1.
Mấy năm trước bố tôi qua đời, mẹ tôi tìm thấy tiền tiết kiệm bố giấu trong chiếc hộp màu xanh dưới giường, tổng cộng có 80 nghìn tệ, nhưng chẳng nhằm nhò gì so với tiền viện phí của bố.
Mẹ tôi là phụ nữ nông thôn chân chính, cả đời không có công việc, chỉ có bố chèo chống cả gia đình.
Từ khi bố mắc bệnh, tất cả họ hàng có thể vay tiền chúng tôi đều vay rồi, mẹ làm việc bán thời gian để kiếm tiền, tôi làm nhân viên quảng cáo cho cửa hàng WongLoKat sau giờ học, đỡ đần bố mẹ. Cả trường học không có ai hiểu rõ mùi vị mì trứng hơn tôi, 3 đồng 1 bát, tôi ăn suốt 4 năm.
Mẹ tôi không nói với bố, dùng số tiền này trả viện phí cho bố.
Bệnh tình chuyển biến xấu, chi phí cũng ngày một tăng thêm. Cho đến khi bố tôi thường xuyên hôn mê, cũng chẳng nhắc đến viện phí với mẹ tôi.
“Sắp thành người chết rồi, mà cũng chẳng nói gì” Mẹ tôi thường âm thầm thở dài.
Cho đến khi bác sĩ nói với tôi, “Ông ấy có lẽ chỉ còn 2 ngày nữa.”
Bố tôi gọi tôi đến bên cạnh, “Trong hộp xanh dưới giường có tiền, con đừng có động vào, tiền này để cho mẹ con, bố hiểu rõ bệnh tình của mình, điều bố lo lắng nhất khi ra đi là mẹ con, đó là tiền dưỡng lão của bà ấy, ai cũng không được động vào.”
Hôm đó, tôi và mẹ đều khóc như mưa.
2.
Lúc nhỏ, tôi làm hỏng con chuồn chuồn gỗ trong ngăn kéo của bố tôi. Bố chẳng nói lời gì, chỉ trầm mặc rất lâu.
Lớn lên, con tôi làm hỏng chiếc vòng tay bố tặng tôi. Nhìn đồ vật duy nhất bố để lại, tôi mới hiểu ra sự trầm mặc của bố.
3.
Bố tôi là sếp, một ông sếp có tiền bậc trung.
Bố rất bận, tôi rất sợ ông, chúng tôi dường như không có tiếp xúc gì.
Mỗi ngày bố sẽ về nhà ngủ trưa, đặt túi xách ở phòng khách, rồi về phòng nghỉ ngơi.
Lúc nhỏ, tôi thiếu tiền, nên đã lén rút một tờ 100 tệ từ xấp nhân dân tệ trong túi của ông ấy.
Lúc đó tiền thật sự hữu dụng, 100 tệ có thể mua được một đống đồ.
Sau này tôi lớn lên, không còn sợ bố nữa.
Mấy hôm trước, tôi nói chuyện với bố, tôi nói: “Bố có biết không, hồi nhỏ con toàn trộm tiền của bố, lúc đó mất tiền bố cũng không biết.”
Bố nói: “Bố biết chứ, nếu không sao bố lại đặt túi ở phòng khách.”