, nhằm mục đích đạt được (hoặc duy trì) một dạng thức nào đó về chủ quyền chính trị (chẳng hạn, xem Nielsen 1998–9, 9). Mỗi khía cạnh đều cần được nói rõ hơn. (1) dấy lên những câu hỏi về khái niệm dân tộc hoặc căn tính dân tộc [national identity], ví như thuộc về một dân tộc là như thế nào, và một người phải quan tâm đến dân tộc của mình đến chừng nào. Có thể định nghĩa dân tộc và căn tính dân tộc là có chung những mối ràng buộc về nguồn cội, sắc tộc tính hoặc văn hóa, và tuy cương vị thành viên của mỗi cá nhân trong một dân tộc thường được coi là không tự nguyện, đôi khi nó được xem là tự nguyện. Mức độ quan tâm đến dân tộc bản thân, mà những người dân tộc chủ nghĩa yêu cầu, thường được đặt rất cao, nhưng không phải lúc nào cũng vậy: theo những quan điểm này, lòng tự tôn dân tộc là mối ưu tiên trong những sự tranh giành thẩm quyền và lòng trung nghĩa (xem Berlin 1979, Smith 1991, Levy 2000 và đoạn thảo luận trong Gans 2003; để đặc tả triệt để hơn, xem những trang đầu của Crosby 2005, về cuộc thảo luận sôi nổi và giàu nội dung hơn về thái độ dân tộc chủ nghĩa, xem Yack 2012).
Chú ý cách mà định nghĩa này có thể chồng chéo với các nhóm xã hội (ví dụ: nhóm sắc tộc) khác và bao gồm những niềm tin mâu thuẫn nhau (ví dụ: “tuy cương vị thành viên … tự nguyện”). Có lẽ chúng ta có thể công nhận rộng rãi rằng những khái niệm như “dân tộc” là mập mờ cũng như khó nhằn mà thông hiểu và khoanh vùng.
(Chú thích nhỏ: Mình đã lược những cách thức định nghĩa và phân loại khác, chúng tăng thêm độ phức tạp vàhoặc rối rắm, chẳng hạn: các nhóm đa số [majority], nhóm thiểu số [minority] và bị bêu xấu [stigmatized]. Chẳng hạn, đathiểu số có thể nói về con số theo nghĩa đen, nhưng chúng thường nói về quyền lực và những tính chất không đối xứng khác. Chúng cũng không thường chồng chéo với sắc tộc vàhoặc dân tộc, nhóm thiểu số thường được coi là nhóm sắc tộc, nhưng điều này dấy lên thắc mắc, vì nhóm đa số cũng có thể – theo Zagefka – “chia sẻ văn hóa, huyền thoại về nguồn cội chung và sự gắn bó nhóm mãnh liệt và chủ quan”)
Tóm lại là, những câu hỏi của bạn cần chúng ta phải chọn một hệ quy chiếu khái niệm. Đây không phải là những khái niệm có định nghĩa nghiêm ngặt, không nước đôi trong tự nhiên, mà là những kiến trúc xã hội, có thể được mỗi người tri nhận và thông hiểu khác nhau. Bất kể các học giả có quyết định khái niệm hóa mỗi thực thể này như thế nào, luôn sẽ có những cuộc tranh luận.


Bài này có nhiều câu trả lời hay rồi, nhưng mình vẫn muốn thêm thắt vài điều. Trong các câu hỏi trên, dường như bạn coi rằng cảm thức dân tộc tính của một người là một điều rõ rệt. Chẳng hạn, một người thuộc sắc tộc Trung Quốc sống ở Malaysia là một phần của dân tộc Trung Quốc hoặc Malaysia.
Nghiên cứu không ủng hộ điều này. Thay vào đó, cái được quan sát là người ta có thể giữ quan điểm rằng họ là một phần của nhiều dân tộc, ngay cả khi các dân tộc có vẻ không nhất quán. Theo đó, một người có thể coi bản thân là một người Trung Quốc rặt và Malaysia rặt một cách đồng thời.
Đó gọi là giá trị cảm tình văn hóa [cultural valency] và đã có rất nhiều bài nghiên cứu thú vị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *