Khi tôi làm bài kiểm tra đấy, tôi đã thấy kết quả của tôi cực kỳ chính xác. Tôi đã thử các biến khác trong nhiều lần và lần nào các nhận xét và nhóm cũng làm tôi bất ngờ vì kết quả luôn như một (INTJ).
Cứ khi nào tôi nói cái đó cho người khác thì họ một là:
Cũng mê và đã làm bài kiểm tra rồi và biết họ thuộc nhóm nào
Chê và chọc tôi vì tự nhận mình là một INTJ
Chưa bao giờ nghe đến.
Và chỉ có duy 3 cách phản ứng trên thôi.
Nên, tại sao các nhà tâm lý học lại ghét nó vậy? + Nếu bạn ghét bài kiểm tra MBTI thì có dụng cụ nào khác bạn thích và được công nhận rộng rãi cũng như chính xác để phân loại tính cách không?
(1) Bài kiểm tra vô lý thay cho rằng người tham gia có mức độ tự nhận thức cao. Sẽ chính xác hơn nếu cho nhiều người bạn thân và gia đình bạn làm bài kiểm tra thay vì bạn.
(2) Không có nghiên cứu nào được xây dựng để kiểm đo mức độ chính xác của bài kiểm tra. Mọi người chỉ tự quyết định câu hỏi nào là hay.
(3) Vấn đề lớn nhất đối với bài kiểm tra Myers-Briggs là nó vô lý cho rằng tích cách không thay đổi. Nó đưa ra cho mọi người một lý do để hành xử tệ hại (“đấy là tính cách tui mà!”). Nhưng, tất nhiên, chúng ta đều thay đổi theo thời gian. Hy vọng là theo chiều hướng tích cực.
Vậy là không nên có một bài kiểm tra thay thế. Vấn đề duy nhất là chúng ta hành xử sao cho thế giới tốt đẹp hơn và giúp có một cuộc sống hạnh phúc đủ đầy.
Bồ có cảm thấy thế với các bài kiểm tra khác như DiSC và Enneagram không?
[Người dịch:
Enneagram là mô hình tính cách dựa trên tâm thần học, liên quan đến 9 điểm trên biểu tượng Enneagram, tương ứng với 9 thói quen đặc thù về tư duy, cảm xúc và hành vi:
Người cá tính (Individualist/ Romantic)
Người trung thành (Loyalist/ Loyal Skeptic)
Người nhiệt tình (Enthusiast/ Epicure)
DISC là một bài trắc nghiệm đánh giá hành vi dựa trên lý thuyết của nhà tâm lý học William Moulton Marston. Theo Marston, tính cách của con người được chia làm 4 nhóm:
Dominance (nhóm thủ lĩnh)
Influence (nhóm tạo ảnh hưởng)
Steadiness (nhóm kiên định)
Compliance (nhóm tuân thủ)]
Vậy nếu một người 100% hoàn toàn tự nhận thực được thì bài kiểm tra có phù hợp với cá nhân đó không?
Bạn xem hai luận điểm khác của mình nhé. Mức độ nhận thức là một yếu tố cần nhưng không phải điều kiện đủ để bài kiểm tra chính xác.
Điểm phê bình lớn nhất tôi có thể nghĩ được là bài trắc nghiệm này tựa như một dạng cung hoàng đạo. Cái này phân chia những đặc tính quá phổ biến ở mọi người nên các kết quả buộc phải đồng điệu lại. Tuy nhiên, bài trắc nghiệm thiếu các bằng chứng gốc rễ và không có các yếu tố trọng yếu như độ tin cậy và giá trị. Bài kiểm tra Myers-Briggs giống như hoàng đạo của tâm lý học hướng thị hiếu (pop-psychology).
Đồng thời, câu trả lời thay đổi theo tính cách hiện thời. Tớ hiện tại đang học một lớp tâm lý học về kiểm tra và vừa làm bài đấy xong. Kết quả thay đổi thiên biến nhất khi bạn còn trẻ và ổn định hơn khi bạn lớn hơn, nhưng không mang tính xác suất. Điều đó chỉ cho thấy bạn muốn được là người như thế nào trên thế giới thôi.
định nghĩa “vô cơ sở”: 1. Không dựa vào thực tế; 2. không dựa vào thực tiễn; 3. không có sự vật sự việc hỗ trợ.
Dù Jung là một nhân vật lịch sử quan trọng trong tâm lý học nhưng không có chút bằng chứng khoa học nào bổ trợ cho các lý thuyết của ông.
“Tuy nhiên, bài trắc nghiệm thiếu các bằng chứng gốc rễ và không có các yếu tố trọng yếu như độ tin cậy và giá trị. Bài kiểm tra Myers-Briggs giống như hoàng đạo của tâm lý học hướng thị hiếu (pop-psychology)”
Cụ thể hơn là:
Khi làm lại bài kiểm tra, 50% số người tham gia có kết quả tích cách khác. Như vậy đơn giản không thể chấp nhận được. Điều này có nghĩa là bài kiểm tra có độ tin cậy thấp, và cũng như vậy, có ít giá trị.
Sườn lý thuyết của cái này rất ảo ma. Lấy nền dựa trên 4 mặt tính cách do Jung khơi gợi. Trong 4 mặt này, chỉ có tính hướng nội/ hướng ngoại là thực sự có bằng chứng thực nghiệm. Nên là 3 mặt kia cơ bản chỉ đo lường một cái gì đó mà không có nhiều giá trị.
16 hạng mục tính cách cũng từ đây mà ra: 2^4
Bài kiểm tra mang tính phân loại, vốn đã là một vấn đề lớn. Phần lớn mọi thứ ở tự nhiên mang tính thứ nguyên (dimensional). Cắt giảm tính cách thành các hạng mực tạo ra rất nhiều vấn đề, đây chính là lý do vì sao, ví dụ như, Mô hình Năm Yếu tố (Five Factor Model) sử dụng các đặc điểm thứ nguyên.
Một trong các vấn đề lớn ở đây là có ai đó đạt điểm 49/100 sẽ thành người hướng nội, và nếu đạt 51/100 thì ra hướng ngoại. So sánh với người đạt 1/100, 1 điểm và 49 điểm giống nhau hơn là 49 với 51, dù cho 49 và 51 cũng không khác gì nhau.
Đúng thế, cái này có tính giải trí nhưng không phải một thứ bạn nên tin tưởng hay thay đổi cả cuộc đời mình. Giống kiểu dạng câu hỏi “Bạn là cún hay là mèo ở kiếp trước”.
MBTI là cung hoàng đạo cho người có tài khoản Linkedln.
Như các bình luận khác đã nói, không có nhiều nghiên cứu (nếu không muốn nói là không có luôn) bổ trợ cho bài kiểm tra. Lý do nó dễ đồng điệu là vì bài kiểm tra khá chung chung và tất cả các yếu tố trong nó đồng điệu với tất cả mọi người ở mức độ nào đó. Nếu bạn thử xem các tính cách khác INTJ chẳng hạn, tôi chắc bạn cũng sẽ thấy chúng đồng điệu với bạn.
Có cái mọi người ở đây chưa nhắc đến, dụng cụ thay thế khác thường là NEO PI-R, hay Big 5, vốn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng (Hòa đồng (Agreeableness), Tự chủ (Conscientiousness), Bất ổn cảm xúc (Neuroticism), Hướng ngoại (Extraversion), Sẵn sàng trải nghiệm (Openness).
[Người dịch: Big Five là mô hình tâm lý được nghiên cứu và phát triển bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới dựa trên ba lĩnh vực: ngôn ngữ học (cụ thể là từ vựng để mô tả nhân cách), dữ liệu từ các bài kiểm tra nhân cách khác nhau và đóng góp của di truyền học. Dựa vào đó, các nhà khoa học đã tổng hợp được năm yếu tố lớn trong tính cách, bao gồm 5 yếu tố trên. Mô hình này có phiên bản rút gọn mang tên NEO PI-R Mọi người có thể tham khảo bài kiểm tra (Bằng tiếng Anh) tại đường dẫn: truity .comtestbig-five-personality-test ]
Có một podcast rất hay của Colin DeYoung, ông ấy đã có nhiều nghiên cứu tâm lý học về nhân cách, đặc biệt là về 5 Yếu tố (Big Five). Trong podcast, họ có nói đến lý do tại sao bài Myers-Briggs không có hiệu lực và các cách cải thiện bài kiểm tra.
Cái này hơi dành cho mấy bồ mọt sách, vì ông nói đến các thước đo dùng để do lường tính cách.
Colin DeYoung || Cybernetics and the Science of Personality (Điều khiển học và Khoa học Tính cách)
openspotify .comepisode/7EBmsaab02IlhpZRZiyEB3?si=byxaYynYQuexi3w1wuYWoQ
Xem qua bài nghiên cứu này nhé:
swanpsych .compublicationsSteinSwanMBTITheory_2019.pdf
Trong đây, chúng ta phân tích tại sao lý thuyết, đánh giá bài kiểm tra dựa trên là vớ vẩn. Như nhiều bình luận trong bài đăng đã nói, đây là ngụy khoa học, giống như chiêm tinh học. Ghét thì hơi quá – Mình muốn nói là MBTI như dở, vì bản chất và vì mục đích của nó, và bao nhiêu người bị gây nhầm tưởng rằng nó có thể nói lên điều gì ở một người. Đây là một lý thuyết tính cách bọc trong một lý luận đơn giản hóa quá đà và ngụy biện post-hoc. Không gì hơn một mánh khóe Barnum!
[Người dịch: Ngụy biện post-hoc là một lỗi lập luận ám chỉ một hành động xảy ra sau một hành động khác thì được coi là kết quả của hành động trước đó. Gọi hành động đầu tiên là A và hành động sau là B. B xảy ra sau A nên B là kết quả của A. Đây là lập luận sai vì B xảy ra sau A không có nghĩa B là kết quả của A. Một ví dụ, thành phố X xảy ra một vụ cháy nhà (B) ngay sau khi tôi chuyển đến sống ở đó (A), hiển nhiên không có nghĩa cảnh sát có quyền truy cứu tôi vì tội gây ra đám cháy. Post Hoc bắt nguồn từ một mệnh đề trong tiếng La tinh: “Post hoc, ergo propter hoc” mang nghĩa “xảy ra sau (một hành động) thì là kết quả (của hành động đó)”]
Lý do vì sao ta cảm giác bài kiểm tra đúng vì bài kiểm tra biểu hiện như một đoạn “đọc nguội” (Cold reading: là một thủ thuật dựa trên hiệu ứng Banrum) hay một mệnh đề Barnum. Đọc thử đoạn sau này:
Bạn có mong muốn lớn được mọi người yêu quý và ngưỡng mộ. Bạn có tiềm năng lớn chưa được khai phá, một nguồn lực bạn chưa tận dụng hết. Bạn bề ngoài quy củ, hành xử đúng mực, bên trong lại có xu hướng lo toan, bất an.
Đây chính là một mệnh đề Barnum, nó sẽ tạo sự đồng điều ở một lượng lớn người nhưng là vì câu văn quá chung chung.
Người dịch: Hiệu ứng Barnum là hiện tượng các cá nhân đánh giá cao những mô tả riêng về tính cách họ, nhưng thực ra lại rất chung chung và đúng với nhiều người. Hiệu ứng này có thể giải thích một phần nguyên nhân gây ra sự phổ biến của những niềm tin và hành vi huyền bí như chiêm tinh, bói toán, xem tướng và một số bài kiểm tra tính cách. Hiệu ứng Barnum được đặt tên theo nghệ sĩ xiếc Phineas Taylor Barnum giỏi thao túng người khác bằng mánh khóe tâm lý. Nó được chứng thực bởi nhà tâm lý học người Mỹ Bertram R. Forer qua một thí nghiệm thực hiện năm 1984, vì thế còn được gọi là Hiệu ứng Forer.
Bài Myers-Briggs không tồi đâu. Nó cần được nghiên cứu thêm.
Chúng ta giờ biết rằng nó có vài điểm được xác thực. Ví dụ như, chúng ta biết rằng phần lớn những người thông minh xuất chúng thuộc nhóm INTP, và các tính cách khác nhau yêu thích các thể loại nhạc và nghệ sĩ khác nhau. Chỉ là nó không được chú ý đến như các bài kiểm tra truyền thống Big FiveOCEAN. Thật buồn.
Tôi không thực sự nghĩ là mình đã gặp một nhà tâm lý học ghét MBTI.
Tôi nghĩ là nhiều người trong xã hội ghét đúng hơn.
MBTI rất hữu dụng trong trị liệu tư vấn hôn nhân. Nhưng nó không hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn khoa học quá khắt khe của một bài kiểm tra mang tính thực tiễn. Trong đầu tôi chỉ nghĩ được ra bài Big Five là có các nghiên cứu khắt khe xác đang.
Không cần phải thuần túy khoa học thì mới hữu dụng.