Hôm nay tôi biết: Robert Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử, nổi tiếng với câu nói “Giờ ta là trở thành Cái chết, kẻ hủy diệt các cõi Thế” sau khi chứng kiến quyền năng của đứa con mình tạo nên. Trên thực tế, câu trích dẫn đó đến từ thiên sử thi Hindu Bhagavad-Gita, và Oppenheimer tìm đến đạo Hindu sau khi thấy được năng lực của vũ khí hạt nhân nhiều năm sau đó.
[ND: Mình dịch kiểu từ đối từ để tạo cho mọi người ấn tượng về vấn đề ngữ pháp trong câu này. Nó không sai, ít nhất là ở thời điểm nó được sử dụng, đây là một ngữ pháp cổ. Đây chỉ là cách dịch của Oppenheimer, có người cho rằng đây là một dụng ý nghệ thuật, cụ thể là vừa nhấn mạnh danh tính (cái chết), vừa nhấn mạnh quá trình trở thành danh tính đó]
Thảo luận sơ lược về ý nghĩa của câu trích dẫn trong Bhagavad Gita
Bối cảnh
Arjuna, vương tử chiến binh hùng mạnh, cùng các huynh đệ sẽ gây chiến với những thân thích của chính ngài, đấu tranh vì quyền lợi và trả thù cho sự bất công. Nhưng khi nhìn thấy các huynh đệ, thúc bá, họ hàng quyến thuộc quay ra chống lại mình, Arjuna đã suy sụp và tham vấn Krishna, thế thân của Đấng tối cao, “Làm sao người có thể biện hộ cho chiến tranh, sự tàn sát, và nhất là cảnh nồi da xáo thịt”. Gita là cách mà Krishna phản hồi, đó là thánh kinh nổi tiếng nhất của đạo Hindu.
Câu thoại
Ta là Thời gian (Kaal), kẻ hủy diệt toàn thế giới.
(Chương 11 Câu 32) “kalo’smi loka-ksaya-krt pravrddho” có nghĩa là “Ta là thời gian toàn năng, kẻ hủy diệt toàn thế giới” (ND: Tức là câu này tương ứng với câu trích dẫn của Oppenheimer, kalokaal có thể dịch là thời gian hoặc cái chết đều được).
Lý lẽ đó có nghĩa là Thời gian đã chứng kiếntiêu thụđạt được cái chết của mọi đối thủ của Arjuna trên chiến trường, ngay cả khi Arjuna không động vào bất cứ vũ khí nào. Nên ngươi (Arjuna) hãy chiến đấu với những đối thủ đó, chúng vốn dĩ đã bị hạ sát bởi Ta (ThầnThời gian)
- Krishna đã nói Arjuna đừng nao núng mà hãy thực hiện bổn phận, nhưng dù anh có nhúng chàm hay không thì đám người kia cũng đã trận vong rồi. Và anh sẽ được phân xử theo đó. Anh chỉ là công cụ của Krishna, một lưỡi dao sắc bén mà thôi.
Đây là một ẩn dụ khá rối rắm về ý chí tự do, khái niệm nghiệp (karma) và pháp (dharma) (bổn phận, thiện ác, công đức, vv.) - Cùng lúc đó, ở phần cuối của toàn văn Bhagavad Gita, sau khi Krishna cho Arjuna thấy chân dạng thần tính, ngài đã nói “Hãy làm theo ý chí của ngươi”.
- Một cách diễn giải là hãy làm theo những gì anh cho là nhất, đừng chỉ hành động vì tư lợi, đấng trên cao sẽ quyết định và phân xử anh.
- Cách diễn giải khác là Đấng tối cao giật hàng ngàn sợi dây để đạt được mục đích, nhưng đứng bên lề làm đồng hành để con người (Arjuna) thế thiên hành đạo.
Nghịch lý của cái ác trong một thế giới có một vị thần toàn năng toàn thiện đã được lơ đi một cách tinh tế.
“Cha đẻ” của quả bom tự phong là “cái chết, kẻ hủy diệt các cõi thế” không phải để tỏ ra trịch thượng hay xấc xược. Mà là do ông ngưỡng vọng về thứ hiển hiện trước mắt mình, đối mặt với cảnh tượng của chính chết chóc vén màn lộ diện trước mắt ông… và rồi nhận ra ông nhỏ bé và tầm thường như thế nào. Bị thôi thúc bởi một thứ mang tầm vóc vũ trụ và gieo rắc kinh hoàng, Oppenheimer liền cam chịu bổn phận làm quân vương của vật lý học, bổn phận đó chính là chiến tranh.
Chỉnh sửa thêm: Oppenheimer cũng nghĩ đến một câu khác từ Bhagavad Gita khi nhìn thấy quả cầu lửa Trinity
Nếu như có trăm nghìn mặt trời cùng lúc chiếu rọi sáng ngời trên thiên không; thì có thể so sánh điều đó với sự sáng ngời của vóc thể vũ trụ của Đấng Tối Cao. – câu 12, chương 11)
Ta là thời gian đã lão thành, tạo nên sự hủy diệt thế giới” (Miller) hoặc “thời gian. . . đã lớn khôn” (Radhakrishnan). Những bản dịch này cũng hao hao với “trở thành cái chết” của Oppenheimer (theo ý nghĩa chúng đều là động từ vốn thường chỉ quá trình). …[Tương tự] “Ta là thời gian, kẻ tàn phá hùng mạnh của sự hủy diệt thế giới”.
“Ta là Thời gian tiêu thụ tất cả, kẻ hủy diệt các cõi Thế, đến để hủy diệt toàn nhân thế. Mọi chiến binh từ hai phe rồi sẽ trận vong. Ta đã sắp đặt để chúng đâm đầu vào cõi chết rồi, người chỉ là một công cụ mà thôi”
Không thể ngăn trở cái Chết. Thời gian đã, đang và sẽ diệt trừ toàn bộ chúng ta. Ngay bây giờ.
Bổ sung thêm bối cảnh, Baghavad Gita là một kinh Hindu về bản chất của bổn phận, chiến tranh, cảm xúc và nhân tình thế thái. Nó được kể dưới thể văn tường thuật, về chiến tranh giữa các á thần. Vương tử Arjuna được soi đường dẫn lối với Thần Krishna, người bạn, người thầy và kim chỉ nam của anh. Trong trận chiến, Arjuna đã nhụt chí. Anh chứng kiến những bạn hữu, sư môn và người thân sẵn sàng trận vong và điều đó dằn vặt xé lòng anh. Do đó Krishna cho vị vương tử thấy tính tất yếu của mọi sự và phú cho anh minh triết về nhận thức bổn phận. Ở cao trào của cuộc trao đổi này, Krishna hiển lộ cho Arjuna chân dạng của mình, theo ý nguyện của thần tử. Đó là vóc thể vũ trụ của ngài.
Krishna cho vị vương tử một tầm nhìn mãnh liệt. Của thần tính. Của nỗi kinh hoàng. Của cái hoàn mỹ và nỗi bi ai. Nó được miêu tả là vô tận.
“Hỡi đấng của vũ trụ, hỡi vóc thể vũ trụ, con thấy từ trong thánh thể của ngài nhiều, rất nhiều tay, nhiều bụng, miệng và mắt, thần thông quảng đại, vô hạn. Hỡi đấng của các đấng, hỡi chốn dung thân của các cõi thế, xin hãy độ lượng với con. Con không thể bình tâm khi nhìn thấy những diện mạo thiêu đốt tựa hồ cõi tử và hàm răng ghê rợn [ND: họ dùng awful teeth luôn] của ngài. Mọi người con của Dhartarashtra, cùng những vị vua đồng minh đang thân chinh vào những cái miệng đáng sợ của ngài. Một số con thấy đang nát đầu giữa những kẽ răng của ngài. Con chứng kiến những người này chạy hết tốc lực vào những chiếc miệng của ngài như thiêu thân lao vào ngọn lửa thiêu trụi. Ngài hiển lộ với những tia sáng nóng như thiêu đốt. Xin hãy cho con biết danh tính của người, con không biết sứ mệnh của người là gì?”
Krishna phản hồi một cách bình thản về vẻ đường bệ oai nghiêm đến khủng khiếp của vóc thể này.
“Ta là Thời gian tiêu thụ tất cả, kẻ hủy diệt các cõi Thế, đến để hủy diệt toàn nhân thế. Mọi chiến binh từ hai phe rồi sẽ trận vong. Ta đã sắp đặt để chúng đâm đầu vào cõi chết rồi, người chỉ là một công cụ mà thôi”
Oppenheimer biết Krishna đang nói gì. Dần dà, Thời gian sẽ hủy diệt vạn vật. Dù bạn có tinh thần phản chiến, ngay cả khi bạn không chiến đấu, mọi thứ rồi cũng sẽ bị thời gian nuốt chửng. Nếu bạn ngừng chiến đấu, chúng đều sẽ trận vong bằng một cách nào đó khác thôi. Không thể kìm hãm cái chết, vì chúng ta vốn đã chết rồi. Thời gian đã, đang và sẽ tiêu diệt chúng ta ngay bây giờ.
Liệu câu đó có hàm ý rằng nếu Oppenheimer không làm thì cũng sẽ có người chế ra quả bom đó? Rằng tuy ông biết làm thế là tàn bạo, nhưng thế thời thế, thế thời phải thế?
Một ý nghĩ thoáng qua.
Chính xác là vậy. Ông ta chỉ đơn giản là công cụ của cái chết.
Sự thật thú vị: Oppenheimer phản đối kịch liệt việc sử dụng hay thử nghiệm vũ khí này, vì ông tin rằng vụ nổ có khả năng không nhỏ sẽ đốt cháy toàn bộ oxygen trong khí quyền bằng một phản ứng dây chuyền thảm họa… và thật sự quét sạch mọi sự sống trên hành tinh. Nhưng rồi họ cũng tiếp tục và thử nghiệm nó. Một nước đi khá táo bạo.
Không. Teller (Cha đẻ của bom hydrogen) nghĩ ra điều đó, nói cho Oppenheimer biết, rồi họ đặt vấn đề cho Bethe, người mà sau đó đã thực hiện vài phép tính rồi chứng tỏ rằng thảm cảnh này gần như không thể. Rồi Teller mời Konopsinki vào, ông này lại tính toán tinh vi và chi tiết hơn, rồi đưa ra cùng kết luận bất khả thi.
Nhưng Compton, giám đốc của phòng thí nghiệm ở Chicago, là một trong số ít tuy chưa thấy những tính toán của Bethe hay Konopsinki nhưng vẫn quan ngại về thử nghiệm Trinity.
Oppenheimer là cha đẻ của quả bom. Ông chịu trách nhiệm cho Trinity (bình đẳng với bao người khác trong dự án) và đã thôi thúc sử dụng quả bom, tuy sau đó ông cũng thay đổi suy nghĩ về nó (đồng thời nghĩ rằng không cần thiết phải đánh bom Nagasaki).
Cảm ơn vì đã làm rõ điều này, tôi cảm kích bài tham chiếu [ND: Trong bài viết gốc có một tham chiếu về nhận định trên].
Bethe trứ danh với những phép tính mặt sau phong bì này [ND: Back of the envelope, hiểu nôm na là tính nhanh và thô].
Về tham chiếu trên, Fermi, một người khổng lồ khác, cũng không tin vào phép tính này, đồng thời cược chơi rằng bầu khí quyển sẽ không rực cháy – tôi tự hỏi những người thắng kèo thu được những gì!
Compton không biết về những phép tính này, nhưng đã hình dung khả năng là thấp hơn 3 phần triệu trong một bản báo cáo. Nhận định hậu chiến này đã quảng bá ý tưởng tương ứng.
Oppenheimer, Fermi, Compton và Lawrence (phòng thí nghiệm hạt nhân hiện thời được đặt tên theo đó) là những cố vấn viên khoa học trong ủy ban lâm thời đã cố vấn cho cách dùng quả bom và việc sử dụng nguyên tử năng hậu chiến tranh.