Khoai lang là loại củ rất quen thuộc và quan trọng trong đời sống của chúng ta, ngày nay chúng rẻ tiền so với các loại thực phẩm khác.
Loại củ này có thể ăn no, ngon miệng, chế biến được nhiều món ăn khác nhau như khoai luộc, khoai nướng, bánh khoai, chè khoai…
Loại củ này không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng.
Trong Đông y, khoai lang có có tác dụng bổ huyết, kiện tỳ và dạ dày, làm rộng ruột và có tác dụng nhuận tràng.
Người Nhật rất coi trọng loại củ này, coi nó là “củ trường sinh”, các dưỡng chất trong khoai lang còn có tác dụng chống ung thư.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoai lang rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, cùng nhiều chất xơ, caroten, pectin, axit amin, các loại vitamin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng như canxi và kali, giúp bảo vệ toàn vẹn cấu trúc của tế bào biểu mô người và ngăn chặn các chất gây ung thư.
Loại củ này cũng là món ăn tốt cho người tiểu đường, người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nó rất giàu vitamin A nên có lợi cho mắt. Các chất vitamin A, C, E thường rất tốt cho da và tóc, giúp dưỡng dáng, giữ nhan rất tốt…
Dinh dưỡng trong các loại củ khoai lang
Khoai lang có màu khác nhau không chỉ có mùi vị khác nhau mà chất dinh dưỡng cũng khác nhau.
Theo đó, thịt của khoai lang vàng và cam đậm không chỉ đẹp về hình thức mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, đường hòa tan, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và các vitamin, khoáng chất khác.
Khoai lang ruột đỏ có hàm lượng carotene trong khoai cao hơn các loại khoai lang khác, có tác dụng bảo vệ thị lực rất tốt.
Ngoài ra chất này còn giúp loại bỏ một số chất có hại trong cơ thể con người, tăng cường sức đề kháng, đồng thời có tác dụng chống lão hóa và loại bỏ các gốc tự do rõ rệt cho sức khỏe.
Khoai lang trắng có ít nước hơn và có kết cấu khô hơn, ngọt hơn và đặc hơn. Điều này là do lượng carbohydrate của nó cao hơn 4% -5% so với khoai lang đỏ và vàng.
Hàm lượng chất xơ hòa tan có trong loại củ này cũng cao hơn, có thể so sánh với các loại rau như bông cải xanh và rau chân vịt.
Chất xơ hòa tan trong nước không chỉ có khả năng giữ nước cao mà còn có thể giúp giảm cholesterol, thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Trong khi đó, khoai lang tím ngoài các chất dinh dưỡng của khoai lang thông thường, khoai lang tím còn có hàm lượng lysine, polyphenol, flavonoid, kẽm và các nguyên tố khác cao hơn khoai lang thông thường, đặc biệt hàm lượng chất chống ung thư selen cao gấp mấy lần.
Vì vậy, khoai lang tím có thể chống ung thư và ngăn ngừa các bệnh tim mạch tốt hơn.
4 điều lưu ý khi ăn khoai lang vào mùa thu
Không ăn khoai lang khi bụng đói
Khoai lang có hàm lượng đường rất cao, ăn khi bụng đói sẽ kích thích cơ thể tiết ra một lượng lớn axit dạ dày, tạo cho bạn cảm giác “ợ nóng”.
Ngoài ra, trong khoai lang còn chứa chất oxidase, nếu ăn quá nhiều sẽ sinh ra khí trong ruột, gây chướng bụng, triệu chứng này càng rõ ràng hơn ở những người có chức năng tiêu hóa kém.
Ngoài ra, người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính đa axit nên ăn ít loại củ này để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Ăn khoai lang hãy giảm thực phẩm khác
Lượng carbohydrate và năng lượng có trong khoai lang gần như tương đương với một lượng gạo, nếu ăn 2 lạng khoai lang thì nên ăn ít đi 2 lạng gạo.
Do đó, nếu bạn ăn khoai lang thì hãy giảm ăn các loại thực phẩm khác.
Nên ăn khoai lang nên ăn cùng các món khác
Nếu bạn chỉ ăn khoai lang thôi đã thiếu chất đạm và lipid. Do đó, tốt nhất nên ăn loại củ này kèm với rau, trái cây và các thực phẩm giàu chất đạm để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.
Ví dụ, khi ăn khoai lang, hãy ăn thêm ít thịt lợn, điều này có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ beta carotene và vitamin E tan trong chất béo.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp loại củ này với các món ăn mặn khác. Điều này không chỉ điều chỉnh mùi vị mà còn làm giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu ở đường tiêu hóa.
Tránh ăn khoai lang và quả hồng cùng nhau
Vào mùa thu, khoai lang và quả hồng đều được bày bán nhiều. Nếu bạn thích cả loại củ và loại quả này thì cũng chớ ăn cùng 1 lúc.
Nếu bạn ăn quả hồng xong lại ăn khoai lang thì lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, gây ra tình trạng axit dạ dày quá mức.
Đồng thời chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ phản ứng với khoai lang gây ra hiện tượng axit hóa dạ dày, gây kết tủa sỏi trong dạ dày. Khi ăn lượng nhiều có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc loét dạ dày.
Nếu vừa ăn khoai lang xong hãy đợi ít nhất 5 tiếng nữa rồi mới ăn quả hồng.
“Người bạn” tốt nhất cho củ khoai lang chính là lá khoai lang.
Khoai lang có tác dụng “sản sinh axit”, người dạ dày dư thừa axit, tỳ vị kém dễ bị các triệu chứng như nấc cụt, trào ngược axit sau khi ăn.
Còn lá khoai lang rất giàu chất xơ, hàm lượng chất xơ không hòa tan tương tự như măng xuân, tiêu thụ thường xuyên có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón lâu dài.
Nếu ăn cả củ và lá khoai lang cùng nhau có thể trung hòa vị ngọt của khoai lang, ngăn ngừa trào ngược axit ở mức độ nhất định, đồng thời giảm bớt cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa.
(Theo Sohu)