Top những địa điểm Sóc Trăng: Khu Du lịch sinh thái Hồ Bể
Khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể nằm tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu. Nơi đây hấp dẫn du khách với đường bờ biển dài đến 20km, trong đó có 5km là bãi biển tự nhiên với vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc, bãi cát mịn màng với những con sóng hiền hoà.
Nơi đây nổi tiếng với bãi biển thiên nhiên hoang sơ cùng bãi cát trắng mịn màng, đồng thời còn là khu vực sinh sống của rất nhiều loại thuỷ sản như cua biển, sò huyết, nghêu,…
Đến đây ngoài việc tham gia tắm biển thì du khách còn có thể dành thời gian để tản bộ, dạo quanh các cánh rừng xinh đẹp, hít thở không khí trong lành.
Đến khu du lịch sinh thái Hồ Bể còn là cơ hội cho du khách tìm hiểu nhiều thông tin lịch sử thú vị về vùng đất hào hùng nơi đây. Du khách có thể đến thăm mộ Hoàng Cô Mỹ Thanh (Ấp Sâm Pha, xã Lạc Hòa) và tìm hiểu truyền thuyết về vị công chúa này.
Bên cạnh bãi biển đẹp, hoang sơ, nơi đây còn là khu du lịch sinh thái Hồ Bể có rất nhiều quán ăn hải sản hấp dẫn với nhiều món như sò huyết, nghêu, sò, cua, ghẹ,… giá thành cũng cực kỳ phải chăng nên nhớ thưởng thức.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Chùa La Hán
Chùa La Hán là địa điểm tham quan, vãn cảnh tuyệt đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ khi du lịch Sóc Trăng. Ngôi chùa của người Hoa này mang vẻ đẹp cổ kính, bề thế tựa như một tòa lâu đài đồ sộ trên mảnh đất miền Tây sông nước, là nơi bà con bản địa thường đến hành hương và cầu bình an, may mắn, tài lộc.
Chùa La Hán tọa lạc tại số 131 đường Điện Biên Phủ, thuộc xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa ở Sóc Trăng sở hữu lối kiến trúc vô cùng độc đáo với không gian rộng rãi và khuôn viên xanh mát, rất thích hợp để mọi người đến vãn cảnh, hành hương vào những dịp rằm, lễ lớn.
Không chỉ có vậy, chùa La Hán còn mang điểm nhấn cực kỳ đặc biệt ở cách thiết kế các bức tường. Hầu hết những bức tường bao quanh chùa không làm bằng gỗ, bê tông và sơn màu vàng truyền thống mà lại xây nên từ đá tạo ấn tượng về sự vững chắc, bề thế.
Vài năm trở lại đây, chùa La Hán ngày càng trở nên nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trẻ gần xa đến tham quan và chụp ảnh bởi cảnh sắc ấn tượng của nơi này.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Chùa Kh’leang
Chùa Kh’Leang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có lịch sử gần 500 trăm. Chùa Kh’Leang mang đậm dấu ấn kiến trúc Khmer rất tinh tế, sắc sảo, nhưng vẫn pha trộn phong cách Việt – Hoa trong bài trí.
Chùa Kh’Leang tọa lạc ở đường Tôn Đức Thắng, khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng trong một khuôn viên rộng lớn, rợp bóng những cây cổ thụ, nhiều nhất là cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer. Đến đây du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, tìm hiểu về thư tịch cổ Khmer, truyền thuyết về nguồn gốc Sóc Trăng và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo của chùa.
Tên gọi của chùa Kh’Leang gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng, nếu dịch ra từ tiếng Khmer sẽ có nghĩa là “xứ có kho”, gợi về một vùng đất xưa trù phú. Theo các thư tịch, chùa được xây dựng từ năm 1533, lúc đầu chỉ là ngôi chùa lợp lá, sau nhiều lần trùng tu được xây cất bằng gạch ngói. Kiến trúc chùa hiện nay như ngôi chánh điện và Sala được xây dựng mới vào năm 1918.
Quần thể kiến trúc chùa Khleang bao gồm: ngôi chính điện, sa la, nhà tăng, hội trường,… được bố trí hài hòa trên nền đất cao. Điểm độc đáo không kém chính là các công trình này trong chùa Kh’leang đa số đều được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống của dân tộc Khmer Nam bộ xa xưa, mỗi công trình đều được điêu khắc, chạm trổ hoa văn, họa tiết tinh xảo mang đậm nét kiến trúc cổ của người Khmer.
Tòa chính điện nằm ở trung tâm được chia làm ba bậc nền, mỗi bậc cao khoảng 1 mét có hàng rào bao xung quanh màu sắc rực rỡ. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Bờ viền mái nóc có tượng rồng uốn lượn, đầu xòe hình rẽ quạt, đuôi cong.
So với nhiều ngôi chùa Khmer khác trong tỉnh, chùa Kh’leang còn giữ lại những nét độc đáo của lối kiến trúc Khmer cổ, rất có giá trị về mặt nghệ thuật và tính thẩm mỹ.
Điều lý thú là tủ sách trưng bày trong chánh điện nếu nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy các lá buông có chữ Khmer cổ trên đó. Đây là những nội dung kinh Phật được viết trên lá buông, được nhà chùa cẩn thận gìn giữ.
Với đường nét kiến trúc cân xứng, hài hòa, gắn liền với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa dạng, chính điện chùa Kh’Leang thực sự là công trình có giá trị đặc biệt về mặt nghệ thuật. Năm 1990 Bộ VHTTDL xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây là một địa điểm du lịch Sóc Trăng thú vị mà du khách không nên bỏ qua nếu có dịp ghé thăm vùng đất này.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Chợ nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm thuộc thị xã Ngã Năm, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 60 km là nơi thu hút du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống sông nước miền Tây. Muốn đến thăm chợ nổi Ngã Năm, bắt đầu từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, du khách có thể di chuyển theo tuyến quốc lộ 1A, đến Phú Lộc, sau đó rẽ phải vào tỉnh lộ 42.
Tên gọi Ngã Năm xuất hiện khi người Pháp đào kênh quản lộ Phụng Hiệp. Kênh này cùng kênh Xáng cắt ngang kênh Xẻo Chính tạo thành năm nhánh sông đổ về 5 ngã: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp.
Chợ nổi Ngã Năm thường họp chợ khá sớm từ và kéo dài đến 8 giờ thì tan dần. Đông đúc nhất thường từ 5h đến 6h với cảnh hàng trăm ghe thuyền tụ họp, huyên náo cả bến sông. Đây thời gian lý tưởng nhất để trải nghiệm chợ nổi.
Hàng hóa của chợ nổi Ngã Năm rất phong phú và đa đạng, từ các loại gạo ngon nổi tiếng của vựa lúa lớn trong khu vực cho đến các loại rau, củ quả miệt vườn; từ các mặt hàng nông sản, hải sản cho đến các vật dụng sinh hoạt, gia dụng hàng ngày,… Để giúp cho việc truyền tải thông tin dễ dàng giữa bên bán và bên mua, cây Bẹo chính là phương tiện quảng cáo hữu hiệu của loại hình chợ nổi. Dụng cụ này thường được làm từ loại tre tầm vong già, uốn thẳng, dài khoảng 4-5 m, góc vạt nhọn cho dễ cắm và kìm ghe khi đậu, ngọn thì đục lỗ có thể xiên dây qua để treo hàng hóa. Người mua chỉ cần đứng từ xa, nhìn vào những cây Bẹo để quan sát và tìm loại hàng muốn mua.
Hiện nay, do hệ thống giao thông đường bộ ngày càng hoàn thiện, một số thương lái đã chuyển sang hình thức nhóm chợ trên bờ. Mặc dù vậy chợ nổi vẫn hoạt động khá nhộn nhịp vẫn giữ được cái hồn đặc trưng của chợ nổi miền Tây, là điểm du lịch Sóc Trăng không thể bỏ qua.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Chùa Dơi
Chùa tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng. Chùa dơi với họa tiết tiêu biểu trong kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn đầy tinh xảo. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.
Tại chùa Dơi còn có những bộ kinh được ghi trên lá cây thốt nốt, hiện vật, sử sách,… vô cùng quý hiếm mang giá trị văn hóa đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ cần được bảo tồn. Điều thích thú nhất với du khách khi đến chùa Mã Tộc là được chiêm ngưỡng cảnh hàng nghìn chú dơi treo mình lủng lẳng như trái cây trên cành lá. Lúc cao điểm chùa thu hút tới hơn một triệu con dơi.
Dơi ở chùa chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm, có trọng lượng 1 – 1,5 kg và sải cánh rộng đến 1,5 m. Là giống dơi ăn quả và sống trong khu vườn xum xuê cây trái nhưng chúng không bao giờ ăn hoa quả ở trong chùa, mà thường bay đi rất xa để kiếm ăn.
Vì thế, khi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh ở chùa rộn ràng khác lạ, với âm thanh náo động của bầy dơi vỗ cánh, gọi đàn đi kiếm ăn đêm.
Sức thu hút của chùa Dơi còn nằm ở khu vườn rộng mênh mông với vô vàn loại cây cổ thụ xen lẫn những loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu riêng, măng cụt. Du khách có thể thỏa sức thả bộ trong vườn và tận hưởng không gian mát rượi. Chùa Dơi là ngôi chùa đầu tiên được xếp hạng Di tích Danh thắng cấp Quốc gia ở Sóc Trăng. Đây vừa là trung tâm sinh hoạt giáo dục và tổ chức các lễ hội tôn giáo truyền thống.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Bảo tàng Khmer
Bảo tàng Khmer cũng giống như nhiều bảo tàng ở nơi khác, là địa điểm du lịch được khá nhiều du khách yêu thích ở đây. Bảo tàng lưu trữ những hiện vật quý hiếm, phản ánh được đời sống và văn hóa của đồng bào Khmer qua nhiều thế hệ. Đây là nơi dành riêng cho các du khách muốn tìm hiểu về đời sống của những người đồng bào Khmer xưa để hiểu và biết thêm nhiều điều thú vị về nó.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Vườn Cò Tân Long
Vườn cò Tân Long nằm trên địa phận thị xã Ngã Năm, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng hơn 60km. Nơi đây không chỉ đơn thuần là sân chim mà còn được mệnh danh là khu bảo tồn loài cò nhờ sở hữu các điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để chúng sinh trưởng, phát triển.
Hiện nay, ngoài cá thể cò, vườn cò còn có vài trăm cá thể diệc mốc, đây là loài chim quý hiếm với kích thước cao to, nặng đến trên 3kg cùng bộ lông màu xám nổi bật.
Du khách khi đến đây tham quan sẽ được tìm hiểu về loài cò với tập tính sống rất tình nghĩa và thủy chung. Chúng sống thành cặp vợ chồng, cùng ấp trứng và nuôi con nhỏ.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Chùa Chén Kiểu
Nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ tại Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu được biết đến là một trong số những ngôi chùa có phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách. Nét nổi bậc đặc trưng của ngôi chùa này là ở những bức tường. Không phải được tô xi măng thẳng đều, hay lát gạch bông hay sơn màu như những ngôi chùa khác. Tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ nhìn rất độc đáo nhưng vô cùng thẩm mỹ đẹp lạ.
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nằm ngay quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km, theo hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu.
Năm 1815, chùa Chén Kiểu bắt đầu xây dựng bằng các vật liệu lá cây, gỗ, đất… như bao ngôi chùa Khmer khác . Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,…
Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”. Các nghệ nhân Khmer đã khéo léo tận dụng số chén, đĩa này để trang trí các bức tường, cột tháp, tạo nên một công trình kiến trúc hài hòa, ấn tượng.
Chùa Chén Kiểu là một ngôi chùa nổi tiếng tại Sóc Trăng, là địa điểm hành hương tâm linh không thể thiếu đối với đời sống của người dân và cộng đồng người Khmer. Là chốn linh thiêng để người dân tìm đến sự an lành thanh tịnh. Đến với chùa Chén Kiểu, ngoài việc ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của chùa, du khách còn có dịp tìm hiểu văn hóa của người dân Khmer.
Với những du khách yêu thích khám phá hay check-in với những công trình kiến trúc cổ kính thì đây là một địa điểm lý tưởng. Mọi góc trong ngôi chùa đều có thể trở thành back-ground đậm chất nghệ thuật để có những bức hình ngàn like, đảm bảo khi lên ảnh sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Top những địa điểm Sóc Trăng: Cồn Mỹ Phước
Địa chỉ: ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cù lao Mỹ Phước, Công Điền hay cồn Bùn. Từ xưa nơi đây đã nổi tiếng là vùng đất phù sa màu mỡ với cây cối xanh tươi, sum suê trĩu quả suốt bốn mùa trong năm. Được bao quanh bởi sông nước đặc trưng miền Tây nên phong cảnh cù lao này cũng hết sức nên thơ hữu tình. Và hơn thế nữa, người dân vùng Tây Nam Bộ vốn luôn chất phát, hiền hòa và mến khách cũng là lý do khiến bao du khách yêu mến mảnh đất này.
Cù lao Mỹ Phước đã nhanh chóng trở thành điểm du lịch xanh nức tiếng gần xa của tỉnh Sóc Trăng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và thư giãn.
Đến đây du khách dạo bước trên những con đường quanh năm rợp bóng dừa và tận mắt ngắm nhìn các loại cây ăn trái hấp dẫn. Và trải nghiệm ăn chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, xoài hay nhãn, quýt,… ngay tại vườn cây trĩu quả, hưởng thức hương vị thơm ngọt của các trái cây.
Bên cạnh đó, khi check in cồn Mỹ Phước, du khách còn được tham gia vào hoạt động vui chơi giải trí đậm chất miệt vườn như thả lưới, đặt lờ bắt cá, bơi xuồng hái lượm bần, hái rau từ vườn nhà, đi thụt cá bống sao hay con lịch, mò chem chép. Ngoài ra còn có rất nhiều trò hấp dẫn khác như dỡ chà bắt cá, tắm sông, tắm bùn, đi cầu khỉ,…
Thú vị không kém là khu du lịch xanh này còn tổ chức các nhóm dạy làm các loại bánh dân gian như bánh da lợn, bánh ít, bánh tét, bánh dừa…