Mọi người có thể giải thích vì sao các bạn thích dạng tình tiết kiểu “kẻ thù biến tình nhân” không? Mình đã đọc những sách và xem phim ảnh hay ho có sử dụng cốt truyện như này nhưng chẳng hiểu sao thấy không hào hứng thích thú như nhiều người khác.
Đính chính: Mình không có ý định chê bai sở thích của ai hết, mà chỉ muốn hiểu thêm về sức hút của kiểu motif này thôi. Biết đâu trong tương lai mình lại biết đường mà thưởng thức chúng tốt hơn.
Tác phẩm lãng mạn kinh điển, Kiêu hãnh và Định kiến của Jane Austen, cơ bản chính là kẻ thù biến tình nhân đó. Cả Elizabeth và Ngài Darcy đều phải trưởng thành hơn về mặt cá nhân, và thay đổi cái nhìn về đối phương trong mối quan hệ để cuối cùng có thể đến với nhau.
Khi hai người không ưa nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên, lý do thông thường (không phải lúc nào cũng đúng) là do một người trong số họ đã thể hiện ra những dấu hiệu mang tính thách thức, chống đối lại niềm tin cố hữu của người còn lại – thứ niềm tin vững chắc đến nỗi cái ý định từ bỏ nó khiến người ta sợ hãi.
Ví dụ, trong Kiêu hãnh và Định kiến, ban đầu Ngài Darcy coi nhẹ Elizabeth vì gia đình cô không giàu có bằng anh (Kiêu hãnh), và khi cô ấy cảm giác được sự chê bai của anh ta, cô đã quyết rằng anh ta không phải kiểu người dành cho mình (định kiến).
Ẩn giấu bên dưới sự không vừa mắt bề ngoài ấy, dĩ nhiên, là sự thu hút lẫn nhau. Đó là lý do khiến diễn tiến của câu chuyện trở nên hấp dẫn. Nhưng để khai thác được thứ tình cảm hấp dẫn đó thì bạn phải định hình lại quan niệm của mình, và những thứ như vậy cần thời gian.
Sai lầm mà nhiều tác giả mắc phải khi khai thác motif này là khiến một trong hai, hoặc cả hai nhân vật, thành kiểu người không ai ưa nổi. Trong trường hợp đó, rất khó thuyết phục hay biện minh cho độc giả về sức hút lẫn nhau này.
Điều mà Austen đã làm rất tốt là khắc họa hai nhân vật rất chân thật và giàu lớp lang, và đưa ra những lý do hợp tình hợp lý để giải thích sự chần chừ giữa họ. Bà ấy cũng đã cho họ thời gian và cơ hội để trưởng thành, thay đổi, trước khi về chung một nhà.
Mình muốn nói rằng cụ kỵ cố tổ của cái motif này phải kể đến vở kịch “Có gì đâu mà rộn” (Much Ado About Nothing) của Shakespeare.
Beatrice thì khó ưa còn Benedick thì là đồ phóng đãng. Nhưng cả hai vẫn chịu đấu khẩu với nhau bởi vì hai vị này không tìm được đối thủ nào khác thông minh và tinh quái hơn người còn lại.
Cả hai rất xem trọng nhau, điều mà mọi người xung quanh chẳng ai buồn để ý (vì không ai được như hai người).
Đúng quá ạ. Thêm nữa là có một câu nói khá phổ biến đại loại là, có một lằn ranh mờ giữa tình yêu và căm ghét, và rằng yêu thương và ghét bỏ là hai mặt của một đồng xu. Cơ bản là, nếu một người có thể gợi lên phản ứng cuồng nhiệt như thế trong bạn, dù là tiêu cực đi chăng nữa, thì thứ cảm xúc mạnh mẽ ấy vẫn hiện diện, và rồi, dưới tình huống phù hợp cùng với một số thay đổi, tình cảm ấy sẽ trở thành mê đắm hoặc yêu đương.
“Trái ngược với yêu thương không phải là căm ghét. Mà là thờ ơ”
Người ta thích cái ý tưởng rằng có người nhìn thấy tất cả những xấu xa khiếm khuyết của bạn, nhưng vẫn phải lòng bạn.
Lý do này giống mị nè. Với cả, ngược lại, nhận ra ai đó mà bạn không ưa từ đầu hóa ra cũng không phải tệ lắm là một cảm giác khá tuyệt. Ấn tượng đầu về những người iu cũ tệ bạc của mị luôn rất hấp dẫn. Kiểu như, nó thiếu một sự ngạc nhiên dễ chịu ấy. Với motif kẻ thù biến tình nhân thì bao nhiêu cái xấu xí nó đã được trưng bày ra hết rồi.
Tôi nhớ có đọc được bình luận như này “cả hai phải tôn trọng nhau, nếu không đã chẳng xem đối phương là đối thủ. Hai người nghĩ về nhau, thật sự chú ý và nhìn thấu lẫn nhau”
Chôm luôn một câu thoại trong “Cuộc đấu của Ender” (Ender’s Game): “Trong khoảnh khắc khi tôi thật sự hiểu kẻ thù của mình, hiểu hắn đủ sâu sắc đến nỗi có thể đánh bại hắn, thì ngay giây phút ấy, tôi cũng đã yêu mến hắn”
Yêu tao ít thôi, Ender.
Tui không mê cái này mấy nhưng mấy bạn tui biết thường hay nhắc đến sự tương tác kịch tính. Tui nghĩ người ta thích nó bởi vì nó xây dựng nhiều kích thích lãng mạn mà những motif như bạn-bè-thành-bạn-đời không làm được. Với lại nếu bạn biết đây là kẻ thù biến tình nhân, thì bạn chắc chắn luôn là kiểu gì hai đứa này chẳng đến với nhau, rủi ro bể thuyền không cao nên ta có thể vừa thưởng thức cảm giác thình thịch đó vừa bớt lo đủ điều.
Rất chí lý. Ở ngoài đời thật chẳng đời nào tui mê kẻ thù của mình, nhưng trong tiểu thuyết thì chuyện này rất zui. Tui cá là chắc đâu đó trên đời cũng có những quan hệ như thế, nhưng nghiêng về hiểu lầm hơn, hoặc là nhiều năm sau gặp lại thấy tính tình người ta tốt hơn hẳn rồi.
Nhưng trong sách á, thì đủ lý do cho bọn mầy yêu nhau hết cả.
Edit: Tui không có kẻ thù địch gì ngoài đời đâu nhé
Chúng phi thực tế nhưng khiến trái tim tưởng đã khô kiệt cảm xúc của tui loạn nhịp, và thế là đủ rồi.
Khác với đời sống thường nhật, thì tác phẩm giả tưởng cần có những xung đột (vậy mới giải trí được). Với cốt truyện kiểu kẻ thù biến tình nhân này, thì hành trình mà các nhân vật phải đi qua thường dài hơi hơn là những mối quan hệ lạ thành quen hay bạn bè thành người yêu. Bạn sẽ tự hỏi: Làm sao mà từ ghét thành thích được nhỉ? Có cái gì đó rất bí ẩn ở đây. Với lại, ở phần đầu truyện thường có nhiều cuộc hội thoại cãi vã, và rất nhiều sự chối bỏ, đọc vui hơn là kiểu yêu từ cái nhìn đầu tiên hay tương tự.
Dù sao thì, đó là ý kiến riêng của mình thôi!
Bổ sung: Nói thêm rằng với motif này thì sự cân bằng về mặt năng lựcvị thế rất quan trọng – ví dụ như, nếu một trong hai người hành xử tàn nhẫn, thì người còn lại cũng phải như thế, hoặc là có những kỹ năng tương tự đủ để hòa nhau trên chiến trường. Không có vai “nạn nhân bất lực” hoặc “bị thao túng” gì hết.
Nói thật hả? Thì nó dễ viết hơn nhiều so với nhiều cốt truyện lãng mạn khác.
Những truyện lãng mạn mà hai nhân vật chính có ý với nhau nhưng dùng dằng suốt vài trăm trang vẫn không tới được với nhau khó viết lắm à nha.
Tưởng tượng như Kiêu hãnh và Định kiến nhưng nhân vật chính lại là Jane và Bingley á.
Ừ, đúng. Hầu hết truyện lãng mạn hay đều phải có giai đoạn kích tình, và xây dựng vai trò kẻ thù của nhau là một cách đơn giản để thực hiện điều đó.
Tiểu thuyết tình cảm mà thiếu xung đột thì chắc ngắn tủn và rất là chán ấy.
Một cái motif hiếm hoi mà không đẩy vai nữ vào vai yếu thế.