Nếu tôi cứu 1 con hổ khỏi chết đuối, nó có biết tôi là người đã cứu sống nó không? Nó có ý định ăn thịt tôi không (giả sử nó đang đói)? Nó có “biết ơn” tôi không?

Để giải đáp được thắc mắc này, trước tiên bạn phải suy nghĩ như động vật nhé. Tôi sẽ liệt kê ra vài câu hỏi và câu trả lời có thể xuất hiện trong đầu con hổ đó.

  1. Tôi có đang bị thương hay trong tình cảnh cực kỳ dễ bị những động vật khác tấn công không? – 
  2. Tình huống nguy hiểm sắp dìm chết tôi này có khiến tôi bật chế độ “chiến-hay-chạy” (fight or flight) không? – 

Note: Fight or flight, còn được biết đến với tên gọi phản ứng căng thẳng cấp tính, là một phản ứng sinh lý xuất hiện khi có mặt một thứ gì đó gây khiếp sợ cho chủ thể, cả về cơ thể và tinh thần. Phản ứng này bị khơi mào bởi sự phóng thích các hormone giúp cơ thể chuẩn bị sẵn sàng để – hoặc là ở lại, đương đầu với mối đe dọa – hoặc là trốn chạy để bảo vệ an toàn cho bản thân. Xem thêm.

3. Sinh vật (con người) kia có đang tiến thẳng đến đây trong khi tôi đang vật lộn với sự sống không? – 

4. Thịt của sinh vật kia có thơm không? – 

5. Tôi cùng sinh vật kia ẩu đả nhau, và bằng cách nào đấy tôi đã thoát được lên bờ. Sinh vật kia thịt có thơm không? – 

6. Tôi đã ở sẵn chế độ chiến-hay-chạy ngay khi sinh vật thơm ngon kia xuất hiện? Nhìn nó đáng sợ hay đáng thịt? – ĐÁNG THỊT.

7. Tôi nên làm gì đây? – ĂN

8. Tôi có biết ơn vì miếng thịt thơm lừng xuất hiện trước mặt không? – 

Vậy rõ ràng đáp án “Có” nhé bạn tôi.

________________________________________

Ngày xửa ngày xưa, tại trung tâm hòn đảo Borneo, có 1 chàng trai tên Samuel. Cậu Samuel là một người có tình yêu mãnh liệt với động vật, luôn quan tâm chăm sóc đến mọi sinh vật từ con nhện bé xíu đến con hổ to lớn nhất. Trái tim đơn thuần và thánh thiện của anh không nề hà bất cứ điều gì khi giúp đỡ những ai đang khó khăn.

Một sáng nọ, khi Samuel đang dạo bộ quanh bờ sông, anh phát hiện một tình huống đứng tim – một con hổ, bị mắc kẹt giữa dòng nước siết, dường như đang vật lộn để bơi. Bản thân Samuel là một tay bơi kì cựu, và anh cũng không thể giương mắt nhìn con quái thú khổng lồ chịu cảnh khốn khổ như vậy. Bản năng cứu người của anh trỗi dậy, anh nhanh chóng nhảy xuống sông để cứu mạng con vật ấy.

Samuel cởi áo quần, chỉ chừa lại quần bơi, và rồi lao xuống dòng nước siết lạnh lẽo. Nước chảy mạnh hơn anh dự đoán, nhưng anh vẫn kiên định, tin tưởng vào nhiệm vụ cứu lấy chú hổ sắp chết đuối. Trong lúc đó, con hổ đang vật lộn để ngước đầu khỏi mặt nước, nhưng mà nó lại cảnh giác vì một người đàn ông đang tiến lại gần mình hơn là e sợ dòng nước siết.

Với tình huống hiện tại, điều Samuel không biết đó là, chẳng hề giống lũ mèo nhà, hổ là một loài bơi rất giỏi. Con hổ ấy không hề đuối nước, nó đang trong quá trình bắt mồi – một con hươu lớn – và may mắn thay hươu thoát được 1 mạng nhờ Samuel bất ngờ xen vào.

Con hổ có thể nhìn như đang vật lộn đấy, nhưng sự thật không hề như vậy. Nó là động vật hoang dã, đối với nó thì Samuel không phải là người giúp đỡ nó, mà là một con mồi tiềm năng. Nhưng Samuel, với lòng dũng cảm và tâm hồn thánh thiện, lại không hiểu được hiện thực khắc nghiệt này. Anh vươn tay đến con hổ, la lớn những lời an ủi như thể nó hiểu được ngôn ngữ loài người.

Con hổ, trước sự can thiệp đầy bất thường này, bỏ lại cuộc săn hươu và bắt đầu tiếp cận Samuel, người dần nhận ra mối nguy mà chính bản thân mình tự rước vào. Đôi mắt hổ phách nhìn chằm chằm vào Samuel, không phải với lòng biết ơn mà là ánh nhìn của con thú săn.

Vào khoảnh khắc này, Samuel đã nhận ra hiện thực khắc nghiệt của thiên nhiên. Dù anh xông pha với ý định cao cả, thì giờ anh đã tự lôi mình vào trật tự của thế giới hoang dã, nơi anh chẳng phải là người giải cứu, mà chính là một phần của chuỗi thức ăn. Anh ấy hiểu rằng sự hiểu biết ngây thơ của mình đã đưa bản thân vào tình thế nguy hiểm.

Trong thế giới hoang dã, không có cám ơn, chỉ có sinh tồn. Và đối với con hổ, Samuel chỉ là một cơ hội khác cho nó sống sót, chứ chẳng phải bằng hữu nào cả. Không phải vì con hổ vô ơn, mà bởi vì nó không hiểu được lòng nhân ái từ con người người. Nó là sinh vật được chi phối bởi bản năng nguyên thủy, không phải tình cảm.

Thế là với adrenaline chạy dọc huyết quản, Samuel lấy hết sức bình sinh bơi ngược lại về bờ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *