Malaysia bắt đầu có khoang tàu điện ngầm chỉ dành cho phụ nữ

Thành phố Mexico cũng có xe buýt dành riêng cho phụ nữ và trẻ em nè. Các xe đó được tô màu hồng.


Ngoài ra ở đây còn có khoang dành riêng cho phụ nữ trong metro (tàu điện ngầm) vào giờ cao điểm, xe metrobus dành riêng cho phụ nữ, và vài năm trước, một sáng kiến ​​rất thành công là những chiếc xe taxi màu hồng dành riêng cho phụ nữ đã phổ biến khắp thành phố.


Ấn Độ có nơi kiểm tra an ninh sân bay dành riêng cho phụ nữ. Khá ngại khi tôi chỉ nhận ra điều ấy khi bị nhân viên sân bay nhắc nhở một cách rất là nghiêm túc rằng tôi đi sai làn.


Tôi đang ở Ấn Độ này. Họ có những làn xếp hàng để kiểm tra an ninh dành riêng cho phụ nữ ở trung tâm thương mại.


Ủa trung tâm thương mại chỗ bạn có làn kiểm tra an ninh á?
TN: https://timesofindia.indiatimes.com/city/mumbai/malls-seek-female-security-guards/articleshow/1029631.cms


Những khoang xe dành riêng cho phụ nữ ở Delhi là một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi ở Ấn Độ.
Chen qua những khoang hỗn hợp (hầu hết là đàn ông) với một đống quần jean màu nâu và xanh đang xỉn màu, rồi bước vào toa nữ với các màu sắc tực rỡ đập vào mắt tôi như hot pink, vàng chóe, và các saree đủ màu cầu vòng.
Không bị sờ mó chỉ là phần bonus.


Ấn Độ cũng có khu vực dành riêng cho phụ nữ trong tàu điện ngầm. Đó là một vấn đề an ninh nghiêm trọng.


Ấn Độ cũng có khoang trong tàu điện ngầm dành riêng cho phụ nữ. Và trên các tàu hỏa xuyên tỉnh và xe buýt đều có ghế dành riêng cho phụ nữ mà đàn ông không được ngồi. Ngoài ra còn có các trường, cao đẳng chỉ dành cho phụ nữ mà nam giới không được nhập học.


Nhật cũng có này.


Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Iran, Philipines, Đài Loan, UAE, Đức cũng đã chạy thử vào năm 2016 nhưng đã dừng lại, Anh đã đề xuất vào năm 2014 cuối 2015 thì thôi.


Đức đã thử nghiệm vào năm 2016 nhưng đã dừng lại á?
Không hẳn là Đức đã chạy thử đâu. Chưa bao giờ nghe về nó luôn và tôi đã tra một chút trên Google: Chỉ có một nhà điều hành tàu tư nhân ở Saxony đã chạy th trên một quãng đường rất ngắn từ Leipzig đến Chemnitz.
Rõ ràng họ chỉ làm vậy vì tàu của họ đã cũ (cũ như từ thời CHDC Đức) và khá tối với 6 khoang ngồi.

https://www.dw.com/en/opinion-divided-over-women-only-train-compartments-on-eastern-german-route/a-19192346


Đài Loan thì không có đâu. Có những ‘ô tô an toàn’ với khu chờ có giám sát an ninh nhưng tất cả mọi người đều được dùng.


Chuyện gì xảy ra ở Anh vậy.


Trong năm 2014 và 2015, các chính trị gia Anh đã thảo luận về khả năng quay lại của các toa xe dành riêng cho phụ nữ trên phương tiện giao thông công cộng. Nghị sĩ Claire Perry đưa ra đề xuất này tại hội nghị Đảng Bảo thủ năm 2014. Năm sau, ứng cử viên lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn coi việc có toa xe chỉ dành riêng phụ nữ như một biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng quấy rối.
Tham khảo thêm:
https://www.theguardian.com/world/2015/aug/26/women-only-train-carriages-around-the-world-jeremy-corbyn


Truyền thống chính trị của chúng tôi: nói về cần làm cái gì đó một cách mơ hồ vì chúng tôi quan tâm đến vấn đề này, sau đó ngồi im!


Tôi từng gặp một chuyện hài như thế này ở Nhật khi đang du lịch bụi. Mọi toa tàu đều chật cứng, sau đó tôi đi sang toa tiếp theo và thấy khá trống, chỉ có khoảng 12 người phụ nữ. Trong đầu tôi nghĩ ồ wao, hôm nay đúng là ngày may mắn của thằng này rồi, sao không ai để ý đến chỗ này cơ chứ. Khi tôi lên và cửa đóng lại, họ cười khúc khích và chỉ vào cái biển ghi women-only. Họ rất lịch sự và biết tôi là người nước ngoài nên không biết là điều dễ hiểu. Một khoảng thời gian vui vẻ.


Nhảy vào topic này để nói một câu. Khi tôi còn ở Nhật, tôi đã hỏi tại sao âm thanh camera của điện thoại của tôi không tắt được và được người ta giải ngố là để ngăn chặn việc chụp ảnh dưới váy phụ nữ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu nhưng lúc đầu tôi không nhận ra vì quê nhà tôi không có phương tiện giao thông công cộng.


Nhật Bản cũng có nó, và đúng rồi đấy, biện pháp này chủ yếu được tạo ra để giảm bớt việc phụ nữ phải đối mặt với tình trạng quấy rối tình dục và sờ soạng, nhưng cũng nhằm giúp phụ nữ mang thai và phụ nữ có con nhỏ. Phụ nữ mang thai sẽ có nhiều khả năng có ghế ngồi hơn, vì khi tàu đông thì kể cả khi có người nhường chỗ thì bạn cũng không thể di chuyển được.
Tôi không biết ở Malaysia có giống vậy không, nhưng tôi có cậu sinh viên trao đổi người Nhật đã kể là các nhân viên hỗ trợ trên tàu điện ngầm sẽ nhồi mọi người vào tàu theo đúng nghĩa đen để có thể đóng cửa, lol. Nếu bạn đi cùng trẻ em thì sẽ rất nguy hiểm với bọn trẻ vì hạn chế chiều cao (dễ bị ngạt và dẫm đạp)
Tôi cũng nghe nói rằng đàn ông có thể vào khoang riêngxe riêng nếu họ đi cùng trẻ sơ sinhtrẻ nhỏ nhưng không chắc lắm, cần nguồn khẳng định.


Ngày đầu tiên một sinh viên trao đổi là tôi đến Nhật Bản, người giám hộ (host mother) của tôi đã ngồi nói chuyện nghiêm túc với tôi và dạy tôi cần phải nói gì với những người đàn ông có thể sẽ sờ mó tôi trên tàu.


Dubai cũng có nè


Các bãi đỗ xe ở trung tâm thương mại ở Malaysia cũng có nút báo động ở tất cả cột trong bãi đỗ xe để cho trường hợp phụ nữ cảm thấy bị đe dọa, và thậm chí cả những chỗ đậu xe “chỉ dành cho phụ nữ”. Biện pháp này có lẽ là do vụ sát hại Canny Ong, một vụ án đau lòng gây rúng động. Vụ án này rất rất xót xa.


Đáng buồn là biện pháp này cần thiết ở một số nước. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn nhưng biện pháp được thực hiện do nạn quấy rối tình dục tràn lan ở Malaysia.


Má nó chứ, tôi đã sống ở New York được 10 năm và đã bị quấy rối nghiêm trọng 3 lần trên tàu điện ngầm. Thậm chí còn chưa tính thêm vô vàn lần ai đó ‘vô tình’ chạm hoặc nắm ngực hoặc phần dưới của tôi.


Thậm chí còn có mấy câu chuyện kể về trải nghiệm kinh dị bị một thằng đàn ông ép cái con cu cửng của nó vào người, nhưng bạn không thể di chuyển hay làm gì khác bởi vì không còn không gian để trốn.


Thật đáng buồn khi phụ nữ thường xuyên bị quấy rối và hành hung, ngay cả ở nơi công cộng, nơi mà đáng lẽ mọi người phải kiềm chế sự thú tính của mình lại.
Tôi thừa nhận rằng những “chiếc xe dành riêng cho phụ nữ” này chỉ đang giải quyết triệu chứng của một vấn đề lớn, đó là phụ nữ trên khắp thế giới bị đối xử như những đồ vật, bị sờ mó hoặc quấy rối, nhưng nếu phụ nữ cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng những chiếc xe này, thì cá nhân tôi, với tư cách là một người đàn ông, thấy không có vấn đề gì với nó và tôi không cảm thấy bị phân biệt đối xử.
Cho đến khi vấn đề lớn hơn là việc phụ nữ được đối xử tôn trọng bình đẳng như nam giới có thể được giải quyết hoàn toàn thỏa đáng (và tôi thực sự tự hỏi điều đó có khả thi hay không), những loại giải pháp tạm thời như này sẽ phải được thực hiện.


Tôi tự hỏi có bao nhiêu người đàn ông phàn nàn về điều này



Tôi không phải người Malaysia nhưng ở nơi tôi cũng có loại khoang tàu này và đàn ông LUÔN phàn nàn về nó. Ngoài ra, bây giờ nó gần như vô dụng vì đàn ông vẫn dùng chúng như khoang tàu thường và không có cách để ngăn họ cả.


Có nhiều lắm, đặc biệt là trên twitter, ăn vạ như trẻ con và kêu “thế còn khoang xe dành riêng cho nam thì sao? Bạn nói bạn muốn bình đẳng cơ mà”, “nếu là giờ cao điểm thì sao? chúng tôi cũng mệt chứ” hoặc câu nói yêu thích của tôi là: “thì phụ nữ nên rời khỏi khoang hỗn hợp (cho nam và nữ)”. Nó chỉ chứng minh rằng phụ nữ thực sự cần những biện pháp này để bảo vệ bản thân khỏi những người đàn ông kepam bẩn thỉu này.
TN: kepam: 1 từ lóng của người Malaysia, ai biết nghĩa chính xác thì giải đáp dùm mình nha.


Gửi tới tất cả những người đàn ông phàn nàn đây là sự phân biệt giới tính đối với đàn ông: hãy thử tưởng tượng bạn đang ở trong một cái lồng với những động vật săn mồi hoang dã và bạn không có cách nào khác để tự bảo vệ mình. Bạn luôn trong tình trạng lo lắng khi sợ bị xé thành từng mảnh. Đó có lẽ là cảm giác của phụ nữ khi bị nhồi nhét trong toa tàu điện ngầm chật chội với những tên biến thái quấy rối tình dục họ, sờ soạng họ trong khi không có cách thoát ra hay di chuyển sang chỗ khác.
Là một người đàn ông tôi ủng hộ điều này. Thật đáng buồn khi biện pháp này cần thiết ở nhiều nơi, nhưng điều quan trọng là phụ nữ cảm thấy an toàn.

Hồi lớp 12 tớ đi xe đạp điện và có một bác gái đi xe đạp đâm vào đuôi xe tớ, sau đó bác ấy ăn vạ, mắng chửi và tát tớ (rất nhiều người đứng xem và không có ai can thiệp), từ đó tớ có trauma và không dám tự đi xe ra đường nữa. Hồi năm nhất đại học tớ đi xe buýt, một lần tớ bị quấy rối ở trên xe, nó kiểu ông ý sờ tóc tớ xong đưa lên ngửi và khen thơm, tớ sợ nên cũng không dám nói; về tới nhà, tớ nói với mẹ và mẹ tớ bảo tớ gặp tình trạng đó là do tớ không biết đi xe máy (????). Well, tớ thấy mình chưa thể giải quyết trauma để đi xe máy, cũng không dám đi xe buýt nữa, tiền không đủ để đi Grab nên tớ quyết định nghỉ học và chọn đi du học. Giờ tớ đang cố làm quen để có thể đi xe máy, còn nếu gặp biến thái tớ không đấm người ta được thì tớ cũng sẽ khóc thật to lên cho mọi người chú ý.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *