Những ngày gần đây lại tái diễn tình trạng Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Thậm chí sáng ngày 29/11, Hà Nội là thành phố xếp thứ 2 về ô nhiễm không khí chỉ đứng sau Lahore (Pakixtan) theo bảng xếp hạng của hệ thống quan trắc chất lượng không khí AirVisual.
Các ứng dụng theo dõi chất lượng không khí khác cũng ghi nhận mức độ ô nhiễm của Hà Nội ô nhiễm không khí ở mức có hại (đỏ) và mức rất có hại (tím). Một vài nơi còn hiển thị mức độ ô nhiễm ngưỡng nguy hại – mức cao nhất và nguy hiểm nhất do ô nhiễm không khí.
Khu vực đường vành đai 3, hồ điều hòa nằm tại quận Cầu Giấy có thời điểm chỉ số AQI trên 200, nằm trong top của Hà Nội ô nhiễm không khí. Ảnh: Viết Niệm
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho hay, nguyên nhân dẫn đến Hà Nội ô nhiễm không khí bị xếp loại đứng thứ 2 thế giới do nhiều nguyên nhân như nguồn thải mà chúng ta không kiểm soát được. Cụ thể, từ các cơ sở sản xuất, phương tiện giao thông cá nhân, đốt rác, bụi đường, công trình xây dựng… chưa kiểm soát tốt nên ô nhiễm không giảm.
Hà Nội ô nhiễm không khí trong bảng xếp hạng 10 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu theo dữ liệu từ IQAir – Ảnh: IQAir
“Theo quy luật, ô nhiễm không khí nghiêm trọng thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời điểm này có nhiều yếu tố gia tăng ô nhiễm như gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa… Những yếu tố này sẽ làm giảm khuếch tán của không khí khiến các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp thay vì thoát lên cao hoặc tỏa rộng ra các vùng khác.
Ví dụ, thời tiết mưa, gió sẽ làm giảm mức độ phát tán bụi mịn PM2.5, làm nồng độ bụi mịn giảm xuống, chất lượng không khí tốt lên. Hôm nào trời ẩm thấp, gió lặng bụi mịn PM2.5 không phát tán được, luẩn quẩn nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn do các hoạt động sản xuất, giao thông, đốt rác”, ông Tùng nêu.
Trước tình trạng Hà Nội ô nhiễm không khí, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần theo dõi thường xuyên chất lượng không khí để bố trí lịch làm việc, vui chơi hợp lý. Người dân nên thường xuyên sử dụng khẩu trang, kính che mắt khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi; hạn chế lưu thông qua các khu vực nhiều khói công nghiệp, chú ý bảo vệ sức khỏe trong điều kiện ô nhiễm đặc thù này.
“Hà Nội ô nhiễm không khí ảnh hưởng sức khoẻ có thể thấy rõ. Những ngày gần đây có rất nhiều người mỏi mệt, tỉ lệ đi khám ở bệnh viện liên quan đến đường hô hấp tăng cao, bụi mịn PM2.5 ảnh hưởng sức khoẻ bởi bụi nhỏ hơn sợi tóc đến 30 lần, chui sâu vào phổi… Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho các con ra đường vào thời điểm tan tầm, sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấm mũi, họng, cổ, tránh các hoạt động ngoài trời quá lâu và không cần thiết”, ông Tùng chia sẻ.
Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cũng khuyến cáo, đối với người ở nhà, cần hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào vào thời điểm chất lượng không khí xấu, đặc biệt là các nhà ở gần đường giao thông hoặc điểm ô nhiễm.
Người mắc các bệnh về hô hấp cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên ra đường vào các thời điểm chỉ số AQI lên cao. Ngoài ra các gia đình nếu có điều kiện nên mua máy lọc không khí sẽ làm giảm mức độ ô nhiễm phần nào.
Trước vấn đề này, ông Hoàng Văn Thức, Cục trưởng Kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường quan trắc, công bố kết quả và khuyến cáo người dân áp dụng ngay biện pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với các nhóm hoạt động ngoài trời vào 5h-7h và 14h-19h.
Các địa phương cần tăng cường kiểm soát nguồn thải, khuyến cáo người dân không đốt rơm rạ, rác, phụ phẩm nông nghiệp, tăng cường che chắn các công trình xây dựng, phun rửa đường để giảm lượng bụi phát tán ra môi trường.