Trong phong thủy có nhiều cây cảnh có tác dụng tốt trong phong thủy, giúp xua đuổi xui xẻo, thu hút may mắn, có thể trấn áp ngôi nhà.
Dưới đây là 4 cây cảnh có năng lượng dương mạnh nhất, được người xưa coi là “tứ đại trụ cột”, giúp trấn trạch, an gia, bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi xui xẻo, đồng thời cải thiện phong thủy, giúp mọi người khỏe mạnh, may mắn, ăn nên làm ra.
1. Cây cảnh: Bạch quả
Cây bạch quả tượng trưng cho sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, cát tường và có tác dụng giữ nhà.
Cây bạch quả được xem là một trong những loài thực vật tồn tại cổ xưa nhất trên trái đất. Bản thân cây bạch quả có đặc tính gỗ chắc khỏe, tuổi thọ của nó nhìn chung dài hơn những cây khác, thậm chí cả chục nghìn năm.
Người xưa cho rằng cây bạch quả ẩn chứa sức mạnh thần bí, có thể trấn trạch, an gia rất tốt. Trồng cây cảnh này trong nhà cũng mang đến những lời chúc về tuổi thọ, may mắn, tài lộc.
Cây cảnh này còn có khả năng phòng trừ sâu bệnh, côn trùng gây hại, có khả năng miễn dịch mạnh với các loại bệnh tật, côn trùng gây hại của nhiều loại cây nên còn bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.
Hơn nữa, lá của cây bạch quả chuyển sang màu vàng vào mùa thu nên theo thuyết phong thủy, cây cảnh bạch quả có tác dụng mang lại sự giàu có và là loại cây cát tường rất tốt có tác dụng xua đuổi tà ma, thu hút tài lộc.
Cây bạch quả là biểu tượng của sức khỏe, sự trường thọ, hạnh phúc và cát tường, có thể đóng vai trò bảo vệ an ninh gia đình. Những chiếc lá bạch quả đối xứng hình quạt được coi là biểu tượng của sự “hòa hợp”.
Vì mép lá chia làm hai nửa, cuống lá hợp thành một nên hàm ý đặc tính hài hòa thống nhất của các mặt đối lập trong vạn vật như “một và hai”, “âm và dương”, “sự sống và cái chết”, “mùa xuân và mùa thu”.
Lá bạch quả còn có thể coi là hình trái tim nên cũng có thể được coi là biểu tượng của tình yêu và là lời chúc phúc cho hai người yêu nhau cuối cùng cũng được đoàn tụ.
2. Cây cảnh: Mộc hương
Mộc hương cũng là cây cảnh có từ hàng nghìn năm trước. Cây cảnh mộc hương còn gọi là mộc tê, quế hoa, quế hương, hoa mộc (tên tiếng Anh là Osmanthus fragrans) có hương thơm ngào ngạt, quanh năm xanh tốt.
Trong tiếng Hán, mộc hương có cách phát âm gần với “quý nhân” nên còn có câu: “Mộc hương trồng trước nhà, quý nhân vào trong cửa” xuất phát từ chính cái tên của nó.
Trong phong thủy, cây cảnh này có nghĩa là tránh xa tà ác, mang lại sự giàu sang và danh dự, đồng thời nó còn giúp thu thập năng lượng dương, rất tốt cho gia đình. Cây cảnh này còn tượng trưng cho sự chiến thắng, sự cao quý, thân thiện và may mắn.
Nhiều gia đình trồng cây cảnh mộc hương trước cổng nhà, sân trước để mang may mắn, tài lộc đến cho gia đình. Theo phong thủy, mọi người nên trồng 2 cây đối xứng trước cửa nhà, tượng trưng cho tài lộc dồi dào, viên mãn.
Người dân cũng coi cây mộc hương là điềm lành. Hoa của cây cảnh này được dùng làm món ăn, làm bánh, pha trà, ủ rượu và là vị thuốc quý trong Đông y.
Hoa mộc hương tượng trưng cho sự cao quý. Vào mùa hè, hoa quế có mùi thơm và là chất làm mát không khí tự nhiên.
Tuy nhiên, khi trồng cây cảnh này, bạn cần lưu ý không trồng chặn lối vào nhà, nếu không sẽ gây bất lợi cho tài lộc của gia đình, thậm chí mang đến những điều xui xẻo.
3. Cây cảnh: Tùng La Hán
Người xưa có câu: “Gia đình có các vị La Hán, các thế hệ sẽ không nghèo” là nói về tầm quan trọng của việc trồng cây cảnh tùng La Hán trong nhà. Tuy có vẻ hơi phóng đại nhưng giá trị mà tùng La Hán đem lại là không sai.
Tùng La Hán (tên tiếng Anh là Podocarpus macrophylllus) là cây cảnh mà ngày xưa chỉ có gia đình quyền quý mới trồng. Cây cảnh này tượng trưng phong thái thanh tao, quyền quý nên thể hiện cho sự giàu sang, phú quý.
Những chậu cây tùng La Hán bonsai khi trồng trong nhà không những mang lại mảng xanh mà còn giúp trấn trạch, xua đuổi điềm xấu và mang lại may mắn cho gia chủ.
Từ xưa đến nay, tùng La Hán mang ý nghĩa tốt lành nhà cửa thịnh vượng, may mắn và giàu có. Trong văn hóa phong thủy, cây cảnh này còn có chức năng “sinh tài”, “xua đuổi tà khí”.
Cây cảnh này có giá trị làm cảnh và sưu tầm cực cao, rất thích hợp trồng trong sân và trong nhà làm cây cảnh.
Như vậy, lý do quan trọng khiến tùng La Hán được thiên hạ ưa chuộng là vì nó có hai công năng phong thủy chính là “phát tài” và “trừ tà”.
Thứ nhất, theo thói quen của cây cảnh này thường xanh quanh năm, theo phong thủy, cây cảnh này vừa có thể phát triển thịnh vượng, vừa có thể gia tăng tài lộc.
Thứ hai, trong Phật giáo, La Hán là biểu tượng của sự an lành, về sau Thập bát La Hán nổi tiếng được dân gian ngưỡng mộ và mang lại phước lành cho mọi chúng sinh nên tùng La Hán được coi là có khả năng thu hút may mắn, tránh điều ác và xua đuổi tà ma.
Theo người xưa, cây cảnh này cũng tượng trưng cho sự trường thọ, bảo toàn của cải và may mắn. Từ xa xưa, các bậc quyền quý, quan chức đã thích trồng tùng La Hán trong sân và phòng khách và coi nó như “vị thần” bảo trợ cho công danh, sự nghiệp.
Tùng La Hán còn tượng trưng cho sự trường thọ và được cho là mang lại hạnh phúc, an khang cho gia đình. Một số cây cảnh này được trồng bên ngoài nhà và trong sân, không chỉ mang ý nghĩa may mắn mà còn tượng trưng cho việc kiếm tiền.
4. Cây cảnh: Long não
Cây long não có ý nghĩa xua đuổi tà ma, trường thọ và may mắn, là loại cây rất tốt lành, tuổi thọ rất cao, có thể tồn tại hàng nghìn năm.
Trong nhân dân, người ta thường coi cây long não là cây phong thủy, có tác dụng xua đuổi tà ma, giữ nhà bình an, ngày nay cây thường được dùng làm cây cảnh. Nó còn mang ý nghĩa may mắn, tài lộc và trường thọ.
Cây cảnh này trồng ngoài tự nhiên có thể cao tới 30 mét, lá có mùi thơm và có thể đuổi muỗi. Đồng thời, trong Đông y, loài cây này còn có tác dụng bổ khí, thúc đẩy tuần hoàn máu, có tác dụng chữa bệnh như hạ sốt, thanh nhiệt.
Tóm lại, đây là 4 cây cảnh có năng lượng dương mạnh nhất và bốn cây quan trọng nhất để “trấn trạch, an gia” mà bạn nên trồng.
Như vậy, xuất phát từ những đặc điểm tự nhiên của cây cảnh mà con người gửi gắm vào đó những mong muốn về trường thọ, may mắn, tài lộc. Trồng những cây cảnh tốt đẹp này trong nhà giúp gia chủ nuôi dưỡng tinh thần và ý chí phấn đấu, nỗ lực, không có gì sai.