Sao mà cái arc này lại có cái kết đau đớn nhất tới vậy hả?! Tôi đã khóc khi thấy người bố xé bức tranh đấy, chưa bao giờ tôi muốn đấm vào mặt ai đó tới vậy luôn.
Tệ nhất là khi ông ấy làm thế mà không có ý xấu, chỉ là ông không hề hiểu cho cảm xúc con gái mình… Đau thật ấy, đau thấu lòng.
Rất thú dzị khi tác giả khai thách Sae song song Shouya, bé đầu tiên thì có phụ huynh có thiện chí nhưng không hiểu họ đang ảnh hưởng đến con mình như thế nào, bé còn lại thì có phụ huynh hầu như vắng mặt và hay hoài nghi nhưng sau này nhìn nhận em đã cố gắng thế nào ngay cả khi không hiểu những gì em làm. Sự tương phản cũng thể hiện rõ ràng giữa Yaguchi và Hashida, với cách tiếp cận và quan điểm khác nhau (Yaguchi lấy con người làm trung tâm và Hashida lấy nghệ thuật làm trung tâm).
Hashida chắc chắn đã nhận thấy vấn đề với Sae giống như Yaguchi với Shouya, nhưng giải pháp của Hashida (để cô bé thưởng thức hội họa khi hai người vẽ chung, không vì mục đích, ý định lớn lao gì) đã thất bại vì nó không giải quyết được vấn đề cốt lõi với bố mẹ em. Tuy nhiên, nó hoàn toàn phù hợp với những gì Hashida nghĩ đến khi cố gắng hết sức để giải quyết vấn đề.
Tôi có thể thấy hình ảnh song song giữa Sae và Yotasuke. Áp lực ngột ngạt chỉ từ một câu nói đơn giản của phụ huynh. “Bức tranh tốt đấy nhưng bố thích cái kia hơn” Tan nát cõi lòng.
Đó cũng là một góc nhìn khác đối với bố của Sae vì ông có thể coi việc sáng tạo nghệ thuật là một sở thích giải trí hơn là một kỹ năng mà em ấy đang nỗ lực có dự tính để được chấp nhận.
Các bậc phụ huynh đăng ký cho con mình tham gia nhiều lớp học để xem cái gì đi đường dài được hoặc xem các em giỏi ở lĩnh vực gì, và việc Sae nhận thấy sự thiếu kỹ năng trong nghệ thuật có thể là một phần nguyên nhân khiến bố em suy nghĩ không thận trọng – có lẽ ông ấy đã nghĩ đó sẽ không phải là thứ em sẽ theo đuổi trong suốt thời thơ ấu này.
Chẳng ích gì khi nghệ thuật cũng là thứ mà hầu hết các bậc phụ huynh đều coi là hoạt động đứa trẻ nào cũng làm, nhưng không phải là thứ để gắn bó trong tương lai, cho dù đó là vì định kiến của họ về nó như mục đích theo đuổi hay họ coi vẽ vời là hành động ấu trĩ mà ai lớn lên cũng sẽ bỏ. Arc này thực sự rất hay ở chỗ khai thác lý do tại sao nhiều người từ bỏ nghệ thuật khi họ lớn dần.
Tôi ấn tượng chi tiết Hashida nói rằng mình thích hội họa nhưng cảm thấy mình vẽ rất tệ. Bản thân tôi thích đọc sách nhưng khi viết lách thì thật khó để tôi không nặng lời với tác phẩm của mình. Tôi cũng khó để vô được cảm giác [viết] từ đầu.
Tôi sẽ cố nhớ tới câu thoại này của Hashida để không quá khắt khe với bản thân trong tương lai.
Là một người thích tham gia viết lách sáng tạo do có tuổi thơ toàn đọc sách trong thư viện, có một câu nói phổ biến là khi ta bắt đầu, “khẩu vị” chữ viết của ta tinh tế hơn nhiều so với khả năng tạo ra nó.
Có nghĩa lắm á! Khi đọc và ngấu nghiến từng trang, từng chương, chúng ta hiếm khi giải mã được cấu trúc của đoạn văn xuôi và cách tác giả cuốn hút độc giả chúng ta như thế nào. Chưa kể hầu hết các tác phẩm được xuất bản theo kiểu truyền thống đều là sản phẩm của nhiều bản nháp, chỉnh sửa, và biên tập chuyên nghiệp, nhưng bộ não của chúng ta có xu hướng so sánh vội vàng giữa những bản nháp không hoàn hảo và những gì chúng ta đọc.
Sự tê liệt chủ nghĩa hoàn hảo hoặc cảm giác mâu thuẫn giữa tầm nhìn nội tâm của bạn và những gì bạn có thể viết là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cách tốt nhất để khắc phục đó là thay đổi góc nhìn và viết nhiều hơn để trở nên quen thuộc hơn với giọng văn của chính mình. Sẽ hiệu quả và mang tính giáo dục hơn rất nhiều nếu viết một bản nháp thô hoặc ba cảnh có trong đầu bạn sau đó xem lại những gì chệch hướng và tìm cách khắc phục, hơn là mắc kẹt ở trang trống và chuyển sang thứ khác, bất kể hành động bỏ qua đi tiếp có hấp dẫn đến đâu. Đọc cũng là một cách tuyệt vời để cải thiện; nếu bạn có một tác giả hoặc bộ truyện yêu thích, bạn có thể thử đọc chậm hơn và thực sự phân tích cách họ viết.
Tuy nhiên, có một quy tắc chung là bạn phải viết để nâng cao kĩ năng viết của mình. Đó là một điều tưởng chừng đơn giản nhưng không hề dễ dàng, giống như cách các họa sĩ mới nhìn vào tác phẩm của họ và đấu tranh để tưởng tượng làm thế nào họ có thể thu hẹp khoảng cách giữa trình độ kỹ năng hiện tại và nguồn cảm hứng ban đầu của họ. Câu trả lời thường là bỏ ra vô số giờ [luyện tập vẽ] và chăm chỉ lặp đi lặp lại quá trình, thường là hàng trăm hoặc hàng nghìn tác phẩm không được chú ý và không bao giờ được công khai. Nhiều nhà văn dành nhiều năm mà không được xuất bản, liên tục bị từ chối (và thực tế là những nhà văn đó sau này được ra mắt tác phẩm đã trở thành số hiếm trong số tất cả các nhà văn, hầu hết họ vẫn là những người viết như một sở thích suốt cả đời, mặc dù tất nhiên điều đó không có gì sai cả). Ngay cả sau khi được xuất bản, vẫn có lý do tại sao bạn không nên bỏ công việc hàng ngày để theo đuổi công việc viết lách (cho đến khi thu nhập đủ cao ổn định).
Dài quá không đọc:
Giống như Yaguchi trong Blue Period, bạn có thể phải mài dũa kĩ năng của mình (mặc dù có thể không quá mãnh liệt tham vọng). Tuy nhiên, đừng quá căng thẳng hoặc lo lắng về điều đó, vì sự thất vọng mà bạn gặp phải chắc chắn là điều cực kỳ phổ biến ở những nhà văn, nghệ sĩ, nhạc sĩ mới vào nghề và kể cả những cá nhân có kinh nghiệm, vv. Cứ làm theo sức mình và cố gắng tận hưởng khi có thể! Chúc bạn nhiều may mắn trên con đường này.