Tôi thấy có rất nhiều người lớn cực kì khinh miệt những thứ đã từng khiến họ mê đắm một thời. Có phải chúng ta đều dần học cách ghét bỏ niềm vui khi lớn lên không?
Những điều mà tôi từng thấy vui khi còn nhỏ giờ đây đã trở nên quá đỗi nhàm chán. Tôi nghĩ là mình đã qua cái thời đó rồi.
Một lý do khác nữa là bây giờ tôi không có nhiều thời gian như lúc trước. Tôi phải cân nhắc kĩ trước một thứ mà tôi muốn chi tiêu vào. Vậy nên mấy thứ tôi từng thích không còn phù hợp nữa.
Với lại bộ não tôi giờ đây hoạt động khác hẳn khi trước. Tôi không còn giàu trí tưởng tượng. Tôi không nghĩ là mình có thể đổ lỗi cho áp lực xã hội vì chuyện đó, tôi đoán là do tôi chưa rèn luyện đủ để phát huy trí tưởng tượng của mình.
Tôi nhớ cái cảm giác hào hứng khi chạy vào sân chơi, hoặc khi trèo cây. Giờ đây tôi không còn bất kỳ ham muốn nào nữa.
Điều buồn cười là, thỉnh thoảng tôi vẫn có mấy cái thôi thúc trẻ con đó. Không hẳn là chạy vào sân chơi mà chỉ là chạy trên đường thôi, hoặc nhảy lên cao để đập tay vào mấy tán lá trên cây, hoặc leo trèo, hoặc trượt trên tay vịn cầu thang…
Những gì bồ nói là hoàn toán chính xác.
Nhưng màààà, nó vẫn chưa trả lời cái phần này của câu hỏi:
có rất nhiều người lớn cực kì khinh miệt những thứ đã từng khiến họ mê đắm một thời
Tức là, theo nhiều cách khác nhau, dù cho tôi đã rời xa cái thời của mấy thứ tôi từng yêu thích khi còn nhỏ. Thì lại có quá nhiều người khinh miệt những người vẫn còn yêu thích chúng, bao gồm cả việc liệu những người đó có phải là trẻ con hay không. Mất một thời gian trưởng thành tôi mới nhận ra chuyện này thật sự rất ngớ ngẩn. Trẻ con nên được khuyến khích việc được cư xử như trẻ con. Còn những người lớn vẫn chưa thể vượt qua cái giai đoạn đó thì sao? Thì kệ họ chứ sao… miễn sao họ vẫn tỏ ra trách nhiệm và cư xử như một người lớn thực thụ khi họ cần là đủ rồi.
Tôi cảm giác như nó có giai đoạn hết ấy
Bạn yêu thích một thứ gì đó khi còn bé.
Bạn lớn lên một tí và nghĩ rằng “mình đã quá lớn đối với thứ này rồi”.
Bạn lớn thêm một tí nữa và nghĩ rằng “xấu hổ thật đấy nếu có ai đó cùng độ tuổi mình vẫn còn thích thứ này”.
Bạn lại lớn lên thêm một tí nữa và bạn bắt đầu đi phán xét những người vẫn còn thích những thứ mà bạn từng thích.
Bạn lại lớn lên thêm một tí nữa và bạn nhận ra là họ chẳng làm hại ai cả vậy nên bạn ngừng phán xét họ.
Và rồi bạn nhận ra rằng bạn không quan tâm nếu có ai đó phán xét BẠN.
Cuối cùng bạn yêu thích mọi thứ bất kể chúng dành cho lứa tuổi nào.
Ừ chuẩn đấy, mọi người dường như chỉ toàn trả lời phần đầu tiên của câu hỏi này mà bỏ qua phần thứ hai. Liên quan đến phần thứ hai, tôi nghĩ nó xuất phát từ thực tế rằng rất nhiều người trưởng thành bị cuốn vào công việc, phải chịu trách nhiệm chăm lo cho gia đình đến mức mà họ quên (hoặc đơn giản là không thể) dành thời gian cho hạnh phúc của bản thân. Nó dần dà khiến họ ngày càng trở nên chua cay và khốn khổ hơn theo thời gian. Những người không hài lòng với cuộc sống của mình, cảm thấy mệt mỏi, chán nản, giận dữ,… sẽ thường có xu hướng trút giận lên những người không gặp mấy vấn đề đó. Vậy nên khi những người này nhìn thấy thứ gì đó đã từng mang lại niềm vui cho họ, họ sẽ phản ứng dữ dội một cách cay nghiệt vì họ không còn có được niềm vui hân hoan trẻ thơ đó trong cuộc sống của chính họ.
Giai đoạn từ 2 đến 4 là nơi vấn đề tồn đọng này. Bởi vì trong mấy giai đoạn này, bạn thường có xu hướng áp đặt quan điểm của bản thân lên những người khác, bất kể việc họ đã đạt đến giai đoạn đó chưa, hay là họ đã vượt qua nó từ lâu rồi. Và rồi giai đoạn này sẽ tác động tiêu cực đến cách nhìn nhận của bạn đối với những thứ mà người khác thích.
Tôi nghĩ chúng ta nên tiếp tục nỗ lực giúp mọi người bỏ qua những giai đoạn đó. Vốn từ đầu chúng đã chẳng tốt lành gì rồi.
Nếu những điều trẻ con mà bạn nói ở đây bao gồm việc trèo cây, thì đó là bởi vi mỗi lần tôi làm là tôi bị đau nhức toàn thân luôn
Tôi vẫn giữ thói quen trèo cây cho đến đầu những năm 30, bất chấp người khác nghĩ gì. Nhưng rồi mấy cơn đau khớp, giãn dây chằng bắt đầu trỗi dậy.
Nhà tôi có con nhỏ, nên dù đã ngoài 30 rồi nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn trèo cây, chỉ là mấy trò như thế không còn vui như nó đã từng. Tôi làm chỉ là để biểu diễn cho tụi nhỏ xem, để tụi nó biết là tôi vẫn còn sung lắm. Ít nhất là cho đến bây giờ.
Bí kíp ở đây là hãy đánh bại tụi nhỏ ở một trò gì đó mà tụi nhỏ yêu thích càng sớm càng tốt, sau đó giễu cợt khi tụi nhỏ thách đấu bạn lần nữa và từ chối tham gia.
Được rồi, thì hồi tôi mới-mười-tuổi, tôi đã mắc sai lầm lớn khi bảo với mẹ rằng tôi nghĩ mình đã quá già để chơi cái trò trèo cây trong công viên.
Rồi đùng một cái, mẹ tôi và những người bạn đương tuổi 30 của mẹ bỗng nhiên trèo tuốt lên cây, sau đó vẫy tay với tôi và giục tôi tham gia cùng họ. Tôi ĐÚNG ngại luôn ấy!
Nhưng giờ đây khi tôi đã 51 rồi, nếu có một đứa trẻ bảo tôi đã quá già để trèo cây, thì tôi sẽ trèo vút lên cái cây gần đó nhất trong chớp mắt.
Tôi cảm thấy bản thân bị ngột ngạt hơn nhiều khi còn nhỏ. Khi tôi bắt đầu có con riêng ở độ tuổi 20, tôi mới nhận ra mình rất thích những món đồ chơi và trò chơi của chúng. Trong một khoảng thời gian, bọn trẻ đã trở thành lớp ngụy trang để không ai phán xét tôi, nhưng rồi cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi không cần lý do để được cảm thấy vui vẻ!
Giờ đây khi tôi đã đủ trưởng thành để ngừng quan tâm, tôi đã có thể tận hưởng bất cứ điều gì mà không cần bận tâm đến ánh mắt phán xét của người khác.
Tôi thật sự rất mừng vì đã trở thành người lớn! Bởi điều đó đồng nghĩa với việc tôi không còn cần phải cư xử như một người lớn nữa.
Mới đầu tôi đọc cái này tôi cứ tưởng là bồ có một đứa con 10 tuổi, người đã bảo với mẹ của bồ {bà của thằng bé} rằng bồ – một người 51 tuổi – đã quá già để có thể trèo cây.
Vậy nên tôi đã tưởng tượng ra hình ảnh một nhóm những người phụ nữ trên 70 đang trèo cây để chọc quê bạn.
Bồ biết đấy… Tôi cũng sẽ không bất ngờ lắm nếu người mẹ nay đã 77 của tôi dám làm chuyện đó. ????
Bà ấy có thể tỏ ra rất cứng đầu về một vài thứ. Bà yêu thích sự thượng lưu, mỹ thuật, và những thú vui của giới tri thức. Nhưng bà cũng đã đấu tranh rất vất vả khi bị ba mẹ từ chối cho bà ấy lên đại học và theo đuổi tất cả những điều kia.
Khi tôi trưởng thành và công khai việc mình yêu thích tất cả những thứ liên quan đến Disney, được đội nơ lên tóc và chơi game, thì bà chỉ thở dài mà thắc mắc bản tính đó của tôi từ đâu mà ra thôi.
Mẹ tôi là hình mẫu tôi luôn noi theo, chỉ là không theo cách mà bà ấy nghĩ! ????
Tôi thật sự rất mừng vì đã trở thành người lớn! Bởi điều đó đồng nghĩa với việc tôi không còn cần phải cư xử như một người lớn nữa.
Nó cũng đồng nghĩa với việc là bồ đã làm ra tiền! Trời ạ, tôi-thời-còn-nhỏ chắc sẽ phấn khích lắm khi biết rằng lớn lên tôi vẫn có mấy cuộc đọ kiếm với bạn bè, mà đã vậy còn là kiếm làm từ thép thật nữa nha.
“Khi tôi trưởng thành, tôi đã gạt bỏ những điều trẻ con, bao gồm bản tính ngây ngô và sự ham muốn trở thành người lớn”
- C. S. Lewis
Tôi thấy đau lòng cực kỳ khi con gái lớn của tôi đột ngột – và ý tôi là cực kì ĐỘT NGỘT – không còn muốn chơi búp bê và mấy trò chơi giả vờ khác với em gái của nó nữa. Cả tôi và đứa con gái nhỏ đều sửng sốt và rất buồn luôn. Con gái lớn của tôi đúng kiểu bị hoang mang luôn ấy – con bé đã thử chơi lại những thứ đó, nhưng không còn có được bất kì sự hứng thú nào nữa. Tuổi dậy thì ập đến như chó chạy ngoài đồng vậy.
Tôi đoán những gì mà bạn muốn mô tả chỉ là một phần của quá trình trưởng thành.
Má ơi bồ gợi cho tôi nhớ lại rất là nhiều thứ luôn. Tôi đã từng chơi những trò này với vài bạn gái khác. Cực kì vui luôn. Không hẳn là tôi nhớ những con búp bê, chỉ là tôi cực kì nhớ những khoảng thời gian đơn giản mà tôi chỉ lượn lờ và chơi đùa ở nhà của một ai đó.
Tôi từng chơi búp bê với em gái mình khi tôi còn là thiếu niên và em ấy là một đứa bé. Cuối cùng tôi ngừng chơi trò đó vì cảm thấy xấu hổ và tôi nghĩ tôi đã khiến con bé rất buồn. Giờ đây tôi đã có những đứa cháu nhỏ bên nhà họ hàng và tôi chắc chắn sẽ chơi một cách ngang hàng với chúng dù cho ai có nói gì đi nữa.
Lucy yêu quý của bố,
Bố viết câu chuyện này cho con, nhưng khi bắt tay vào viết bố đã nhận ra là các cô gái lớn nhanh hơn các quyển sách. Kết quả là con đã quá già với những câu chuyện thần thoại và lúc nó được in ra và được chấp nhận thì con còn lớn tuổi hơn nữa. Nhưng một ngày nào đó con sẽ đủ già để bắt đầu đọc lại chuyện thần tiên một lần nữa. Con có thể lấy nó từ trên giá sách xuống, phủi sạch bụi và nói cho bố biết con nghĩ gì về nó. Có lẽ lúc đó tai bố quá nghễnh ngãng để nghe được điều con nói và quá già để hiểu dù một từ con dùng nhưng bố bao giờ cũng là
người bố đỡ đầu yêu thương con rất mực,
C. S. Lewis
Trưởng thành là một thứ gì đó rất buồn cười. Con gái của bồ có thể sẽ bắt đầu chơi búp bê lại khi con bé đủ lớn đấy.
“Chúng ta không vì già mà ngừng chơi; chúng ta già vì ngừng chơi”
● George Bernard Shaw
Tôi cho rằng người ta gạt bỏ hết đi những điều trẻ con là vì ba lý do sau.
- Áp lực xã hội. Đôi khi người lớn hoặc bạn bè đồng trang lứa sẽ bảo họ rằng đừng làm thế này làm thế kia bởi nó quá “trẻ con” hoặc họ đã quá lớn để làm nó.
- Sợ bị người khác đánh giá vì họ cảm thấy điều đó được mong đợi ở họ. Một số người sẵn sàng từ bỏ nhiều thứ vì họ cảm thấy như thể họ sẽ bị phán xét nếu họ không làm vậy. Ví dụ điển hình: Hồi 10 tuổi tôi đã vứt bỏ con búp bê Barbie của mình vì tôi cảm thấy mình đã quá lớn để giữ nó, kể khi tôi vẫn còn rất quý nó.
- Họ không còn hứng thú với nó nữa. Mọi người thường liên tục có cho mình những sở thích mới và theo thời gian họ sẽ lại tiếp tục thay đổi sang những sở thích hoặc mối quan tâm khác. Những gì mà ai đó thích ở độ tuổi 20 sẽ khác khi họ lên 30 và những gì ai đó thích ở độ tuổi 30 sẽ lại tiếp tục thay đổi khi họ lên 40 và cứ thế tiếp diễn. Âm nhạc, quần áo, phong cách, sở thích, luôn liên tục thay đổi xuyên suốt cuộc đời.
Không phải là bạn dần học cách ghét bỏ niềm vui, mà chỉ là định nghĩa về niềm vui của bạn thay đổi khi bạn dần trưởng thành.
Và kể cả khi cái định nghĩa đó vẫn giữ nguyên đối với vài người, thì xã hội vẫn sẽ tiếp tục móc mỉa họ.
Lời giải thích này thật sự rất là hợp lý đấy. Cảm ơn bồ.
Đôi khi nó còn lố bịch hơn nữa. Ít nhất là đối với một số người trong chúng ta.
Tôi đã ngừng việc dẫm vào những vũng bùn, vì lí do nào đó mà mẹ tôi không còn giặt đồ cho tôi nữa. Tôi học được rằng thật không vui chút nào khi phá hủy những niềm vui mà tôi đã sẵn có lol.
Tất nhiên, giờ đây tôi đã 49 rồi, tôi cũng đã kết hôn được 26 năm, vậy nên việc mẹ tôi không còn giặt đồ cho tôi nữa là hoàn toàn hợp lý. Nhưng vì một lý do nào đó mà cả vợ và tôi đều không thích giặt mấy đống quần áo dính bùn lol.
Nhưng chúng tôi vẫn rất yêu thích những điều trẻ con. Chúng tôi sẽ chạy quanh xóm như mấy đứa ngốc khi mùa lá rụng đến. Chúng tôi sẽ ném thức ăn cho bọn vịt trong ao ăn (tất nhiên là những thứ tốt cho sức khỏe bọn chúng). Chúng tôi sẽ chơi đùa với thú nhồi bông, đại loại vậy.
Chúng tôi có một con thú nhồi bông tên “Thỏ Thám Hiểm Pedro” thường được đặt giữa gối của vợ tôi và gối của tôi trên giường ngủ. Cậu ấy sẽ đi cùng chúng tôi mỗi khi chúng tôi lên xe và đến một địa điểm ngẫu nhiên nào đó cách xa nhà hàng trăm dặm.
Cậu ấy là một vật lưu niệm chúng tôi có được trong lần chúng tôi ngẫu hứng lái xe từ bờ biển Trung Oregon đến phía Tây Bắc Nevada. Thậm chí thực sự có mấy con thỏ đi long rong trên mấy tuyến đường ấy luôn, nhiều lần bọn tôi phải dừng xe lại đợi chúng đi qua rồi mới đi tiếp được.
Phải nói là thú vị lắm luôn!
Vậy nên chúng tôi đã mua Pedro và cậu ấy luôn nhắc nhở mỗi khi chúng tôi đi ngủ rằng những cuộc phiêu lưu như thế là hoàn toàn có thể.
Đại loại thế.
Đôi lúc cuộc phiêu lưu chỉ đơn giản là lái xe vòng quanh thị trấn để “săn lùng” những bông hoa anh túc dại. (Có một câu chuyện rất hay phía sau việc này ấy) Đôi lúc chỉ đơn giản là chơi đánh golf mini bằng kính VR và “vô tình” va vào nhau khi di chuyển một cách mù quáng trong phòng khách.
Vậy thì, bạn đã nhận ra chưa?
Đôi khi, sự trách nhiệm khiến một số trò vui trở nên không thực tế. Vậy nên chúng tôi làm những gì chúng tôi có thể làm, để gợi nhắc bản thân nhớ về những quãng thời gian vui vẻ ngày trước.
Đôi khi, chúng tôi chỉ cần làm những thứ nhỏ nhặt, là đủ để mang lại những thời khắc tươi đẹp mà chúng tôi muốn có. Có thể chúng tôi muốn có những cuộc phiêu lưu hoành tráng, nhưng chỉ cần một chuyến đi tới công viên vườn hoa hồng ở địa phương là đủ rồi.
Và đôi khi, khi lớn lên, bạn có thể có khả năng để tận hưởng những niềm vui lớn lao hơn nữa. Niềm vui dù chỉ nhỏ nhặt đến đâu thì vẫn là niềm vui, và niềm vui có thể trở nên hoành tráng hơn rất nhiều nếu bạn biết cách để thực hiện nó.
Chúng tôi đã đi Vườn quốc gia Olympic hồi mùa hè này, kiểu nổi hứng thì đi thôi. Chúng tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh VR. Tôi giờ đây đã có phần tàn tật và những niềm vui hoành tráng đã trở nên khó thực hiện hơn, nhưng chúng tôi vẫn quyết định làm chúng.
Việc đánh mất niềm vui là điều bất khả thi đối với những người vẫn còn xem niềm vui là thứ quan trọng.
Đừng bao giờ quên điều đó.
Câu hỏi này có thể được hiểu trên nhiều cấp độ, từ tâm lý học đến xã hội học, và nguyên nhân đằng sau việc người lớn có thể gạt bỏ những điều mà chúng ta thường liên kết với trẻ con là đa dạng và phức tạp.
Một phần, điều này có thể xuất phát từ áp lực của việc phải trở nên “trưởng thành” và nghiêm túc theo những chuẩn mực xã hội đã đặt ra. Trưởng thành thường liên quan đến việc nhận nhiều trách nhiệm hơn, từ công việc cho đến gia đình và các mối quan hệ, khiến cho người lớn có thể cảm thấy họ cần phải từ bỏ các hoạt động hoặc quan điểm mà xã hội coi là “trẻ con”.
Ngoài ra, trải qua năm tháng, người lớn có thể mất dần đi tính tò mò tự nhiên và khả năng tưởng tượng phong phú khi họ bận rộn với cuộc sống hàng ngày và các nhiệm vụ cần giải quyết. Việc này có thể khiến họ trở nên ít mở lòng hơn với những ý tưởng mới và cách tiếp cận không truyền thống.
Hơn nữa, sự sợ hãi đánh mất hình ảnh trong mắt người khác cũng có thể là một yếu tố. Trong nhiều văn hóa, việc thể hiện cảm xúc một cách công khai hoặc thực hiện hành động được coi là không phù hợp với tuổi tác có thể bị coi là không chuyên nghiệp hoặc không phù hợp.
Tuy nhiên, quan điểm về việc gì là “trẻ con” và gì là “người lớn” cũng đang dần thay đổi. Nhiều người nhận ra rằng việc duy trì tính tò mò, khả năng tưởng tượng, và niềm vui trong cuộc sống là quan trọng cho sức khỏe tinh thần và hạnh phúc, bất kể tuổi tác. Sự chấp nhận rộng rãi hơn với việc thể hiện các khía cạnh này của bản thân có thể giúp xóa bỏ ranh giới giữa “trẻ con” và “người lớn”.
Sự khinh miệt mà một số người lớn thể hiện đối với những thứ từng khiến họ mê đắm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, điều này phản ánh một quá trình tự bảo vệ, nơi người lớn cố gắng tách mình ra khỏi những “yếu điểm” mà họ cảm thấy có thể khiến họ trở nên dễ bị tổn thương hoặc bị đánh giá thấp.
Một số yếu tố có thể bao gồm:
- Xã hội và Văn hóa: Các chuẩn mực xã hội thường định nghĩa những gì được xem là phù hợp cho các lứa tuổi khác nhau, và người lớn có thể cảm thấy áp lực phải từ bỏ những sở thích “trẻ con” để không bị xem là không chín chắn hoặc không nghiêm túc.
- Sự Tự Nhận Thức: Khi người ta lớn lên, họ phát triển một ý thức mạnh mẽ về cách họ muốn được nhìn nhận bởi người khác. Điều này có thể dẫn đến việc từ bỏ những sở thích cũ để phù hợp hơn với hình ảnh cá nhân họ muốn xây dựng.
- Sự Thay Đổi Cá Nhân: Con người thay đổi theo thời gian. Sở thích và niềm vui của họ cũng vậy. Những gì từng hấp dẫn ở tuổi trẻ có thể không còn giữ được sức hút khi họ lớn lên, và đôi khi sự khinh miệt có thể là cách họ bày tỏ sự thất vọng với chính mình vì đã thay đổi.
- Bảo Vệ Tâm Lý: Một số người lớn có thể cảm thấy rằng họ cần phải từ bỏ những thứ từng làm họ hạnh phúc để tránh bị tổn thương hoặc thất vọng, đặc biệt là nếu những sở thích đó từng gây ra đau khổ hoặc rủi ro cho họ.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều từ bỏ niềm vui của tuổi thơ khi họ lớn lên. Nhiều người lớn vẫn giữ được khả năng tận hưởng những điều đơn giản và tìm thấy niềm vui trong những sở thích từ thời thơ ấu. Họ nhận ra rằng việc duy trì tính trẻ con trong một số khía cạnh có thể là một nguồn hạnh phúc và sáng tạo. Việc gìn giữ những niềm vui thời thơ ấu có thể giúp duy trì một cảm giác cân bằng và hài lòng trong cuộc sống.
Chúng ta không nhất thiết phải học cách ghét bỏ niềm vui khi lớn lên. Thay vào đó, quan trọng là phải nhận thức và chấp nhận sự thay đổi, đồng thời tìm cách tích hợp niềm vui và sự ngây thơ vào cuộc sống hàng ngày một cách lành mạnh và hợp lý.