Sau nhiều năm đi làm, có phải càng ngày càng không muốn đi làm hay không?

Nếu cảm giác không muốn đi làm, có lẽ bạn đã quan tâm quá nhiều đến đồng nghiệp và cấp trên.
Và nếu quan tâm quá nhiều đến đồng nghiệp và cấp trên bạn thì bạn đã thua rồi:

  1. Không cần để tâm quá nhiều đến việc cấp trên đánh giá bạn ra sao
    Sự mong đợi cấp trên là thứ không có điểm dừng, bạn sẽ không bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu công việc của cấp trên, nên nếu bạn luôn chú ý đến điều đó, bạn sẽ rất mệt mỏi.
    Hồ Lan từng nói: “nằm có cái giá của nằm, lăn có cái giá của lăn” trả bạn bao nhiêu tiền, thì làm chừng đó bao nhiêu việc, đồng lương tương xứng với giá trị bỏ ra.
    Công việc của lãnh đạo là phân công công việc cho nhân viên, cho nên mặc kệ là chửi bạn hay khen bạn, bản chất đều là việc bạn phaire mang lại nhiều lợi ích cho người lạnh đạo. Còn tất cả những gì bạn làm, là có thể ghi vào sơ yêu lý lịch của mình những dự án tốt nhất mà bạn đã hoàn thành.
  2. Lời nói của đồng nghiệp, đừng để trong lòng
    Đồng nghiệp không thể giúp bạn tăng lương thăng chức, giao lưu với đồng nghiệp chủ yếu là truyền đạt thông tin, đừng đánh giá quá cao tình cảm và cảm xúc giữa đồng nghiệp với nhau, những thứ đó chỉ làm bạn thêm mệt mỏi, nhìn càng rõ sợ là đâu đâu cũng có lỗi của mình.
    Bạn đừng tốn công tốn sức chứng minh bản thân với người khác trừ khi cần thiết, đừng sống trong mắt, trên miệng đồng nghiệp, chúng ta không ăn cơm nhà người khác để lớn.
  3. Đừng vượt quá trách nhiệm trong công việc
    Chúng ta đến đây để đi làm, không phải đi bán mạng. Đừng có mà dô tri ôm việc vào người, phải hiểu rõ phạm vi trách nhiệm công việc của mình. Bạn phải hiểu rằng, liệu số tiền OT ít ỏi hoặc thậm chí còn không có liệu có đủ cho bạn trả tiền viện phí hay không?
    Công ty thiếu đi bạn vẫn có thể tiếp tục hoạt động, nhưng gia đình thiếu đi bạn thì bầu trời sẽ sụp đổ.
    Có nhất thiết phải dùng hai chữ “Giá trị” và “Thành tựu” ra để lấy lí do ngày ngày tăng ca? Rồi rốt cuộc một nửa công việc là sự vô nghĩa, chỉ tạo cho bản thân một khối lượng công việc khổng lồ, nhưng lại không có hiệu quả thì cũng không thể nào giúp bạn tiến bộ được đâu.
  4. Khi bạn thấy đủ, hãy thoát khỏi nơi đó
    Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian quý báu của mình cho công việc, vậy nên đừng lãng phí thêm cảm xúc. Thời gian một đi sẽ không quay lại tôi nghĩ bạn nên dành nhiều thời gian cho những người quan trọng.
    Trong công việc, hãy làm việc như một con robot vô cảm, bạn phải rõ ràng bạn muốn gì ở vị trí này và sếp bạn muốn gì từ bạn. Cân bằng được hai điều này, những điều khác không quan trọng.
  5. Công việc là phương tiện, cuộc sống là mục đích
    Mức lương bạn đang nhận hiện tại, chỉ là bảng báo giá cho số giờ làm của bạn hiện tại, cho nên bạn phải phân biệt rõ ràng cuộc sống, đừng để cuộc sống của mình nhìn đâu cũng là công việc.
    Bạn chỉ cần làm một người tạo ra giá trị khi đi làm, tan làm thì làm một người vui vẻ với cuộc sống, theo đuổi ý nghĩa của cuộc sống.
  6. Đừng tự huyễn trong công việc
    Trong công việc, không ai là không thể thay thế. Bạn xem công ty là nhà, nhưng nên nhớ công ty chỉ xem bạn là một công cụ. Điều khiến chúng ta phải xách thân đi làm mỗi ngày không phải là sự nhiệt huyết, hứng thú mà là áp lực chất đè như núi từ các khoản vay mua nhà mua xe, nói chung đi làm chỉ để kiếm sống mà thôi.
  7. Chủ động báo cáo công việc với cấp trên
    Học cách chủ động báo cáo với cấp trên về thành tích của bạn, nếu không sếp của bạn cũng chỉ nghĩ bạn đến công ty ngoài ăn ra thì chơi, cái gì cũng không làm. Bạn không cần phải cảm thấy có tí thành tích thôi không cần phải báo cáo, nên nhớ thứ mà sếp muốn không phải là thành tích của bạn mà là muốn kiểm soát trạng thái công việc của bạn.
  8. Công việc có thể thể hiện một phần giá trị bản thân của bạn, nhưng không phải là tất cả
    Những giá trị của bản thân có thể được thay thế bằng những thứ khác ngoài công việc. Bạn muốn có cảm giác thành tựu, bạn vẫn có thể có được nó từ sở thích của mình. Bạn muốn cảm nhận sự đồng cảm, có thể thông qua các hoạt động gia đình, xã hội mà gắn kết lại.
  9. Đừng rụt rè trong công việc
    Có một câu nói như này, nếu bạn ở lại công ty càng lâu, thì chi phí thay thế khi bạn nghỉ việc sẽ càng cao. Vậy nên không cần rụt rè, hãy dùng trạng thái có thể nghỉ việc bất cứ lúc nào để đi làm, bạn sẽ thấy càng làm càng tốt. Bạn không sợ công ty, công ty sẽ sợ bạn.
  10. Biết đâu là điểm dừng của công việc
    Bạn có hiểu việc sắp xếp công việc là như thế nào không? Chỉ cần hoàn thành nó, không cần quá cầu toàn đem mọi thứ phải trở nên hoàn hảo nhất. Trong môi trường làm việc ngày nay đâu đâu cũng là kẻ chờ thời, đừng vội xung phong làm kẻ dẫn đầu rồi lại trắng tay. Bạn mắc càng nhiều sai lầm thì bạn càng có nhiều kẻ thù. Sếp của bạn, đồng nghiệp của cũng chỉ nghĩ bạn đáng đời. Hiểu rồi chứ? Trừ khi bạn là nhân viên kinh doanh, hoa hồng cao, sếp công bằng còn không thì hãy biết điểm dừng của công việc.
  11. Giữ vững sức khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần
    Khi chúng ta làm việc mệt mỏi, yêu cầu về sức khỏe cũng thấp đi, cảm thấy còn thở là được, nhưng bạn có biết ở tiểu khu dưới lầu, các cụ già đang tranh nhau xem xem huyết áp ai thấp hơn, con người phải tự biết hòa hợp bản thân, đời người có mấy năm, mấy chuyện tranh đấu nội bộ diễn ra mấy hồi?
    Tục ngữ có câu “Sức khỏe là vàng” cho nên việc nổ lực vì sức khỏe mới là việc quan trọng cả đời. Khi bạn không biết làm gì, hãy đi dạo, chạy bộ, yêu thương bản thân, mua cho mình một bó hoa, nghe một câu chuyện ngắn trước khi đi ngủ, biến cuộc sống của mình trở nên ngọt ngào, đừng để bản thân mất cảm giác với cuộc sống.

Cảm xúc không muốn đi làm sau nhiều năm làm việc có thể phản ánh nhiều yếu tố khác nhau và không phải ai cũng trải qua cảm giác này. Đây có thể là dấu hiệu của việc kiệt sức công việc, mất đi sự hứng thú hoặc không còn cảm thấy thách thức bởi công việc hiện tại. Đôi khi, nó còn phản ánh sự không hài lòng với môi trường làm việc, thiếu cơ hội phát triển, hoặc đơn giản là đã đến lúc thay đổi và tìm kiếm một lĩnh vực mới.

Ngược lại, có những người lại cảm thấy ngày càng hào hứng với công việc khi họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn. Họ có thể cảm thấy hài lòng với sự tiến bộ trong sự nghiệp, hoặc cảm thấy gắn bó với đồng nghiệp và sứ mệnh của công ty.

Để duy trì sự hứng thú và tránh cảm giác không muốn đi làm, một số biện pháp có thể được áp dụng, như:

  • Tìm kiếm cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.
  • Thiết lập mục tiêu nghề nghiệp dài hạn và làm việc để đạt được chúng.
  • Tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
  • Đối thoại với quản lý về các vấn đề công việc và cơ hội mới.
  • Thay đổi môi trường làm việc hoặc chuyển đổi ngành nghề nếu cần.

Nếu cảm xúc không muốn đi làm trở nên quá mạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống, việc tìm kiếm lời khuyên chuyên nghiệp từ một nhà tâm lý hoặc sự nghiệp có thể là một bước quan trọng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *