Bé con nhà tôi, năm nay 6 tuổi, mới vào lớp 1.
Mấy hôm trước, con trai đang chơi với bạn cùng lớp thì xảy ra tranh chấp; cãi thua nên đứa bé kia lấy tay b ó p c ổ con trai, khiến thằng bé không thể hô hấp được. May là cô giáo phát hiện kịp thời, tách cả hai ra rồi bảo đứa bé nọ xin lỗi con trai.
Đứa bé nọ cũng chỉ nói “xin lỗi” cho có lệ mà thôi.
Con trai bèn nói: “Mình không muốn tha thứ cho bạn, không cần phải xin lỗi, không có tác dụng đâu”
Cô giáo nói: “Vậy con đánh trả bạn ấy đi”
Con trai trả lời: “Vậy con có khác gì bạn ấy đâu? Mẹ dạy con không được như vậy. Nếu con đánh trả, bạn ấy về nhà mách mẹ, nói con đánh trả, vậy phần lý không thuộc về con nữa. Chưa kể, nếu cô để con đánh bạn, cô nghĩ mẹ con sẽ cảm thấy như thế nào? Thông thường là cô sẽ để bạn ấy phải xin lỗi con mà đúng không?”
Cô giáo: “Vậy bây giờ con muốn giải quyết như thế nào?”
Con trai: “Con muốn bạn ấy biết, động tay động chân với người khác là không đúng, không phải nói một câu xin lỗi là có thể tha thứ được. Con sẽ nói với mẹ là bạn ấy đánh con. Cô, cô phải làm chứng cho con. Con sẽ nói với các bạn khác, bạn ấy thích đ á n h người, biết b ó p cổ người khác; nếu bạn ấy không chịu thay đổi, con sẽ mãi mãi không bao giờ tha thứ cho bạn ấy, con sẽ nói với tất cả bạn bè, không nên làm bạn với người biết sai không sửa”
Đứa trẻ nọ nói lớn: “Vậy mình tiếp tục đ á n h bạn!”
Con trai: “Lần đầu tiên cậu đ á n h tôi, tôi không tha thứ cho cậu, nếu cậu lại tiếp tục đ á n h tôi, tôi có thể đ á n h trả. Hôm nay cậu đ á n h tôi, tôi có thể nghĩ là lần đầu cậu phạm sai, cho cậu cơ hội sửa đổi; nếu cậu không trân trọng, lần sau nhất định tôi sẽ đánh trả. Cậu càng đánh tôi, cậu càng không có bạn chơi!”
Sau đó, phụ huynh của đứa trẻ nọ chủ động xin lỗi tôi, cũng bắt đứa trẻ nọ phải xin lỗi tôi, mong tôi có thể rộng lượng bỏ qua mâu thuẫn của hai đứa trẻ.
Con trai biết chuyện thì nói: “Mẹ không được tha thứ cậu ta thay con, người bị hại là con, chỉ có con mới có quyền quyết định có nên tha thứ cho người gây ra tổn thương mình hay không; Mẹ nói với mẹ cậu ta, chuyện của bọn nhỏ, thì để cho bọn nhỏ giải quyết là được”
Tôi dựa theo ý của con trai, trả lời lại gia đình bên ấy, cũng không nhắc đến chuyện có tha thứ hay không.
Sau nữa, các bạn trong lớp đều nói với đứa trẻ nọ: “Cậu đánh người mà không chịu xin lỗi, bọn mình không chơi với cậu nữa”
Chuyện này làm đứa trẻ nọ cảm thấy việc đánh người mà không được tha thứ là chuyện mất mặt. Thế là đứa trẻ nọ đau khổ suy tư, tại sao không chịu tha thứ cho mình? Rồi ngày nào đứa trẻ nọ cũng đi sau lưng con trai tôi, nói xin lỗi liên thanh, còn giúp con trai lấy nước, xách cặp, tặng bút chìđính kèm là lời hứa sẽ không bao giờ đánh nhau nữa.
Con trai nhận bút chì, rồi đưa cậu bạn bút chì của mình, nói: “Đây là minh chứng cho tình bạn của chúng ta; nếu cậu đã hứa, mình sẽ tin; mình chấp nhận lời xin lỗi của cậu; Mong cậu nhớ rằng, đã trao bút cho nhau, thì chúng ta là bạn”
Kể từ đó, hai đứa trở thành bạn tốt của nhau, mỗi ngày đều dính nhau như sam, lúc tan học còn tay nắm tay đi bộ ra cổng.
Những đứa trẻ khác thấy con trai chịu chơi với cậu ta, tự nhiên cũng không còn xa cách, mọi người đều tụ tập chơi lại với nhau.
Một đứa trẻ 6 tuổi tuy chưa biết đạo lý thâm sâu, nhưng chúng lại biết thế nào là đúng, thế nào là sai, cái gì nên làm và cái gì không.
Không tha thứ, không vui vẻ, không chấp nhận, đó là cảm giác ban đầu; Đối phương muốn xin lỗi, hay muốn giải quyết vấn đề, hay trở thành bạn, đều không nằm trong phạm vi suy nghĩ; con trai chỉ biết, cảm xúc ban đầu của mình là vậy, và mình cần phải thể hiện lập trường của bản thân; khi đó, nếu đối phương thay đổi hành động, thái độ tốt, con trai tôi chấp nhận tha thứ, thì đôi bên sẽ lựa chọn làm hoà.
Cho nên, không cần bạn phải thật mạnh mẽ, chỉ cần bạn tôn trọng cảm xúc của chính mình, thể hiện với thế giới quan điểm của mình và kiên trì bảo vệ quan điểm nếu nó đúng; còn đối phương có thay đổi hay không là tự do của họ, mình không thể lo hộ được, mình chỉ lo phần mình được thôi.
(Note: Haha không phải con trai tôi tài giỏi gì lắm đâu; tại vì trong nhà có anh trai lớn hơn 8 tuổi nên thắng bé bị dạy dỗ, cãi thua nhiều nên có kinh nghiệm mấy chuyện này lắm).