Tại sao hệ miễn dịch không thể chữa trị ung thư?

Có nha, ít nhất là ở một khía cạnh, hệ thống miễn dịch có thể làm được điều đó, nhưng cũng còn tuỳ theo cách bạn định nghĩa ung thư nữa. Nếu bạn đang ám chỉ về sự hiện diện của các tế bào ác tính, thì hệ miễn dịch phát hiện và tiêu diệt chúng mỗi ngày trước khi chúng hình thành khối u. Còn nếu bạn muốn nói về những khối u đã thành hình, thì điều này sẽ gợi ra một chút nghi vấn, vì ung thư, có thể nói là, đã có sự khởi thông thuận và có lợi thế về số lượng tế bào khối u.
Hệ thống miễn dịch bao gồm ít nhất ba yếu tố chống ung thư: tế bào lympho T độc (cytotoxic T-lymphocytes), tế bào tiêu diệt tự nhiên NK (natural killer (NK) cells), và thụ thể TNF – yếu tố hoại tử khối u (tumor necrosis factor). Hình ảnh đầu tiên dưới đây cho thấy hai tế bào NK đang tiêu diệt một tế bào ung thư, và hình ảnh thứ hai cho thấy những tế bào T độc cũng đang làm điều tương tự.
/hình ảnh/
Những hệ thống phòng thủ này luôn hoạt động chống lại các tế bào ác tính và tiền ác tính, bảo vệ chúng ta khỏi sự phát triển khối u nhiều hơn so với những gì hầu hết mọi người nhận thức. Vấn đề ở chỗ, đó là cuộc chiến và không phải lúc nào chúng cũng thắng. Hơn nữa, khi chúng ta già đi, những tế bào này trở nên ít hơn và không còn hoạt động hiệu quả nữa, đây cũng là một trong những lý do tại sao nhiều loại ung thư gây nhiều ảnh hưởng lớn đối với người già hơn là người trẻ. Khi chúng ta lão hóa, những hệ thống phòng thủ này suy yếu và chúng ta trở nên dễ tổn thương hơn trước những nguy cơ ung thư và các bệnh khác trong khi hệ miễn dịch của người trẻ lại có thể chống lại những nguy cơ đó. Có báo cáo cho rằng, đến tuổi 65, chúng ta chỉ có tạo ra rất ít hoặc hầu như không tạo ra tế bào T mới nữa. Các loại vaccine trở nên ít hiệu quả hơn theo độ tuổi cũng là vì lý do tương tự; chúng được tạo ra với ý nghĩa là để kích thích hệ miễn dịch, và một hệ miễn dịch già yếu không thể phản hồi với vaccine để tạo ra hiệu quả như đã từng[1] “Hệ miễn dịch lão hóa trở nên không thể bảo vệ cơ thể, chống lại sự nhiễm trùng và ung thư, cũng như khiến những vết thương được lành lại đúng cách và đáp ứng bình thường với tiêm chủng”
Theo tài liệu nghiên cứu,
· Ở con người, tuyến ức Thymus bị teo lại từ tuổi dậy thì, dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ trong việc sản xuất tế bào T với một nửa chu kỳ sống khoảng 16 năm”[2]
· “[Khi] đến tuổi 65, chúng ta cơ bản là không thể tạo ra tế bào T mới nữa”[3]
· “Tuyến ức thymus có kích thước lớn nhất và hoạt động mạnh nhất ở trẻ sơ sinh và tuổi dậy thì, sau đó nó dần dần thoái hoá và cuối cùng biến mất rồi bị thế chỗ bởi mỡ ở người cao tuổi, khi ấy nó nặng tầm 5g. Chưa có cơ sở để xác nhận rằng tuyến ức của người trưởng thành có thể sản xuất ra một số lượng đáng kể tế bào T mới”[4]
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác khiến chúng ta dễ mắc phải ung thư hơn khi chúng ta già đi như:
· Hệ thống chống oxy hóa của chúng ta yếu đi, khiến chúng ta dễ tổn thương hơn trước những hư hại của ADN do gốc tự do gây ra (free radicals). [4]
· Cơ thể chúng ta tích tụ nhiều đột biến chưa được sửa chữa đơn giản chỉ vì thời gian trôi qua;
· Khả năng phản ứng với tổn thương DNA (DNA damage response – DDR) của chúng ta trở nên ít hiệu quả hơn trong việc sửa chữa những đột biến. Người ta cho rằng ADN của loài động vật có vú trung bình bị tổn thương từ 10.000 đến 100.000 lần mỗi ngày! [5] Thông thường, DDR của chúng ta gần như sẽ theo kịp tốc độ tổn thương này, nhưng quá trình sửa chữa ấy sẽ chậm lại khi chúng ta già đi.
Mặt khác, tỷ lệ mắc ung thư giảm đi ở người rất cao tuổi (95 đến 100+ tuổi), có vẻ như ở những người này, hệ thống phòng thủ của cơ thể cực kỳ mạnh mẽ.

In further support:

E. Montecino-Rodriguez et al. 2013. Causes, consequences, and reversal of immune systen aging. *Journal of Clinical Investigation.* 123(3):958–965. Causes, consequences, and reversal of immune system aging (https://www.jci.org/articles/view/64096)

D.B. Palmer. 2013. The effect of age on thymic function. *Frontiers in Immunology*. The Effect of Age on Thymic Function (https://www.frontiersin.org/…/10…/fimmu.2013.00316/full)

S. Palmer et al. 2018. Thymic involution and rising disease incidence with age. *PNAS (Proceedings of the National Academy of Sciences) *115(8):1883–1888. https://doi.org/…/pna…//doi.org/10.1073/pnas.1714478115).

Footnotes

[1]

Low Thymic Activity and Dendritic Cell Numbers Are Associated with the Immune Response to Primary Viral Infection in Elderly Humans – PubMed

[2]

https://www.pnas.org/doi/full/10.1073/pnas.1714478115

[3]

Can we turn back the clock on an aging thymus?

[4]

Aging of thymus gland and immune system

[5]

Endogenous DNA damage in humans: a review of quantitative data – PubMed

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *