YÊU NHAU BAO LÂU THÌ NÊN GẶP MẶT BỐ MẸ?

Có cơ hội gặp thì cứ gặp đi nhé! Gặp được lần nào thì hay lần đó.

Không phải cứ gặp mặt hay ra mắt là đồng nghĩa với việc phải kết hôn đâu, thực ra đây chỉ một “hoạt động” để tăng thêm sự quen thuộc lẫn nhau mà thôi.

Chỉ khi tiếp xúc nhiều hơn với gia đình người ta thì mới hiểu rõ được người ta thế nào.

Gặp mặt bố mẹ không có nghĩa là hai người đã “chấm” nhau, bình thường mấy lũ trap boi trap girl cũng hợp tác với bố mẹ để lừa chuyện yêu đương cơ mà.

Có cơ hội thì nhất định phải gặp. Lần đầu gặp mặt sẽ thấy hơi ngại, thế rồi đến lần thứ hai, lần thứ ba… nếu không thì lần thứ 10, lần thứ 20,… Chắc chắn bạn sẽ hình dung được cuộc sống 2 người sau khi kết hôn là như thế nào.

Với tần suất gặp nhau nhiều như vậy, dù người có skill diễn xuất đỉnh đến đâu thì cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra thôi.

Rất nhiều người sau khi nói đến chuyện kết hôn mới tá hỏa ra là gia đình người yêu không thích mình, trước đây gặp nhau thì giả bộ thích này thích kia, chủ yếu là giữ lịch sự tránh gây đau thương mà thôi, rồi sau đó lén giới thiệu người khác cho con trai/con gái họ.

Bố mẹ hai bên không cần vội vàng gặp nhau làm gì, lúc nào tính đến chuyện kết hôn thì gặp mặt bàn bạc cũng được. Nếu gần nhà, lại có thành ý thì tự nhiên sẽ gặp nhau thôi.

Rất nhiều cô gái hỏi tôi rằng, bố mẹ nhà người yêu mời đến ăn cơm thì có nên đi không, mẹ bảo không nên đi kẻo mất giá.

Mẹ tôi cũng hay nói vậy đó, nói bét lắm thì người yêu phải đến nhà tôi ăn cơm trước. Sợ tôi đến nhà người yêu sẽ khiến bên đó nghĩ rằng tôi đã đồng ý làm con dâu họ, rồi không mấy trân trọng tôi nữa.

Vấn đề là nhà chúng tôi thì ở xa quá, đến Tết mới về 1 lần. Còn nhà ảnh ngay trước mặt tôi, tôi đi qua thăm hỏi hai bác thì có làm sao?

Tôi chỉ muốn cho họ sớm biết chuyện tôi rất yêu anh, đúng rồi đấy, cháu muốn lấy con trai bác.

Sau đó, nếu họ có đối xử tệ với tôi, tôi có thể chuồn vội càng sớm càng tốt trước khi gả qua cho nhà đó.

Mục đích của việc yêu không phải là làm mọi cách để giữ chân đối phương mà là để sàng lọc những người không yêu mình.

Tôi quyết định không nghe lời mẹ, yêu nhau 1 tháng đã tới gặp bố mẹ anh ấy, sau đó chúng tôi yêu xa, cứ 2 tuần sẽ gặp nhau 1 lần, nếu anh ấy rảnh sẽ đến gặp tôi, còn nếu tôi rảnh thì tôi sẽ đến thăm anh ấy, tiện thể qua nhà ăn cơm với bố mẹ anh ấy luôn. Cũng có đi du lịch với nhau 1 2 lần.

Hai năm yêu nhau, số lần tôi ăn cơm ở nhà anh còn không đếm xuể, độ 2 tháng 1 lần.

Nhà anh ấy rất tốt. Tuy không thể nói là nhà ảnh yêu thương tôi như con gái ruột (anh ấy có một cô em gái) nhưng cũng đối xử với tôi như người thân trong nhà vậy.

Vốn dĩ anh không có ý định về sống cùng bố mẹ, nhưng do việc kinh doanh mới đầu rất khó khăn nên chúng tôi phải sống chung với bố mẹ chồng vài năm, sau khi khởi nghiệp thành công sẽ mua một căn nhà khác, xây sửa lại biệt thự ở quê để bố mẹ anh có thể về đó dưỡng già.

Bố mẹ anh ấy rất tốt nên tôi cũng không ngại việc sống chung. Sống ở nhà anh khiến tôi thoải mái như nhà mình vậy. Ai rảnh thì làm việc nhà, không phải phân chia hay không có chuyện con dâu phải làm việc nhà đâu, việc nhà cũng chỉ vỏn vẹn mấy thứ như nấu cơm, lau nhà, rửa bát với mẹ chồng. Áo quần thì đã có máy giặt, ai tắm sau thì tiện phơi đồ luôn. Cũng không có mấy việc đâu, chỉ có thế thôi. Nếu tìm thấy những bộ ấm trà hoặc đồ trang trí mà đã cũ kỹ, tôi chỉ cần dùng bàn chải chà qua đi là được. Bố anh ấy mất ngủ nên thường dậy rất sớm, sáng nào cũng chuẩn bị bữa sáng cho chúng tôi.

Ôi nó sướng đến nỗi trong mơ tôi cũng phải bật cười ấy chứ. Có đôi khi tôi nghĩ rằng, thôi ch.ết rồi… cuộc sống tươi đẹp như này dễ là một giấc mơ lắm…

Trên đời này chỉ có hai loại người.

Một là không có bố mẹ, hoặc quan điểm sống của người đó không phù hợp với quan điểm sống của bố mẹ và người đó có thể thoát khỏi sự gò bó của bố mẹ mình. Thậm chí bạn có thể coi như bố mẹ anh ấy không tồn tại. Chuyện gặp mặt hay có đồng ý cho kết hôn hay không đều không quan trọng.

Hai là tầm quan trọng của bố mẹ chiếm hơn một nửa các mối quan hệ trong gia đình. (Hoặc bạn đồng tình với bố mẹ, hoặc bạn không đồng tình nhưng quá hèn để có thể thoát ra khỏi sự áp đặt của bố mẹ).

Rất nhiều người theo kiểu thứ hai này. Chuyện bố mẹ có đồng ý hay không rất quan trọng.

“Kết hôn với anh/cô ấy chứ đâu phải kết hôn với bố mẹ anh/cô ấy đâu, dù cho nhà người ta có tệ bạc thế nào cũng kệ.” Kiểu nói chuyện này thường đem ra dùng để dỗ dành mấy bé học sinh.

Chuyện kết hôn sao muốn kệ là kệ được, phải soi xét thật kỹ lưỡng.

Có cơ hội đi ăn với bạn bè anh ấy thì phải nhanh nhảu đi ngay.

Có cơ hội ăn cơm với nhà anh ấy thì phải đi liền.

Sống hướng nội cũng không sao, chỉ biết cười hihi và ăn thôi cũng không vấn đề (Là tui đó.. Tui không biết cách gần gũi với các vị trưởng bối….)

Khi bạn yêu một ai đó, bạn sẽ rất muốn biết môi trường sống nơi mà người đó lớn lên, những người mà người đó tiếp xúc, cách bố mẹ dạy dỗ giáo dục, rồi anh/cô ấy có những tham vọng gì, có những nỗi sợ hay những cái bóng tâm lý nào… Tuy nhiên bạn đừng chỉ phán xét một người bằng cách phỏng đoán mà hãy nhìn, nghe và thu thập những chi tiết trong cuộc sống để đưa ra những suy luận hợp lý.

Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ biết mình nên gắn bó với người này hay ngừng lãng phí thời gian và nói lời chia tay…

Nếu đang yêu, ngày nào cũng gửi những lời yêu thương hay mấy sticker hài hước thì cũng vui đó.. nhưng sau 5 năm, nếu cứ chỉ chat chit trên điện thoại thì bạn sẽ không hiểu được đối phương. Đợi đến khi kết hôn rồi, sợ chưa yêu được nửa năm đã cãi nhau chí chóe, tới lúc đó thì đã muộn. Lúc này bạn mới hối hận sao không đánh chớt mình đi cho rồi, yêu lâu cho cố vô rồi được lợi lộc gì cơ chứ?

Hãy dần nhận thức tầm quan trọng của bố mẹ đi.

Bạn nên vui mừng khi có cơ hội nói chuyện, tiếp xúc với gia đình nhà người ta, đừng có ngại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *