Tôi mới chỉ đọc một vài đoạn trích và đánh giá tổng quan về quyển này, nên tôi không thể nói cụ thể hơn. Nhưng nói chung thì:
- Không có “quy luật” nào về bản chất của con người và những ai nói khác đi đều đang cố đơn giản hoá để đưa ra quan điểm của mình (hoặc đơn giản chỉ để chụp mũ). Chúng tôi biết kha khá thống kê về nhiều đặc điểm và hành vi và những yếu tố tương quan của loài người. Chúng tôi có thể sử dụng kiến thức đó để đưa ra những phỏng đoán có cơ sở và định hướng cho những suy xét và thắc mắc của chúng tôi. Nhưng sẽ luôn có những ngoại lệ và những bước ngoặt không thể lường trước được. Việc mà Greene tuỳ tiện sử dụng từ “quy luật” sẽ khiến bạn cảm thấy đáng nghi.
- Greene là một triết gia thích sử dụng những hình mẫu nổi tiếng trong lịch sử làm cơ sở cho những khẳng định của mình. Vấn đề ở cách này ấy, là những ghi chép lịch sử về những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử thường rất ít, không đồng nhất và đầy rẫy những câu chuyện được tạo ra bởi người mà ngưỡng mộ hoặc coi thường những nhân vật đó. Thế nên bài học được rút ra từ những nhân vật đó là rất khó tin. Một vấn đề nữa với cách thức tiếp cận này đó là những nhân vật lịch sử nổi tiếng hầu như sống ở một thời đại rất khác với ta đang ở hiện nay. Với con người, bối cảnh rất quan trọng. Ví dụ như nhà tù: Hành vi mà thích ứng cao trong tù có thể khiến bạn bị sa thải nếu bạn làm như vậy ở nơi công sở. Và tương tự thế, những hành vi có khả năng thích ứng cao ở nơi công sở có thể không hữu dụng hoặc thậm chí là nguy hiểm khi ở nhà tù.
- Quan trọng là phải xem xét mục tiêu của bạn và cái giá phải trả liên quan đến nó. Greene là một người rất khôn ngoan và rõ ràng là người khác có thể đọc những tác phẩm của ông ta và thu được vài ý tưởng hữu dụng từ đó. Tuy nhiên, phương thức tiếp cận của ông ta là thao túng một cách công khai. Thậm chí khi mà cách tiếp cận lôi kéo đó hiệu quả (điều này thì xảy ra thường xuyên, ít nhất là trong một thời gian ngắn), họ vẫn thường để lại cho người khác cảm giác rằng mình đã bị thao túng, và như vậy sẽ dẫn tới xu hướng bớt tin tưởng hay thích bạn trong tương lai. Nên có thể bạn sẽ đạt được ý của mình, nhưng đánh đổi nó bằng những mối quan hệ và cộng đồng. Chính bản thân bạn cần phải cân bằng điều đó, nhưng quan trọng là để làm như vậy hãy thực sự nghĩ về tổn thất lâu dài mà bất cứ cách tiếp cận nào có thể có.
Nếu bạn hứng thú tìm những mẹo tương tự vậy để đàm phán và đạt được mục tiêu của mình mà không khiến người khác cảm thấy bị cô lập và bị thao túng, thì thay vào đó tôi sẽ gợi ý quyển sách “Never Split The Difference” của Christopher Voss.
Và nếu bạn đang tìm kiếm những lời khuyên hay để thấu hiểu mọi người nói chung, tôi có thể giới thiệu những quyển viết bởi các nhà tâm lý học thực thụ.
Greene chắc chắn có nhiều hiểu biết để chia sẻ, và hẳn cách ông ta làm kết nối được với bạn, nhưng chí ít thì bạn nên coi sách của ông ta như “những ý tưởng hữu dụng có tiềm năng” hơn là thật sự coi nó như chân lý.
Bạn có thể giải thích thêm ở điều 3 không? Tôi đã đọc một vài cuốn của Robert Greene và tôi nghĩ tôi hiểu điều bạn đang nói đến… tuy nhiên, tôi vẫn muốn có thêm vài lời làm rõ về bản chất của “sự thao túng” trong sách của ông ta…
Được thôi. Tôi dùng từ “thao túng” để chỉ một hành vi gây hiểu lầm hoặc ích kỷ; rút lại lời nói, đổi ý, hoặc đơn giản là nói dối; và nói chung là định giá người khác vì sự hữu ích của họ đối với bạn hơn là vì con người của họ. Như tôi thấy ở đây (và lời này chủ yếu là nhận thức và quan điểm hơn là hoạt động thực tế) thì thế giới quan cơ bản của Greene là thành một người thao túng và tàn khốc hiệu quả đến mức mà nếu bạn muốn đứng đầu, bạn sẽ phải liên tục đối phó với những người biết thao túng và tàn khốc, và cách duy nhất để bạn cạnh tranh được đó là giỏi thao túng hơn và tàn khốc hơn và lành nghề hơn. Tôi tin rằng ông ta coi bản thân mình như là một người theo chủ nghĩa hiện thực, người mà không thích những người láu cá và những hành vi như thế nhưng cho rằng ta phải chấp nhận họ như một điều tất yếu và hoà thuận với họ vì đó là chuyện không thể tránh khỏi.
Cho nên khi tôi nói phương thức của ông ta là thao túng một cách công khai, ý tôi ở đây là ông ta (theo quan điểm cá nhân tôi) lập luận rằng mọi người có lợi dụng và sẽ tiếp tục lợi dụng lẫn nhau vì lợi ích cá nhân, nên chiến lược đem lại thành công nhất mà một người có thể làm theo đó là học tất cả những cách mà một người có thể sử dụng với người khác để bạn có thể a) giảm thiểu mức độ bị lợi dụng của bạn và b) gia tăng khả năng lợi dụng người khác của bạn hiệu quả hơn.
Từ những gì tôi biết về cuộc đời của ông ta, có vẻ như ông ta đã áp dụng một cách tiếp cận rằng “nếu không thể đấu lại họ thì trở thành họ” khi mà ông ta rất chán ghét việc mình đã bị giật dây và thao túng ra sao, và quyết định điều duy nhất để ông ta làm đó là chấp nhận với một “sự thật” rằng đó đơn giản là cách thế giới vận hành.
Dĩ nhiên nhiều người khác có trải nghiệm cuộc sống rất khác biệt và cảm thấy họ thành công hơn nhiều bằng cách loại bỏ những cách thức thao túng và chỉ đơn thuần là làm việc cùng với người họ tin tưởng. Thế gian ngoài kia rộng lớn lắm và có đủ chỗ cho tất cả mọi người mà, đó là lý do tại sao tôi nghĩ ta nên hết sức cẩn thận với bất cứ ai mà đưa ra tuyên bố về “sự thật”.
Tôi đang nghe bản audiobook luôn này – cho đến lúc này thì nó có vẻ hoang tưởng một cách kỳ lạ. Ngay cả trong lời khuyên của ông ta- để ý những “biểu hiện nhỏ” trên gương mặt và tư thế của mọi người để lộ ra sự thật rằng họ không thực sự thích bạn – nghe có vẻ như sự kết hợp gồm hoang tưởng, lo lắng và cô lập rồi. Tôi sẽ không nghĩ rằng có ai đó sẽ thành công hơn trong xã hội bằng cách làm theo lời khuyên này – có lẽ là ngược lại. Có quá nhiều điều phải để ý và cho rằng người khác có ý định xấu. Trong trị liệu, điều đó thường là một kiểu biến dạng nhận thức mà chúng tôi đang cố gắng chỉnh lại để bệnh nhân có thể có những mối quan hệ hạnh phúc và tốt đẹp. Tuy vậy tôi rất thích những câu chuyện lịch sử trong cuốn sách – và tôi chưa đọc xong nên không thể bình luận thêm về nửa còn lại. Nếu ai đó đang cần lời khuyên về giao tiếp – thì Đắc nhân tâm là bản nguyên thuỷ và là bản hay nhất…
Tôi chưa đọc cuốn này, nhưng từ những tìm hiểu về tác giả và đọc qua thư mục thì có vẻ nó là dạng như giai thoại nếu mà nói về mặt dẫn chứng, trường hợp như vậy thì luôn là có điềm.
Từ trích đoạn tôi đã đọc được thì nó cũng có vẻ giống mấy loại sách self-help thông thường được lấy từ những nguồn không hẳn là tài liệu tâm lý học. Nếu bạn muốn có một cái nhìn toàn diện về cấu trúc tâm lý, có lẽ tốt hơn hết bạn nên mua một quyển sách giáo khoa Tâm lý học 101 ở đâu đó, hoặc kiếm các bản chuyên khảo từ những nhà tâm lý học có nghiên cứu mà bạn đặc biệt quan tâm.
Chẳng quan trọng là những nhà tâm lý học nghĩ gì đâu. Nếu thông tin trong sách có ích thì nó là chính thống. Tất cả những gì quyển này viết là một phương pháp để giải thích tâm lý con người và nếu phương pháp này đem đến kết quả như mong muốn, thì các nhà tâm lý học đồng tình hay không chẳng phải vấn đề gì.
Thế thì cho phép tôi hỏi, cuốn sách này có thể đem lại kết quả gì như mong muốn thế?
Tôi không biết, tôi chưa từng đọc nó. Tôi chỉ nói là tính chính thống của quyền sách này phụ thuộc vào việc nó hữu dụng đến đâu. Cái đó là theo góc nhìn thực tế thôi.
Tôi đồng ý, và tôi nghĩ mọi người mong đợi về tính hữu dụng của một cuốn sách hơn khi mà nó dựa trên những dẫn chứng hơn là hư cấu. Một cuốn sách về tâm lý học chẳng hữu ích cho lắm nếu nó chỉ là một danh sách dài toàn lý thuyết mà không có bất kỳ cơ sở thực tế nào.