Bậc cha mẹ nên giáo dục con cái như thế nào?

Con gái: “Có người bắt nạt con thì phải làm sao ạ?”
Bố: “Thì còn lấy cái xẻng nhỏ ‘xúc’ luôn”
Con gái: “Nhưng mà con là con gái”
Bố: “Thế thì con lấy cái xẻng màu hồng ‘xúc’ nó”
“Mẹ ơi, nếu sau này con đỗ Thanh Hoa thì sao ạ?”
“Mẹ sẽ tự hào về con”
“Vậy nếu sau này con phải nướng khoai lang sống qua ngày thì sao ạ?”
”Nếu mà con nướng ra củ khoai vừa thơm vừa ngon thì mẹ vẫn sẽ tự hào về con”
“Mẹ, con muốn đổi điện thoại mới”
“Đợi thi cuối kì xong đã nhé”
“Mẹ, thi cuối kì con không làm được bài”
“Không sao, mẹ con mình đi mua điện thoại mới đi”
Con trai: “Mẹ ơi, con có người mình thích rồi”
Mẹ: “Thế á? Thế thì hôm nào bảo cô ấy sang nhà mình ăn bữa cơm”
Con trai: “Nhưng mà là con trai ạ”
Mẹ: “Con trai thì vẫn phải dẫn sang nhà ăn một bữa chứ”
Người cha dắt con trai mình đi qua những người ăn mày bên cạnh. Người cha bảo với con rằng: “Con phải học hành cẩn thận đến nơi đến chốn, để sau này tất cả những người như họ đều có công ăn việc làm”
Thầy giáo để một bạn khác đi tham gia biểu diễn. Tôi tức, không phục, về nhà còn oán trách một lúc lâu.
“Sao thầy lại để bạn ấy đi chứ?”
Mẹ không trả lời, chỉ tay lên giỏ táo trên bàn.
“Con chọn một quả xem nào”
Tôi lau nước mắt, nhìn tới nhìn lui.
“Mấy quả táo này đều như nhau cả, con biết chọn quả nào”
“Đấy, trong mắt thầy giáo, các con cũng như chỗ táo này thôi, đều y hệt nhau cả, thế thì biết chọn thế nào? Nếu muốn mình được chọn ấy, thì phải khiến người khác nhìn thấy điểm đặc biệt của mình trước đã”
“Mẹ ơi, con muốn mặc bộ này” Tay tôi cầm một bộ đồ Ultraman bảo mẹ.
“Mặc đi”
“Cơ mà con sợ mấy bạn khác sẽ cười con”
“Thế con thấy bộ này có đẹp không?”
“Có ạ”
“Con thấy đẹp thì cứ mặc, Ultraman đã để ý đến ánh nhìn của người khác bao giờ chưa nào?”
Có một lần vì giận mẹ mà tôi rủa bà là “bà già thối tha”. Mẹ không những không tức giận mà con vui mừng nói với bố: “Cuối cùng con trai nhà mình cũng đến thời kì phản nghịch rồi”, sau đó mẹ còn đặc biệt nấu cơm đậu đỏ để ăn mừng nữa.
Tôi nhận ra rằng, bản thân càng phản nghịch thì mẹ sẽ càng vui.
Cuối cùng thì “thời kì phản nghịch” chỉ kéo dài có một ngày rồi thôi.
Tôi: “Bố, con không muốn kết hôn”
Bố tôi: “Thế thì không kết hôn”
Tôi: “Bố không sợ người trong làng cười cho ạ?”
Bố tôi: “Bố sợ con sống không tốt, không vui”
Hôn nhân xảy ra trục trặc, mẹ với dì tôi bàn bạc với nhau xem nên xử trí như nào. Bố tôi bảo: “Tuy họ nói cũng có lí, nhưng con có thể không cần phải răm rắp nghe theo, con phải nghe trái tim mình bảo sao ấy”
Hồi cấp 3 tôi nhận được một lá thư tình, tôi tiện tay vò nát rồi ném vào thùng rác.
Mẹ tôi nhìn thấy thì nhặt lên để trên bàn học cho tôi.
“Đừng bao giờ coi tấm lòng người ta dành cho con như cỏ rác mà tùy tiện vứt đi”


[110.883 likes]
Trên tàu điện ngầm, có một bà lão đang nói xấu với đứa cháu chừng 5-6 tuổi của mình về mẹ của đứa bé, gì mà cứ tí tí là tiêu tiền lung tung, không quan tâm gia đình, nhà cửa gì sất.
Đứa cháu nghe bà nói rồi bảo: “Bà ơi, nếu mẹ có khuyết điểm gì thì bà phải nói cho mẹ biết, thế thì mẹ mới biết sửa ạ”
Người bà đáp: “Bà con phải nói với nó? Ngốc ạ, mấy lời này sao lại nói trước mặt mẹ con được”
Đứa bé nói tiếp: “Mẹ con bảo, nếu không thể nói trước mặt thì cũng đừng nên nói sau lừng người ta. Nếu không thì cũng chẳng phải dạng chính nhân quân tử, quang minh lỗi lạc gì đâu ạ”
Những người khách khác trên tàu nghe xong đều bật cười, còn bà lão thì xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu…

Mỗi gia đình sẽ có 1 cách giáo dục riêng, không có chuẩn đúng và sai nếu cách giáo dục đó hiệu quả và tạo nên kết quả tích cực. Nhưng dạy dỗ thế nào thì cũng phải dựa trên cách sống của bố mẹ trước nhất. Bố mẹ là gương sáng cho con. Bố mẹ nói hay nhưng không thực hành đúng thì mọi lời giáo huấn đều vô nghĩa, thậm chí gây tác dụng ngược. Ví dụ: 1 ông bố dạy con phải sống tử tế, chịu trách nhiệm, biết hiếu nghĩa trong khi bản thân ông bố lại lười, bỏ bê vai trò làm chồng làm bố thì đứa trẻ sẽ học được gì? Hoặc 1 bà mẹ dạy con phải độc lập, mạnh mẽ, sống rực rỡ nhưng chính bản thân bà lại sống 1 đời héo úa, đứa trẻ biết tin vào đâu?

Mình nghĩ là không nên la mắng, kể xấu và đánh đập con nơi công cộng, chẳng oai phong gì hết mà còn để lại chấn thương cho con cái sau này, khiến con trở nên nhút nhát, tự thu hẹp bản thân xong lại bảo sao mà hèn thế. Nếu con làm gì sai trước mặt nhiều người thì nhắc nhở và đền bù (nếu có) thôi.

Vừa mới nãy luôn, có một chú kiên trì từ tốn nhỏ nhẹ giải thích cho 2 đứa bé về đường điện cao thế nguy hiểm như thế nào. Nhắc nhở nhỏ nhẹ nhưng mà 2 em rất là tập trung nghe và đặt câu hỏi. Gia đình 4 người nhìn rất là bình an.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *