KHÔNG ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH, BẠN CŨNG MỆT CHỨ?

Hầu hết phân nửa cuộc đời của mỗi người đều sẽ như vậy:

  • Khi hơn 20 tuổi, luôn thích xem cuộc sống của người khác
  • Khi hơn 30 tuổi, luôn để tâm cách nhìn của người khác về cuộc sống của mình
  • Đợi đến năm 40 tuổi mới từ từ suy ngẫm lại, rốt cuộc thì mình muốn cuộc sống như thế nào

Thời gian trước mình cùng với em họ đi dạo, em ấy nói muốn mua 1 túi xách Chanel với giả khoảng 20.000 tệ (~66 triệu đồng). Chuyện này khiến mình hơi bàng hoàng, bởi vì năm nay em ấy mới có 23 tuổi, mới đi làm chưa đến 1 năm, với mức lương 8.000 tệ (~26,5 triệu đồng), tổng số tiền tiết kiệm chỉ khoảng hơn 20.000 tệ (~66 triệu đồng) , với việc mua 1 chiếc túi xách như vậy chẳng phải tương đương với phá sản sao?

Mình hỏi em ấy, bị đ.i.ê.n hay là trúng số rồi, tự nhiên lại muốn mua 1 món đồ đắt tiền như vậy. Em ấy bất lực nói rằng, ở công ty có rất nhiều đồng nghiệp mang những chiếc túi hàng hiệu, trị giá từ 1.000-10.000 tệ (3,3 triệu~33 triệu đồng), quần áo mặc trên người cũng là những sản phẩm đắt tiền. Còn em ấy hàng ngày lại mang những chiếc túi không có thương hiệu, trị giá chỉ khoảng hàng chục đến trăm tệ (vài trăm nghìn đồng), còn quần áo thì chỉ khoảng từ 400 tệ (~1,3 triệu đồng), khi đứng cùng với những người khác, giống như 1 người nhà quê và lạc lõng. Mua một chiếc túi hàng hiệu thì ít nhất khiến bản thân trông bớt nghèo khổ hơn.

Nghe xong câu này, mình cảm thấy vừa buồn cười vừa chua xót. Buồn cười là do: làm sao 1 người có thể chỉ vì thể diện mà đem hết toàn bộ tài sản tiêu trong 1 lúc, rồi để cho bản thân rơi vào trạng thái “k.h.ủ.n.g h.o.ả.n.g kinh tế”. Còn chua xót là bởi vì bản thân của mình đã trải qua giai đoạn như vậy, mà mình tin rằng, có rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong một hoàn cảnh kinh tế không mấy dư giả, luôn mang trong mình nỗi tự ti như vậy.

Lúc trước có xem qua 1 đoạn phỏng vấn của Đổng Vũ Huy, anh ấy nói: “Hầu hết những đứa trẻ mà tôi biết lớn lên ở nông thôn, cho dù sau này có thành công đến đâu, thực ra thì bên trong vẫn còn cảm giác tự ti. Do tuổi thơ luôn sống trong sự thiếu thốn về vật chất, dẫn đến mọi người đối với bản thân có rất nhiều sự khả năng hiểu biết nhận thức mà sinh ra hoài nghi, nên từ đó khi lớn lên bạn luôn cảm thấy rằng không có cách nào để so sánh với người khác.

Nhiều lúc sự t.ự t.i là 1 dạng bất lực, bất lực là bởi vì ngoài kia thế giới không thể cho bạn, và gia đình cũng không thể cho bạn

Sau khi đi làm cái cảm giác khoảng cách, t.ự t.i này được biểu hiện rõ hơn khi có sự xuất hiện của đồng nghiệp, bạn bè xuất thân từ gia đình khá giả.

Người khác mua quần áo từ hàng nghìn tệ (hơn 3,3 triệu đồng) đến hơn chục nghìn tệ (hơn 33 triệu đồng), bản thân ngay cả chiếc túi 5-600 tệ (khoảng 1,5~2 triệu đồng) còn không muốn mua.

Người khác đổi điện thoại giống như không phải mất tiền vậy, nói đổi là đổi, còn bản thân thì phải trả góp từ 2-3 năm mới xong.

Người khác đi làm đều tự lái xe của họ, còn bản thân phải dậy sớm từ 2 tiếng để ngồi xe buýt và chen vào tàu điện ngầm.

Khoảng cách giữa người với người, chính là vào khoảnh khắc đó không thể nào mà xóa bỏ được. Vì vậy một số người sau khi có thu nhập ổn định, họ muốn bù đắp lại khoảng cách này, muốn bù đắp lại sự t.ự t.i trong nội tâm của mình bằng cách tiêu tiền vào những vật chất có giá trị cao. Nhưng mà khoảng cách này không bao giờ xóa bỏ được và cách bù đắp này sẽ không bao giờ dừng lại. 

Bởi vì nội tâm trong bạn không có sự kiên định, thì cho dù bạn có tiêu bao nhiêu tiền hay mua bao nhiêu thứ xa xỉ, nó cũng không thể nào lắp đầy khoảng trống tinh thần của mình.

Có 1 blogger từng chia sẻ kinh nghiệm sống ở Đức của mình, rất thú vị: Cô ấy nói có rất nhiều người khi chưa đến Đức, ấn tượng của họ về Đức có thể là : BMW, Mercedes-Benz và Porsche, như thể nước Đức là một nơi rất sang trọng. Nhưng thực tế sau khi sang Đức thì mới phát hiện ra, trên đường hầu như toàn là nhà ngắn, người Đức cũng không quá chú ý đến trang phục, quần jean rồi áo khoác là trang phụ thường ngày của họ, hiếm khi thấy có người mặc đồ hiệu nổi tiếng mang 1 cái túi có Logo to đi dạo trên phố. Cô ấy ở Đức mười mấy năm chỉ mua 1 túi xách hàng hiệu khoảng 1.000 Euro (~27 triệu đồng), mua lúc vừa tốt nghiệp khi đang tìm việc, để hòa nhập với tầng lớp “cao cấp”. Kết quả là khi đến công ty rồi mới phát hiện ra, giám đôc của công ty chỉ mang 1 chiếc túi không quá 200 Euro (~5,3 triệu đồng) , còn những người khác hầu hết đều mang những chiếc túi vải bình thường, giá cả cũng phải chăng. Không ai mặc quần áo hàng hiệu đắt tiền, và cũng ít người quan tâm đến những món đồ xa xỉ mà những người xung quanh mua. Bởi trong văn hóa Đức không có gen so sánh vật chất.

Sẽ không ai coi thường bạn chỉ vì bạn mặc đồ hiệu nổi tiếng, họ cũng sẽ không coi thường bạn chỉ vì bạn mặc quần áo bình thường. Họ ghen tị hơn với những người sống một cuộc sống thoải mái và tận hưởng nó, chẳng hạn như sau giờ làm việc họ đến một quán bar nhỏ để uống rượu với bạn của mình, cuối tuần thì cùng gia đình ăn thịt nướng, hoặc đạp xe hoặc chơi bóng với con cái của họ, v.v.Những khoảnh khắc bình dị và hạnh phúc này chính là điều họ thực sự theo đuổi. Tôi nghĩ rằng nhiều khi chúng ta không hài lòng với cuộc sống của mình và không thể không so sánh mình với người khác, thực ra đó là vì chúng ta muốn quá nhiều thứ và bỏ qua khả năng có được hạnh phúc thực sự.

Có thể bây giờ bạn không đủ tiền mua một chiếc túi hàng hiệu, nhưng bạn có thể ngồi ở ven đường ăn thịt nướng và trò chuyện với bạn bè.

Có thể bây giờ bạn không có công việc lương cao và ổn định nhưng bạn có thể thường xuyên về nhà dành thời gian cho bố mẹ.

Có thể bạn chưa gặp đúng người nhưng bạn có thể 1 mình đeo tai nghe lên, đi bộ, nghe nhạc và ngắm hoàng hôn. 

Hạnh phúc không bao giờ dựa trên sự so sánh với người khác mà dựa trên chính nội tâm của chính mình.

“ Họ mạnh mẽ cứ để họ mạnh mẽ, gió thì vẫn thổi qua đồi”

Cả cuộc đời chúng ta không phải là sống theo điều người khác thích mà là sống theo điều mình thích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *