Tôi vẫn thường thấy cái nhìn tiêu cực với khái niệm “tẩy não tôn giáo” nên tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người (nhất là những người cánh tả) muốn con cái họ được giáo dục về tôn giáo chứ không phải tẩy não tôn giáo. Việc có phải tẩy não hay không có phụ thuộc vào nội dung được truyền đạt cho trẻ nhỏ không? Hay dựa vào phương pháp truyền đạt?
Nhồi sọ – “Đây là những niềm tin mà các con buộc phải tin vào. Nếu không, các con là một trong số “chúng”, và như vậy là sẽ có hậu quả. Các con sẽ muốn đứng về phe chúng ta đấy”
Giáo dục – “Đây là những sự thực mà chúng ta đề công nhận là đúng. Ngoài việc khuyến khích các con tìm kiếm sự thật của riêng các con, chúng ta cũng khuyến khích các con coi trọng chứng cứ hơn đức tin”
Tùy thuộc vào phương pháp. Nếu như bạn dạy trẻ cách đi đến một kết luận, đó là giáo dục. Nếu bạn dạy trẻ cách tư duy, đó là giáo dục. Nếu bạn dạy trẻ phải nghĩ gì trong đầu, đó là nhồi sọ. ________
Những người giáo dục dạy bạn cách nghĩ. Những kẻ nhồi sọ dạy bạn phải nghĩ cái gì.
Nhồi sọ là một phần nhỏ của giáo dục. Khái niệm “nhồi sọ” cụ thể nhắc đến việc giảng dạy một học thuyết, thường mang tính triết lý, về một chủ đề. Triết học chính trị và tôn giáo thường đi kèm học thuyết.
Nhìn chung, giáo dục có nghĩa là huấn luyện hoặc nuôi dưỡng một đứa trẻ và có thể được dùng để truyền đạt kiến thức liên quan đến nhiều chủ đề, có thể là thiết thực, hàn lâm hoặc triết lý. Tẩy não thường được biết đến như những bài giảng và đối thoại với rất ít thực hành. Bạn được dạy định nghĩa học thuyết là gì, tại sao nó lại như vậy, nguồn gốc của nó, vân vân mây mây… Bài giảng của giáo viên gần như không liên kết với thực tế, vì những thông tin trong đó chỉ tồn tại trên sách vở. Quá trình giảng dạy cũng chú trọng vào việc củng cố học thuyết được cho là “chân lý”.
Theo cách nhìn nhận này, bạn có thể nói rằng nền giáo dục Hoa Kỳ nhồi sọ trẻ em với suy nghĩ rằng nước Mỹ là quốc gia vĩ đại nhất quả đất, rằng tư bản là một hệ thống kinh tế ưu việt, và rằng chế độ dân chủ là thượng đẳng hơn so với tất cả các chế độ chính trị khác.
Nhưng rộng hơn nữa, giáo dục là dạy con người suy nghĩ, làm việc và tồn tại trong xã hội. Chúng ta học toán không phải để tự hành hạ đầu óc, mà vì toán là một kĩ năng cơ bản trong nhiều lĩnh vực của xã hội. Chúng ta giáo dục thể chất và y tế. Chúng ta giảng dạy lý thuyết khoa học, sau đó dạy trẻ con thực hành bằng thí nghiệm thực tế. Chúng ta giáo dục trẻ con sự sáng tạo, âm nhạc, thể hiện bản thân, niềm hứng thú với nghĩa vụ công dân,…
Giáo dục nuôi dạy một đứa trẻ thành một người trưởng thành. Nhồi sọ cài đặt lý thuyết vào đầu người khác.