Thằng con trai 20 tuổi của tôi không hẹn hò yêu đương ai hết. Bạn bè nó không yêu đương. Con cái của bạn bè tôi cũng không yêu đương nốt. Như này là như nào?

Hồi tôi còn là thanh niên và chớm bước vào độ 20, cuộc sống của tôi và bọn bạn toàn xoay quanh việc đi gặp gỡ mấy em gái. Ấy thế mà thằng con tôi và lũ bạn nó, mà toàn mấy thanh niên khoẻ mạnh phơi phới mà còn rất hoạt bát, lại chẳng có vẻ gì là mặn mà với chuyện hẹn hò yêu đương hết. Chúng nó cứ cắm đầu vào chơi game, rồi toàn mấy thằng con trai ra ngoài đi chơi với nhau. Lâu lâu thì có đứa lang chạ với một đứa con gái trời ơi đất hỡi nào đấy mà chúng nó quen nhau trên app. Hiếm khi nào tôi thấy có đứa có bạn gái lắm. Có vẻ như với con cái bạn bè tôi thì đây cũng là chuyện phổ biến. Chuyện gì đang xảy ra vậy trời?



Tôi đã dạy trung học được 2 thập kỷ rồi. Số lượng bọn trẻ con hẹn hò rất thấp so với 20 năm trước. Trong khoảng 10 năm đầu tiên, sẽ có những học sinh âu yếmhôn hít nhau trên hành lang. Tôi rất vui được thông báo rằng tôi không phải nhìn thấy điều đó nữa, haha. Thật là bất thường khi thấy học sinh trung học thậm chí còn nắm tay nhau ấy chứ.
Phải mất rất nhiều nỗ lực để khiến bọn trẻ nói chuyện với nhau trong lớp. Chúng nó bước vào phòng sau tiết học trước và cắm đầu vào điện thoại. Tôi thậm chí còn không thể nói là chúng nó đang nhắn tin (nói chuyện với nhau), mà chỉ ngồi vô thức lướt điện thoại thôi. Việc giảng dạy đã trở nên mệt mỏi vì rất nhiều lý do, nhưng nỗ lực mà người làm thầy cô bỏ ra để thu hút học sinh, để chúng nó chịu nói chuyện, chú ý và đặt câu hỏi, tham gia theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa có thể sánh ngang với việc dàn dựng một vở kịch ở sân khấu Broadway ấy chứ. Tôi không ngạc nhiên khi bọn trẻ không kết nối, chứ đừng có nói đến chuyện hẹn hò, bởi vì bây giờ cài đặt mặc định của chúng nó là không giao tiếp với bất kỳ ai rồi.


con trai chú thì cháu không biết, cơ mà cá nhân cháu thì với gái cháu không có cửa.


the young and the rizzless


đến mức mà gia đình cháu còn hỏi “Thế bao giờ mày mới chịu dẫn bạn gái… hoặc bạn trai về nhà đây?”


Đây chỉ là giả thiết của tôi thôi, nhưng đối với tôi mà nói có vẻ như Internet đã cung cấp quá nhiều sự tiếp cận tới nhiều nội dung và sở thích đa dạng đến mức việc tìm được điểm chung trở nên khó khăn hơn.
Khi tôi còn nhỏ, tất cả đều xem những chương trình truyền hình giống nhau và chơi những trò chơi giống nhau. Ngày nay có hàng chục nghìn người sáng tạo nội dung, chương trình, trò chơi và văn hóa nhóm có sẵn cho chúng ta. Ngay cả khi bạn gặp một người có cùng sở thích với bạn nói chung, cơ hội để hai người có nhiều điểm chung là rất nhỏ.
Tôi nhớ cái thời khi chơi game là thứ mà bạn có thể gắn kết và khả năng trùng lặp trong các trò chơi bạn đã chơi là rất cao. Ngày nay, ngay cả khi cả hai bạn đều chơi game, rất có thể một trong hai bạn chơi 5 game bắn súng góc nhìn thứ nhất khác nhau, trong khi người còn lại chỉ chơi game mô phỏng nông trại. Có lẽ cả hai bạn đều xem anime? Hồi những năm 90/2000, xem anime thì cũng chỉ xoay quanh mấy bộ Dragon Ball Z và Avatar TLA, hoặc có thể là Naruto. Nhưng bây giờ rất có thể một trong số các bạn chỉ xem anime Shonen được thảo luận bởi một kênh YouTube cụ thể, trong khi người còn lại chỉ xem anime từ một studio cụ thể. Tất nhiên, điều này áp dụng cho bất kỳ thứ gì, từ những sở thích bề ngoài như thời trang cho đến những niềm tin triết học cốt lõi. Học sinh trung học thậm chí còn phân biệt đối xử với nhau vì sử dụng điện thoại Android thay vì iPhone và ngược lại, hoặc tôi được người ta kề vậy.
Lời nguyền mà chúng ta hiện đang phải gánh chịu là sự dư thừa và việc dễ dàng được tiếp cận, điều này tạo ra rất nhiều chỗ cho sự khác biệt về quan điểm đến mức khó mà tìm được điểm chung bên ngoài với những người mà bạn có cùng sở thích ngay từ đầu.


Hẹn hò tốn tiền lắm.
Có sở thích mà không phải là công việc tự do tốn tiền lắm.
Và bất cứ thứ gì khiến ta phải bước chân ra khỏi nhà thường đòi hỏi những thứ đắt tiền (xe hơi, bảo hiểm, xăng, đi ăn ngoài khi xa nhà)
Và tệ nhất là, có rất nhiều công việc không trả đủ tiền… đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.


Cái chết của những không gian thứ ba không đắt đỏ để mọi người có thể “đi chơi”. Bản chất online ngày càng tăng của các mối quan hệ. Một đại dịch toàn cầu khiến cho 2 vấn đề càng thêm trầm trọng.


Có một bài Ted Talk rất hay về giả thuyết không gian thứ ba. Và đúng vậy, tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Ngày nay người ta có thể la cà và đi chơi ở đâu mà không phải tiêu tiền đây?


Trong những thập kỷ qua, người ta được mong đợi sẽ kết hôn và lập gia đình ở độ tuổi trẻ, chẳng hạn như đầu 20. Ngày nay không còn sự thúc ép đó nữa. Những người ở độ tuổi thanh thiếu niênhai mươi tập trung nhiều hơn vào việc tận hưởng tuổi trẻ của mình (điều mà đối với một số người bao gồm cả việc hẹn hò, nhưng với những người khác thì không) thay vì cố gắng ổn định cuộc sống càng sớm càng tốt.


Khá là hài khi các bậc cha mẹ phương Tây lại muốn con mình bắt đầu hẹn hò khi còn trẻ, trong khi các bậc cha mẹ châu Á và Trung Đông lại muốn con mình không hẹn hò mà tập trung vào việc học hành và sự nghiệp trước bất kỳ mối quan hệhôn nhân nào.
Thật thú vị khi quan sát sự khác biệt về văn hóa.


Phụ huynh châu Á muốn ta tập trung hoàn toàn vào việc họcsự nghiệp cho đến khi ta 26 tuổi, sau đấy một cách rất thần kỳ họ bắt đầu đặt câu hỏi khi nào ta sẽ kết hôn và sinh con..


Mỗi lần rời khỏi nhà là sẽ phải chi từ 50 đến 100 đô nếu đi đến một địa điểm khác. Không quan trọng bạn đang làm gì, cứ hở ra là tiền bay sạch. Vậy nên việc hẹn hò khi bạn còn trẻ không thực sự có trách nhiệm về mặt tài chính cho lắm.


Văn hóa hẹn hò đã thay đổi rồi. Chúng nó thích đi chơi với bạn bè và ngồi chill một chỗ cơ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *