1. Hiệu ứng ngựa hoang
Loài dơi hút máu ngựa hoang để làm thức ăn, nhưng lượng máu chúng hút được rất ít, không thể giết chết một con ngựa hoang, nguyên nhân thật sự dẫn đến cái chết là sự tức giận và mất kiểm soát của những con ngựa hoang đó.
Nổi giận điên cuồng vì những chuyện nhỏ nhặt, dẫn đến làm tổn thương chính mình vì lỗi lầm của người khác. Có rất nhiều lúc, chúng ta phải hiểu rõ rốt cuộc vì sao lại tức giận và do dự, đừng vì lỗi lầm của người khác mà làm bản thân tổn thương.
2. Hiệu ứng ánh đèn sân khấu (Spotlight Effect)
Đôi khi chúng ta thường vô tình phóng đại vấn đề của chính mình, khi rơi vào tình huống xấu hổ chúng ta thường nghĩ rằng người khác sẽ chú ý đến mình, thực ra có lẽ lúc đó người ta sẽ chú ý đến, nhưng hết chuyện sẽ lập tức quên đi ngay.
Không có ai quan tâm bạn như chính bạn đâu, “hiệu ứng ánh đèn sân khấu” chỉ tồn tại trong não bạn, chứ không phản ánh tình huống thực tế. Hãy thử chuyển dời điểm chú ý của mình, mọi chuyện sẽ tốt hơn đấy.
3. Hiệu ứng sâu bướm
Đặt những con sâu bướm nối tiếp nhau thành một vòng tròn lên mép một chậu hoa, đặt một vài lá thông cách chậu hoa không xa, những con sâu bướm đi vòng quanh mép chậu hoa cả ngày lẫn đêm, cuối cùng chết đi vì đói và kiệt sức.
Khi công việc của chúng ta gặp trở ngại hay bế tắc, hãy cố gắng tìm kiếm sự đột phá. Không thể chỉ để tâm làm bao nhiêu công việc, mà còn phải chú ý xem làm ra bao nhiêu thành quả, cũng chính là “hiệu quả”.
4. Hiệu ứng Matthew
Hiệu ứng này nói về hiện tượng người mạnh sẽ ngày càng mạnh hơn, kẻ yếu sẽ ngày càng yếu hơn.
Phải duy trì ưu thế không thể thay thế ở một lĩnh vực nào đó, mới có thể tập hợp những tài nguyên có lợi đến bên cạnh bạn.
5. Hiệu ứng bánh đà
Để làm bánh đà đứng yên có thể chuyển động, lúc đầu bạn bắt buộc phải sử dụng sức mạnh rất lớn, bánh đà chuyển động càng lúc càng nhanh, sau khi đạt đến một điểm nhất định, bạn không cần tốn thêm sức lực, bánh đà vẫn có thể di chuyển nhanh như cũ, hơn nữa còn chuyển động không ngừng.
Có lúc bạn sẽ cảm thấy làm chuyện gì đó rất khó khăn, nhưng hãy kiên trì thêm chút, vượt qua được điểm biên giới, thì mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng.
6. Hiệu ứng nho chua
Trong ngụ ngôn, con cáo không lấy được nho thì bảo nho chua, để cân bằng tâm lí của bản thân. Con người thường tự an ủi mình bằng những “lí do” họ có thể chấp nhận, để tránh nhận phải tổn thương nặng hơn về mặt tâm lí.
Kĩ năng bảo vệ tâm lí quả thật có thể giúp đỡ chúng ta thích nghi cuộc sống tốt hơn, tuy nhiên, lún sâu vào đó sẽ mang đến tác dụng phụ rõ rệt đối với cuộc sống.
7. Hiệu ứng Veblen
Nhà kinh tế học người Mỹ Veblen chú ý rằng giá cả hàng hoá càng cao, càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá cả mặt hàng càng cao thì người tiêu dùng càng có khuynh hướng sẵn sàng mua nó.
Con người cũng thế, nếu muốn có được “giá tốt”, thì phải mài giũa mình thành công cụ, đặt ở đúng nơi mới có thể bán đúng giá, thị trường như cuộc sống, đều là như thế.